Theo Martineau (2011) [31] có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.
Theo Shrestha (2012) [32] hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho nái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, nái quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: nái ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 410C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.
Theo Kemper và cs (2013) [25] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm
nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo Maes và cs (2010) [27] thuật ngữ Metritis, Mastitis, Agalactia (MMA) được dùng rất thường xuyên trong các bài báo khoa học trước đây, ngày nay được xem như một loại PDS (hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ lợn nái), MMA có tỷ lệ
lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn. Ông cũng cho biết, một nghiên cứu mới đây ở 110 đàn lợn tại Bỉ cho thấy 34% số đàn có liên quan đến hội chứng MMA.
Theo Kemper và Gerjets (2009) [24] để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL-8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
Theo Preibler và Kemper (2011) [28] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt < 39,50C, 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.
Theo Heber và cs (2010) [22] lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú .
Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [30] tại Thái lan hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Cụ thể như sau:
- Thức ăn cho lợn nái chờ đẻ không vượt quá 18% protein; chất xơ > 4,5%; cung cấp nước uống đầy đủ.
- Tránh gây stress cho nái sau đẻ: không chuyển nái sang chuồng đẻ trong thời tiết nóng, những ngày nắng nóng tốt nhất di chuyển trước 07 giờ sáng; thời gian nuôi thích nghi tại chuồng đẻ thích hợp nhất là 05 ngày; giữ cho lợn nái yên tĩnh.
- Vệ sinh chuồng đẻ bằng các thuốc sát trùng, để trống chuồng ít nhất 01 tuần, sau khi vệ sinh mới chuyển lợn vào.
- Dùng thuốc điều trị ký sinh trùng; thuốc điều trị E. coli: tiêm enrofloxacin; thuốc điều trị Streptoccocus spp: tiêm amoxyclin 01 ngày trước đẻ.
- Bổ sung các vitamin A, D, E, K và khoáng chất để tăng khả năng miễn dịch cho lợn.
Waller và cs (2002) [29] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.
Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 1,1 - 37,2% (Kirwood, 1999) [26]. Theo Ivashkevich và cs (2011) [20] tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.
PHẦN3
ĐỐITƯỢNG,NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPTHỰCHIỆN 3.1. Đối tượng
- Đàn lợn nái ngoại sinh sản.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Trại lợn công ty Phát Đạt, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian tiến hành: từ ngày 18/05/2019 đến ngày 25/11/2019.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty Phát Đạt, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái. - Tham gia phòng bệnh cho lợn nái tại trại.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị cho lợn nái tại trại. - Tham gia các công tác khác.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập.
- Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại. - Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty Phát Đạt, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) * Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con
* Quy trình dùng thuốc
* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái * Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó
* Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở
* Tiêm chế phẩm FER - PLUS và nhỏ cầu trùng * Bấm tai, thiến
* Tập ăn sớm lúc 4 - 6 ngày tuổi * Cai sữa cho lợn con
3.4.2.3. Quy trình phòng bệnh tại cơ sở
* Vệ sinh hàng ngày
* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
3.4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở
3.4.3.1. Bệnh của lợn nái * Bệnh viêm tử cung * Bệnh viêm tử cung * Bệnh viêm vú * Bệnh sát nhau * Bệnh viêm khớp 3.4.4. Các công việc khác
3.4.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh
x 100 ∑ số lợn theo dõi
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh
x 100 ∑ số con điều trị
PHẦN4
KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty Phát Đạt
Em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi tại trại và thu thập số liệu trong ba năm (2017 - 2019) thông qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ
thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua 3 năm 2017 - 2019
STT Loại lợn ĐVT Thời gian (năm)
2017 2018 11/2019
1 Lợn đực giống Con 7 7 3
2 Lợn hậu bị Con 50 80 38
3 Lợn nái sinh sản Con 242 270 265
4 Lợn con Con 5384 7022 6756
5 Lợn thịt Con 1832 1435 606
Tính chung Con 7515 8814 7668
(Nguồn: Phòng kế toán trang trại)
Nhận xét bảng 4.1:
Trang trại chủ yếu sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ và số lượng lợn thịt ít. Số lợn từ 2017 - 2019: lợn đực giống giảm từ 7 xuống còn 3 con, lợn nái tăng từ 242 lên 265 con, lợn hậu bị từ 50 xuống còn 38 con, lợn con từ 5384 lên 6765 con. Từ năm 2017 đến 2019 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng nuôi của các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con là cao nhất vì cơ cấu của trại chủ yếu là lợn con và lợn nái theo mẹ, số lợn nái có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều qua các năm. Lợn hậu bị giảm do ảnh hưởng của dịch nên trại tập chung ổn định đàn lợn trong trại, không nhập lợn.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng đàn lợn nái
Chăm sóc nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Em đã được học và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện được.
Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng
Tháng Kết quả
Nái đẻ(con) Lợn con theo mẹ(con)
8 30 360
9 34 408
10 20 240
11 38 456
Tổng 122 1464
Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng được 122 con lợn nái đẻ và 1464 con lợn con theo mẹ. Được giao cho theo dõi chăm sóc 122 con lợn nái đẻ nuôi con đến cai sữa. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho lợn nái ăn thức ăn hỗn hợp trộn với thuốc kháng sinh BMD theo khẩu phần ăn ban ngày theo quy định và chuẩn bị thức ăn cho bữa đêm đối với những con đã đẻ. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc lợn con để ý khẩu phần ăn đến ô úm, bóng úm, chú ý để lợn không bị đè. Vệ sinh ô chuồng, lau bầu vú, lau mông cho nái bằng nước sạch pha sát trùng.
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và tiếp thu rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh đến các khâu chăm sóc như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.
Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm FER - PLUS cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 4 - 6 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp GF9014 của công ty Green Feed. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng.
Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.
4.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Vệ sinh, sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ.
Tắm cho lợn nái bằng nước sạch thường xuyên và chuyển nái qua chuồng đẻ khoảng 3 - 5 ngày trước khi đẻ. Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải nilon, gel bôi trơn, pank, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, tấm lót cho lợn con nằm, sổ ghi chép, thuốc oxytocin, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...
* Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp GF9054 (hoặc GF08) giảm dần 0,5kg/ ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/ngày đến ngày thứ 6. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.
* Quy trình dùng thuốc:
- Lợn mẹ khi đưa lên chuồng đẻ sẽ trộn cám ăn với thuốc kháng sinh BMD đến khi cai sữa lợn con.
- Lợn mẹ đẻ xong tiêm 20 ml kháng sinh (Amox), 2 ml oxytocin. Ngày thứ 2 tiêm 4 ml oxytocin, ngày 3 giống ngày 1.
* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái:
- Người đỡ: cắt móng tay, rửa tay sạch, không đeo nhẫn hay đồng hồ.
* Kĩ thuật đỡ đẻ:
- Một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.
- Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod hoặc xanh methylen.
- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C
- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó
- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức.
- Cách can thiệp lợn đẻ khó:
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. + Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
- Sử dụng thuốc cho lợn đẻ
+ Kháng sinh AMOXI LA, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục, liều 20 ml/con. + Chuẩn bị: máy mài nanh, kìm cắt đuôi, xanh methylen, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh.
+ Thao tác mài nanh: bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi,
bấm 2/3 đuôi phía ngoài (trước khi bấm cần cắm kìm 15 phút đạt 3000C). Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.
* Thiến: Khi lợn con được 4 - 6 ngày tuổi thì tiến hành thiến hoạn đối với lợn
đực.
- Thiến lợn đực:
Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, pank kẹp, bông,