Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

3.4.3.1. Bệnh của lợn nái * Bệnh viêm tử cung * Bệnh viêm tử cung * Bệnh viêm vú * Bệnh sát nhau * Bệnh viêm khớp 3.4.4. Các công việc khác

3.4.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh

x 100 ∑ số lợn theo dõi

- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:

Tỷ lệ lợn khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh

x 100 ∑ số con điều trị

PHẦN4

KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty Phát Đạt

Em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi tại trại và thu thập số liệu trong ba năm (2017 - 2019) thông qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ

thống sổ sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn qua 3 năm 2017 - 2019

STT Loại lợn ĐVT Thời gian (năm)

2017 2018 11/2019

1 Lợn đực giống Con 7 7 3

2 Lợn hậu bị Con 50 80 38

3 Lợn nái sinh sản Con 242 270 265

4 Lợn con Con 5384 7022 6756

5 Lợn thịt Con 1832 1435 606

Tính chung Con 7515 8814 7668

(Nguồn: Phòng kế toán trang trại)

Nhận xét bảng 4.1:

Trang trại chủ yếu sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ và số lượng lợn thịt ít. Số lợn từ 2017 - 2019: lợn đực giống giảm từ 7 xuống còn 3 con, lợn nái tăng từ 242 lên 265 con, lợn hậu bị từ 50 xuống còn 38 con, lợn con từ 5384 lên 6765 con. Từ năm 2017 đến 2019 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng nuôi của các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con là cao nhất vì cơ cấu của trại chủ yếu là lợn con và lợn nái theo mẹ, số lợn nái có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều qua các năm. Lợn hậu bị giảm do ảnh hưởng của dịch nên trại tập chung ổn định đàn lợn trong trại, không nhập lợn.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng đàn lợn nái

Chăm sóc nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Em đã được học và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện được.

Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

Tháng Kết quả

Nái đẻ(con) Lợn con theo mẹ(con)

8 30 360

9 34 408

10 20 240

11 38 456

Tổng 122 1464

Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng được 122 con lợn nái đẻ và 1464 con lợn con theo mẹ. Được giao cho theo dõi chăm sóc 122 con lợn nái đẻ nuôi con đến cai sữa. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho lợn nái ăn thức ăn hỗn hợp trộn với thuốc kháng sinh BMD theo khẩu phần ăn ban ngày theo quy định và chuẩn bị thức ăn cho bữa đêm đối với những con đã đẻ. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc lợn con để ý khẩu phần ăn đến ô úm, bóng úm, chú ý để lợn không bị đè. Vệ sinh ô chuồng, lau bầu vú, lau mông cho nái bằng nước sạch pha sát trùng.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và tiếp thu rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh đến các khâu chăm sóc như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.

Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm FER - PLUS cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 4 - 6 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp GF9014 của công ty Green Feed. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.

4.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Vệ sinh, sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ.

Tắm cho lợn nái bằng nước sạch thường xuyên và chuyển nái qua chuồng đẻ khoảng 3 - 5 ngày trước khi đẻ. Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải nilon, gel bôi trơn, pank, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, tấm lót cho lợn con nằm, sổ ghi chép, thuốc oxytocin, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...

* Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con.

Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp GF9054 (hoặc GF08) giảm dần 0,5kg/ ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1kg/ngày đến ngày thứ 6. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên.

* Quy trình dùng thuốc:

- Lợn mẹ khi đưa lên chuồng đẻ sẽ trộn cám ăn với thuốc kháng sinh BMD đến khi cai sữa lợn con.

- Lợn mẹ đẻ xong tiêm 20 ml kháng sinh (Amox), 2 ml oxytocin. Ngày thứ 2 tiêm 4 ml oxytocin, ngày 3 giống ngày 1.

* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái:

- Người đỡ: cắt móng tay, rửa tay sạch, không đeo nhẫn hay đồng hồ.

* Kĩ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.

- Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod hoặc xanh methylen.

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

+ Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức.

- Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. + Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

- Sử dụng thuốc cho lợn đẻ

+ Kháng sinh AMOXI LA, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục, liều 20 ml/con. + Chuẩn bị: máy mài nanh, kìm cắt đuôi, xanh methylen, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh.

+ Thao tác mài nanh: bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi,

bấm 2/3 đuôi phía ngoài (trước khi bấm cần cắm kìm 15 phút đạt 3000C). Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.

* Thiến: Khi lợn con được 4 - 6 ngày tuổi thì tiến hành thiến hoạn đối với lợn

đực.

- Thiến lợn đực:

Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, pank kẹp, bông, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.

+ Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy pank kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến. Tiêm 1ml/ 10 kg TT AMOXI LA chống viêm nhiễm.

4.2.2. Quy trình phòng bệnh tại cơ sở

4.2.3. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Bảng 4.3. Lịch vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Thứ

Trong chuồng Ngoài

chuồng

Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly CN Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét đường đi Xịt gầm + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ

4 Xịt gầm

Xịt gầm

+ Rắc vôi Rắc vôi Rắc vôi

Thứ

5 Rắc vôi Phun sát trùng Rắc vôi Thứ 6 Phun sát trùng Xịt gầm + Rắc vôi Phun sát trùng Phun sát Trùng Phun sát trùng Thứ 7 Xả vôi + Vệ sinh tổng Xả vôi + Vệ sinh tổng Xả vôi + Vệ sinh tổng Xả vôi + Vệ sinh

Nhận xét bảng 4.2 cho thấy: Việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm các yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh; vệ sinh thức ăn, nước uống; vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi... Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít bị mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, hiệu quả chăn nuôi cao.

Vệ sinh hàng ngày:

- Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau:

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng (hố vôi).

- Đánh thức lợn mẹ dậy đi vệ sinh, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. - Rắc vôi bột hành lang giữa chuồng, quét dọn lối đi.

- Lau bầu vú cho nái nuôi con, lau mông, âm hộ, lau sàn bằng nước sát trùng. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng lợn mẹ, máng tập ăn, uống lợn con) - 1 ngày tiến hành xịt rửa gầm chuồng, xả rãnh.

- Hằng ngày tiến hành phun thuốc sát trùng 1 - 2 lần (sáng và chiều), phun nước vôi xuống gầm chuồng, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng.

Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã được chuyển tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể nước 1 ngày (ngâm xút NaOH), sau đó xịt sạch rồi phun sát trùng 1 lần nữa trước khi đem vào lắp. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch xút NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan nhựa vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Mọi công nhân trong trại và khách tới thăm đều phải qua hệ thống sát trùng, thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng trước khi vào chuồng.

Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ ngày chia làm ba bữa sáng, chiều và đêm. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.

4.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở

Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.

4.3.1. Bệnh của lợn nái * Bệnh viêm tử cung

Quan sát kỹ càng mỗi ngày để phát hiện nghi ngờ những con nái mắc bệnh. Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9h, chiều 16 - 18h) theo dõi, quan sát bằng mắt thường và ghi chép màu sắc dịch viêm và các biểu hiện khác của lợn nái.

+ Bỏ ăn: theo dõi, quan sát máng ăn của lợn sau mỗi bữa ăn và ghi chép.

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái - Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Thụt rửa 2 lần/ ngày, 2 ngày liên tục bằng nước muối sinh lý. + AMOXI LA: 1 ml/ 10 kg TT

+ Oxytocin: 2 ml/ con + Analgin: 1 ml/ 10 kg TT

Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày lên tục.

* Bệnh viêm vú

Quan sát mỗi ngày để phát hiện ra những con nghi ngờ mắc bệnh. Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9h, chiều 16 - 18h) theo dõi, quan sát bằng mắt thường và ghi chép màu sắc dịch viêm và các biểu hiện khác của lợn nái.

- Triệu chứng: Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng. Lợn con thiếu sữa kêu la, lợn con ỉa chảy, xù lông.

- Chẩn đoán: lợn nái mắc bệnh viêm vú - Điều trị: Dùng các thuốc sau để điều trị

+ Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn sữa ở vú viêm 4 - 5 lần, tránh lây lan sang vú khác.

+ Điều trị toàn thân

Tiêm AMOXI LA: 1 ml/ 10 kg TT Tiêm Analgin: 1 ml/ 10 kg TT Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Bệnh sát nhau

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9h, chiều 16 - 18h) theo dõi, quan sát bằng mắt thường và ghi chép màu sắc dịch viêm và các biểu hiện khác của lợn nái.

+ Bỏ ăn: theo dõi, quan sát máng ăn của lợn sau mỗi bữa ăn và ghi chép.

- Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

- Chẩn đoán: Lợn nái mắc bệnh sát nhau - Điều trị:

+ Oxytocin: 2 ml/ con

+ AMOXI LA: 1 ml/ 10 kg TT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại lợn công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)