Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Rèn kỹ năng lập luận cho học sinh trong dạy học thao tác lập luận so sánh (Trang 25 - 28)

* Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu khi hướng dẫn HS thực hiện một số dạng BT

Đây là phương pháp giúp HS có định hướng cách thức để thực hiện nhiệm vụ được nêu trong BT. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này chính là bước đầu hình thành kĩ năng nhận thức và quan sát cách thực hiện để từ đó giúp người học nắm được quy trình và tham gia vào quá trình rèn luyện kĩ năng của bản thân. Khi sử dụng phương pháp này, GV chọn và giới thiệu cách thức tổ chức lập luận trong đoạn văn mẫu có sử dụng TTLL so sánh, bác bỏ rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của mẫu, trên cơ sở đó bắt chước mẫu một cách sáng tạo theo lời nói của mình. Các bước rèn luyện theo mẫu: Đưa mẫu - hướng dẫn HS phân tích mẫu- kiểm tra đánh giá.

GV đưa một đoạn văn có sử dụng TTLL so sánh. Sau đó hướng dẫn HS xác định nội dung chính, tìm ra cách thức thực hiện các thao tác. Sau khi phân tích mẫu xong, GV yêu cầu viết đoạn văn theo những gợi ý đã xác định trước đó. Khi sử dụng phương pháp này, HS có những thuận lợi nhất định trong việc tạo lập văn bản vì các em có thể dựa vào mẫu để tạo ra những sản phẩm mới có độ chính xác. Tuy nhiên, HS lại dễ thụ động, hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì thế, GV cần phải kết hợp với các phương pháp dạy học khác để HS luôn làm trung tâm của hoạt động dạy học. Phương pháp này, GV có thể đưa vào tiết luyện tập vận dụng để HS nắm vững hơn kiến thức lý thuyết đồng thời hình thành kĩ năng tạo lập VBNL.

* Sử dụng phiếu học tập

Phiếu học tập là những tờ giấy ghi sẵn những công việc HS phải thực hiện. HS có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trong một khoảng thời gian xác định. Cách thức sử dụng phiếu học tập khi dạy học TTLL so sánh là GV cung cấp ngữ liệu ghi trong phiếu học tập. HS độc lập thực hiện phiếu học tập trong một khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 10 phút, GV thu thập được câu trả lời của tất cả các thành viên trong lớp. Từ đó xác định được mức độ hiểu bài,

tiếp thu kiến thức của các em

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS là một hoạt động giáo dục tích cực, có tính mở, giúp HS hình thành kiến thức thông qua các trải nghiệm thực tiễn dưới sự định hướng của GV. Trên thực tế, hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức HĐTNST mà GV có thể sử dụng khi cho HS luyện tập thực hành về TTLL so sánh ở trường THPT:

Khi thực hành, GV có thể tổ chức theo hình thức câu lạc bộ. Câu lạc bộ

(CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau, giữa HS với GV và với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội cho chủ thể học tập được chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình về lĩnh vực HS quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng cho HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là một hình thức trải nghiệm mà ở đó, chủ thể HS được chủ động thể hiện những nhận thức của bản thân, được tập cọ xát với nhiều nội dung học tập và qua đó, các em biết ứng xử, giải quyết vấn đề, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hình thức trải nghiệm này, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng, mục đích chính đáng của người học.

Một hình thức trải nghiệm nữa GV có thể thực hiện là tổ chức theo hình

thức diễn đàn. Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để

thúc đẩy sự tham gia của chủ thể HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ

và những người lớn khác có liên quan. Với hình thức này, GV có thể đưa ra một chủ đề cụ thể để HS chuẩn bị, lựa chọn hình thức trình bày. Thông qua hình thức này, GV tạo cơ hội thảo luận giúp chủ thể học tập có điều kiện mở rộng kiến thức xã hội, đồng thời phát triển kĩ năng sống của bản thân. Chẳng hạn, khi hướng dẫn HS hệ thống lại tri thức với chuyên đề về các Thao tác lập

luận so sánh, GV tổ chức cho HS thuyết trình về một vấn đề xã hội thông qua

các văn bản nghị luận có sử dụng TTLL này. Từ đó, HS sẽ được trải nghiệm kiến thức thực tế, có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm và nâng cao kinh nghiệm viết bài cùng các kĩ năng cần thiết. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện cho người học được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi HS. GV có thể thiết kế các diễn đàn giáo dục để HS có thể trao đổi các bài tập về TTLL so sánh. Do thời lượng luyện tập trên lớp không đủ, GV cũng không có thời gian để nhận xét về tất cả các bài viết có vận dụng TTLL so sánh. HS viết bài gửi lên diễn đàn. Qua hoạt động này, GV có thể đọc và góp ý cho từng HS. Các em cũng có thể học tập cách viết cũng như chỉnh sửa, góp ý cho bạn bè. Hoạt động trải nghiệm này sẽ giúp HS nhớ bài lâu hơn và có thể thường xuyên trao đổi tương tác ngay cả khi đã học xong nội dung bài học về TTLL so sánh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Rèn kỹ năng lập luận cho học sinh trong dạy học thao tác lập luận so sánh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w