Thực trạng hoạt động của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Trang 28 - 30)

B. NỘI DUNG

3.1.1. Thực trạng hoạt động của chính quyền địa phương

- Tổ chức chính quyền địa phương thiếu tính chủ động sáng tạo trong quản

lý. Chính quyền địa phương vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của chính quyền trung ương. Nói cách khác là chính quyền trung ương có quyền can thiệp vào các hoạt động của chính quyền địa phương. Ví dụ, văn bản PL do cơ quan địa phương ban hành không được trái với văn bản pháp luật do cơ quan TƯ ban hành, văn bản do cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan NN cấp trên ban hành HĐND chưa thực hiện chức năng giám sát hiệu quả bởi vì:

1. Chưa có sự phân chia rõ chức năng hoạt động của HĐND và UBND trong thực tiễn (Chủ tịch UBND là thành viên của HĐND cùng cấp)

2. Số lượng các thành viên khác của HĐND là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan HCNN;

3. Tỷ lệ đại biểu có năng lực trình độ chuyên môn còn thấp đặc biệt là ở cấp xã.

- Chưa có sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện và cấp xã. Cấp xã là cấp chính quyền cơ sở nhưng không có khả năng cung cấp các dịch vụ công do thiếu ngân sách cũng như đội ngũ cán bộ công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn nữa, pháp luật hiện hành chỉ xác định chức năng của

chính quyền cấp xã trong viêc thực hiện các hoạt động quản lý hành chính như đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn. Phần lớn các dịch vụ công như giáo dục, y tể, cấp phép thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã. Do đó, cấp xã chưa phát huy được vai trò của cấp chính quyền cơ sở trong thực tiễn.

- Một số quy định của Luật về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền chưa được quy định rõ, nhất là chủ thể thực hiện ủy quyền gây khó khăn trong việc áp dụng và hạn chế hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Luật chưa có quy định để tạo cơ sở cho các luật chuyên ngành quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp, ủy quyền nhằm tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

- Luật chưa quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho các Luật chuyên ngành quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể ở địa phương thuộc lĩnh vực chuyên ngành.

- Thường trực HĐND cấp xã được Luật quy định chỉ gồm 02 người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND trong khi HĐND cấp xã đã được thành lập 2 Ban của HĐND là chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND cấp xã.

- Luật không quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cấp xã là chưa phù hợp. Thực tế cho thấy, UBND cấp xã vẫn phải đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy đảng cùng cấp. Vì vậy, nhiều địa phương vẫn đề nghị bổ sung quy định thẩm quyền của UBND cấp xã xây dựng trình HĐND cấp xã thông qua để trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã trước khi triển khai thực hiện.

- Quy định của Luật về cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã ở hải đảo như các đơn vị hành chính trong đất liền là chưa phù hợp với các đặc thù, đặc điểm khác biệt của các đơn vị hành chính ở hải đảo.

- Việc quy định 02 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách dẫn đến tăng biên chế ở các địa phương trong bối cảnh cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, khó khăn cho các địa phương trong việc bố trí biên chế chuyên trách của HĐND.

- Việc không thành lập Tổ đại biểu HĐND cấp xã đã gây khó khăn trong hoạt động của HĐND cấp xã khi xem xét, quyết định và thực hiện các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND nói riêng, HĐND cấp xã nói chung, nhất là trong triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát. Việc thành lập các Ban của HĐND mặc dù hoạt động kiêm nhiệm, song đã làm tăng bộ máy của HĐND, dẫn đến các địa phương kiến nghị Trung ương quy định các chế độ, chính sách đối với các chức danh kiêm nhiệm này.

- Luật không quy định HĐND xã có thẩm quyền quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã, chưa quy định cụ thể về: Nội dung phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng; những vấn đề Thường trực HĐND được quyết định giữa 2 kỳ họp; số lượng đại biểu HĐND tham gia kỳ hợp thường kỳ và bất thường bao nhiêu thì hợp lệ, cơ chế hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, hoạt động tiếp xúc cử tri đối với đại biểu HĐND các cấp có lúc chất lượng chưa cao;

- Chưa quy định mối quan hệ phối hợp giữa HĐND cấp trên với HĐND cấp dưới, nhất là trách nhiệm của Thường trực HĐND cấp trên với Thường trực

HĐND cấp dưới, chưa có hướng dẫn quy trình, nội dung cụ thể việc tổ chức Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã với nhân dân.

- Cơ chế hoạt động tập thể cũng như sự phụ thuộc về mặt tổ chức đã tạo nên sự đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như tình trạng lạm quyền, tham nhũng, quan liêu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w