Kiến nghị về hoạt động chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Trang 30 - 33)

B. NỘI DUNG

3.1.2. Kiến nghị về hoạt động chính quyền địa phương

Yêu cầu về xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, có trách nhiệm, minh bạch đã được đề cập đến trong chương trình cải cách hành chính trong đó mô hình chính quyền địa phương là một trong các nội dung quan trọng cần nghiên cứu, sửa đổi: “Về chính quyền địa phương: sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý của chính quyền địa phương, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, cơ chế phân cấp, phân quyền giữa trung ương với địa phương.” Do đó, cần nghiên cứu, sửa đổi hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Để thực hiện tốt công tác hoạt động của chính quyền đại phương theo hương tích cực và hiệu quả thì có những kiến nghị sau:

- Không tổ chức HĐND cấp xã như hiện nay và duy trì tổ chức UBND cấp xã. UBND cấp xã sẽ chịu sự giám sát của HĐND cấp huyện. Những người theo quan điểm này đều xuất phát từ nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của HĐND cấp xã, hay hoạt động chồng chéo, trùng lắp về chức năng giữa UBND và HĐND cấp xã. Theo cách thức tổ chức này, thì sẽ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, hơn nữa, chức danh chủ tich xã sẽ được tiến hành bầu theo hình thức nào, và có chủ tịch xã có bắt buộc phải là thành viên của HĐND.

- Không tổ chức HĐND cấp huyện vì được coi là một cấp trung gian. Chỉ tổ chức HĐND cấp tỉnh và cấp xã vì cấp xã là cấp chính quyền cơ sở, do mô hình HĐND cấp xã cần được duy trì để đảm bảo phát huy yếu tố dân chủ ở địa phương. Tuy nhiên, nếu theo cách thức này thì cũng cấn phải xác định rõ cơ cấu tổ chức, địa vị pháp lý của UBND cấp huyện cũng như mối quan hệ giữa UBND cấp huyện với HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp xã, chức danh chủ tịch UBND cấp huyện giống như theo phương án trên.

- Không tổ chức HĐND ở hai cấp huyện và xã để giảm bớt chi phí quản lý. Tuy nhiên, nếu tổ chức theo phương án này thì cấu trúc chính quyền địa phương bị phá vỡ, hơn nữa sẽ là một thách thức lớn đối với HĐND cấp tỉnh trong việc thực hiện hoạt động giám sát với điều kiện thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách và có năng lực như hiện nay. Ngoài ra, sẽ là phát sinh nhu cầu thành lập các văn phòng chi nhánh của HĐND cấp tỉnh để đảm bảo hoạt động quản lý trong một phạm vi rộng. Hơn nữa, tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính, cơ quan chấp hành của HĐND ở cấp huyện và xã sẽ được tiến hành theo mô hình nào cũng cần được nghiên cứu xem xét để đảm bảo hiệu quả trong quản lý.

- Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức và hoạt động của CQĐT; tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm các đề án về tổ chức CQĐT và tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn; hoàn thiện khung khổ pháp lý tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của CQĐT trong tình hình mới.

- Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính trong Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm xác định rõ vị trí, vai trò của từng cấp đơn vị hành chính ở đô thị; cần có quy định phù hợp hơn về việc tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị. Pháp luật phải phân biệt “cấp chính quyền” với “cấp của đơn vị hành chính”; xác định rõ những đơn vị hành chính nào được tổ chức “cấp chính quyền” và những đơn vị hành chính nào không được coi là cấp chính quyền; cần đa dạng hóa mô hình tổ chức CQĐT, xác định rõ đơn vị hành chính nào được tổ chức đủ hai thiết chế HĐND và UBND và đơn vị hành chính nào chỉ tổ chức UBND hoặc cơ quan quản lý hành chính.

- Hoàn thiện quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, ủy quyền đối với CQĐT. Trước mắt, cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến phân công, phân cấp được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức CQĐP năm

2019 để khắc phục trình trạng “chủ thể thực hiện ủy quyền gây khó khăn trong việc áp dụng và hạn chế hoạt động của CQĐP các cấp”[10] hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp, ủy quyền nhưng lại phân cấp, ủy quyền tràn lan, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.

- Cải cách một cách cơ bản và bắt đầu từ việc nhìn nhận lại vị trí, tính chất Hiến định của HĐND và UBND. Đổi mới theo lộ trình và rút kinh nghiệm từ mỗi bài học qua các bước thử nghiệm

Trên đây là một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND. Hi vọng với những đổi mới hiện nay, nó sẽ thực sự đi vào hoạt động có hiệu quả, đồng thời tạo ra một sự xuyên suốt, nhất quán trong các quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w