Tổng quan kết quả nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hiệu quả của kỹ thuật kích hoạt noãn trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới

Hiện nay, ở một số trung tâm trên thế giới, AOA còn được mở rộng chỉ định đối với những trường hợp tinh trùng thu từ phẫu thuật (PESA – percutaneous epididymal sperm aspiration hay TESE – testicular sperm extraction). Cho đến nay, đa số các nghiên cứu về áp dụng AOA trong kỹ thuật ICSI là các báo cáo ca, loạt ca hoặc không đối chứng. Một vài nghiên cứu là ngẫu nhiên có đối chứng, trong đó cho thấy AOA có thể có hiệu quả cải thiện kết quả ICSI đối với các trường hợp tinh trùng bất thường [31], [55]. Tại Việt Nam, kỹ thuật ICSI được áp dụng thành công từ năm 1998 và đã trở thành kỹ thuật phổ biến tại tất cả các trung tâm IVF ở Việt Nam. AOA được thực hiện cho một số trường hợp tinh trùng bất thường hoàn toàn dạng đầu tròn hoặc bất động toàn bộ và đã cho kết quả điều trị khả quan. Năm 2011, nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Lan và cs. thực hiện tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản An Sinh, bệnh viện An Sinh nghiên cứu trên 101 chu kỳ ICSI có bất thường tinh trùng nặng. Kết quả tỉ lệ thụ tinh ở nhóm thực hiện AOA cao hơn với nhóm đối chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (80,8% so với 74,3%, p<0,05). Tuy nhiên, về tỉ lệ thoái hóa, tỉ lệ phôi khá và tốt lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm [2]. Những số liệu trên cho thấy AOA có thể giúp tinh trùng vượt qua khiếm khuyết do bất thường nặng, cho phép noãn hoàn tất quá trình giảm phân, kết quả làm tăng tỉ lệ thụ tinh đáng kể.

Năm 2012, nhóm tác giả Ebner và cs. đánh giá kết quả ICSI sử dụng tinh trùng từ 29 bệnh nhân không tìm thấy tinh trùng trong mẫu (azoospermia) và 37 bệnh nhân ít tinh trùng (cryptozoospermia). Đây là nghiên cứu đa trung tâm thực hiện tại Úc và Đức. Kết quả cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nhóm ICSI-AOA bằng A23187 cao hơn so với nhóm ICSI không AOA và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (azoospermia 64,4% và cryptozoospermia 48,4% so với 34,7%, p<0,001). Kết quả lâm sàng 32 trẻ sinh sống trên 73 ca chuyển phôi [14]. Năm 2013, nhóm nghiên cứu Vanden Meerschaut thực hiện so sánh hiệu quả của AOA trên hai nhóm đối tượng thụ tinh kém và thất bại thụ tinh hoàn toàn. Nghiên cứu thực hiện ICSI tinh trùng của hai nhóm đối tượng trên noãn chuột, sau đó tiến hành sibling-AOA (AOA một nửa và không AOA một nửa). Kết quả, tỉ lệ thụ tinh nhóm thất bại thụ tinh hoàn toàn thực hiện AOA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chỉ ICSI thường qui (74,2% so với 43,5%, p<0,001). Tuy nhiên, ở nhóm thụ tinh kém, kết quả giữa hai nhóm ICSI-AOA và ICSI không có sự khác biệt đáng kể [54]. Một thống kê của nhóm Murugesu và cs. (2017) tiến hành so sánh các nghiên cứu thực hiện IVF có kết hợp thực hiện AOA, số liệu cho thấy sử dụng AOA kết hợp với ICSI có tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ có thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống cao hơn nhóm không AOA [29].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng người vợ và người chồng được lựa chọn đồng thời, mẫu đối chứng là những trường hợp vợ bình thường, tinh trùng chồng yếu, đã thực hiện IVF/ICSI không sử dụng phương pháp kích hoạt noãn từ năm 2017 đến năm 2019.

Mẫu đánh giá được lựa chọn từ những trường hợp tương tự, đã thực hiện IVF/ICSI có sử dụng phương pháp hoạt hóa noãn bằng chất hóa học từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hiệu quả của kỹ thuật kích hoạt noãn trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)