Giải pháp cốt lõi để xã hoàn thành bộ chỉ tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã ngọc động, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 66)

2019

4.6. Giải pháp cốt lõi để xã hoàn thành bộ chỉ tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn

thôn mới

Để đạt được mục tiêu đề ra trong xây dựng nông thôn mới, xã Ngọc Động cần xác định rõ một số giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận

động xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả xã chung sức xây dựng nông thôn mới”, xem đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan, đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp dân cư, làm nền tảng để xây dựng thành công nông thôn mới.

Thứ hai, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh chỉ đạo trong xây

dựng nông thôn mới, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Thực hiện Chương trình kiên trì, quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, không chủ quan, nóng vội. Xã có văn bản chỉ đạo, UBND xã thành lập các tổ công tác chỉ đạo các xóm đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã là Tổ trưởng.

Thứ ba, các ngành, địa phương trong xã vào cuộc một cách quyết liệt, đồng

bộ, trên cơ sở các tiêu chí được phân công phụ trách, các ngành có kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn các xóm thực hiện đạt các tiêu chí theo lộ trình;

58

gắn trách nhiệm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới được phân công với nhiệm vụ của ngành và công tác thi đua hằng năm.

Thứ tư, tranh thủ và huy động nhiều nguồn lực để xây dựng nông thôn mới;

thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, sự đóng góp của các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo ra nguồn lực tổng hợp, đặc biệt tích cực huy động nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân làm - Nhà nước hỗ trợ”, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Thứ năm, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ

trợ của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực để tạo khâu đột phá trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó chú trọng việc đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và mức sống của người dân.

Thứ sáu, tập trung đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan

trọng, đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh, bền vững. Phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân; lấy phục vụ lợi ích cho cư dân nông thôn làm động lực trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ bảy, xây dựng nông thôn mới thực chất, bền vững trên cơ sở đánh giá

đúng thực trạng, tiềm năng, lợi thế của từng xóm, từng vùng để xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung chỉ đạo kiên trì, thực hiện hoàn thành từng nhiệm vụ, tiêu chí theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; thường xuyên vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn xã.

Thứ tám, kiến nghị huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng bổ sung nguồn vốn xây

59

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài xây dựng nông thôn mới tại xã ngọc Động Tôi có một số kết luận sau:

Xã Ngọc Động đã đạt được 5/19 tiêu chí về nông thôn mới còn 14 tiêu chí chưa đạt là do còn non yếu ở các mục như:

1. Tiêu chí giao thông ( Mục 2.2 Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Mục 2.3. Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Mục 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa quanh năm );

2. Tiêu chí Điện ( Mục 4.2.Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ

các nguồn )

3. Tiêu chí Trường học

4. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa

5. Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại

6. Tiêu chí Thông tin và truyền thông (Mục 8.2. Xã có điểm phục vụ bưu chính

viễn thông, internet. Mục 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa) 7. Tiêu chí nhà ở dân cư

8. Tiêu chí hộ nghèo

9. Tiêu chí thu nhập

10. Tiêu chí lao động có việc làm

11. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất ( Mục 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của luật hợp tác xã năm 2012 )

12. Tiêu chí giáo dục ( Mục14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo )

13. Tiêu chí văn hóa

14. Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm

Xã đã có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới đó là :

60

- Thuận lợi

Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở cùng với các ban ngành, đoàn thể của huyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân với sự quyết tâm thực hiện của UBND, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã.

Là xã sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, Cơ sở hạ tầng đầu tư tương đối đồng bộ so với các xã khác trong huyện. Việc xây dựng chỉnh trang và cứng hóa, hệ thống đường lên bản được đầu tư tương đối thuận lợi.

Ngọc Động là xã có quy mô dân số, lao động, đất đai, đã có đường rải nhựa đến xã rất thuận lợi cho phát triển thương mại và dịch vụ.

Điều kiện nhà ở, điện nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống được cải thiện rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự xã hội của nhân dân được đảm bảo.

- Khó khăn

Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, trình độ dân trí hạn chế, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển.

Thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo tiến độ gieo trồng sản xuất, ý thức bảo vệ tài sản chăn nuôi đại gia súc của nhân dân chưa cao làm ảnh hưởng đến công tác phát triển các mô hình cả về năng suất chất lượng cây trồng và sự phát triển vật nuôi.

Một số cán bộ, công chức kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được giao, triển khai một số công việc còn chậm, lung túng.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với chính phủ

Làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là người dân.

Cần phải có cơ chế quản lý đúng đắn để không thất thoát vốn trong quá trình triển khai chương trình nông thôn mới, vì xây dựng nông thôn mới yêu cầu nguồn

61

vốn rất lớn, nhưng cũng cần các chính sách ưu tiên, quan tâm tới xã, giúp việc thực hiện các tiêu chí được dễ dàng hơn.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương để chương trình xây dựng nông thôn mới không bị gián đoạn.

5.2.2. Đối với địa phương

* Đối với tỉnh Cao Bằng, huyện Hà Quảng: Đề nghị Tỉnh, Huyện quan tâm

đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xã Ngọc Động tiếp tục đẩy mạnh, duy trì và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, như: tiêu chí trường học, môi trường, thu nhập, hộ nghèo. Và đặc biệt là tiêu chí trường học và hộ nghèo.

Để có những hướng đi đúng đắn cho việc thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Ngọc Động, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao bằng. Cần có thêm các nghiên cứu cụ thể để đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, xác định rõ những tiêu chí đạt được, chưa đạt được và tại sao lại chưa đạt được từ đó đề ra kế hoạch, biện pháp để thực hiện mô hình được tốt hơn.

*Đối với xã Ngọc Động: Cán bộ xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình về việc chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.

Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã

Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình nông thôn mới về lý luận, kiến thức và về kinh tế, xã hội để từ đó nâng cao hiệu quả triển khai chương trình trên địa bàn.

Sử dụng lao động địa phương tận dụng tốt và hợp lý nguồn lao động địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ chương cửa Đảng và nhà nước tới người dân, từ đó nâng cao ý thức của họ cùng tham gia vào quá trình triển khai

62

chương trình. Vận động sự tham gia, đóng góp tích cực của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới của xã.

5.2.3. Đối với người dân

Tất cả mọi người trong xã cần tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và bản đồ án quy hoạch nông thôn mới tại xã cho việc thực hiện được thuận lợi hơn và thuận với nhu cầu của người dân.

Người dân và cộng đồng phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay kinh doanh sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới.

Tham gia vào cùng với cán bộ xã, để lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.

Cử đại diện ban giám sát để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng nông thôn mới của xã.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ: “Chương trình xây dựng nông thôn mới”.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB lao động – xã hội, số 36 ngõ Hòa Bình 4 – Minh Khai Quận Hai bà Trưng – Hà nội.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Thông tư 41/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013, về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

4. Mai Thanh Cúc – Quyền Đình Hà – Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyễn Trọng Đắc (2005), giáo trình phát triển nông thôn, NXB nông nghiệp Hà Nội. 5. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới, (Nhà xuất bản Lao động 2010)

6. Lê Thị Nghệ (2002), tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông thôn cấp xã.

7. Đặng Kim Sơn (2001), công nghiệp hóa từ nông nghiệp – lý thuyết, thực tiễn và

triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội.

8. Đặng Kim Sơn (2008), nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và

mai sau, NXB Chính trị quốc gia.

9. Lê Đình Thắng (2000), chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau nghị

quyết 10 của bộ chính trị, NXB Chính trị quốc gia.

10. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

11. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

64 14. http://www.nongthonmoi.gov.vn/Pages/GioiThieu.aspx 15.http://www.nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/vanhoaxahoi/View_Detail.aspx? ItemId=55 16. http://kientrucvietnam.org.vn/xay-dung-nong-thon-moi-quang-ninh-tien-phong- va-sang-tao/ 17. ( http://www.tapchicongsan.org.vn) 18. ( http://nongthonmoi.gov.vn) 19. https://baodautu.vn/xay-dung-nong-thon-moi-tai-ha-tinh-lang-que-thay-ao-sau- gan-8-nam-d89209.html. 20. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/Quyet-dinh-371-QD- UBND-2019-tieu-chi-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-nang-cao-tinh-Cao-Bang- 415318.aspx 21. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-1980-QD-TTg- bo-tieu-chi-quoc-gia-xa-nong-thon-moi-2016-2020-325989.aspx

PHIẾU KHẢO SÁT

CÁC HỘ NÔNG DÂN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. Thông tin chung về chủ hộ

- Họ và tên:………. - Giới tính:……… Năm sinh………

- Địa chỉ: xóm……… xã Ngọc Động, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Trình độ  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3

 khác……… Bình quân nhân khẩu trong hộ

 2 người  3 người  4 người  5 người Diện tích đấy nông nghiệp

……… ……….

II. Thông tin cần điều tra

1. Ông (bà) đã được nghe giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các nội dung xây dựng nông thôn mới chưa?

 Đã được nghe đầy đủ;

 Đã được nghe nhưng chưa nhiều lắm;  Chưa được nghe.

2. Ông (bà) đã hiểu được mục đích, ý nghĩa và các nội dung xây dựng nông thôn mới chưa?

 Đã hiểu được;  Chưa thật hiểu lắm;  Chưa hiểu gì cả.

3. Ông bà có tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới không ?  Có  Không

Nếu có tham gia

 Còn tùy.

 Không muốn đóng góp.

Nếu không muốn đóng góp công, của để xây dựng nông thôn mới thì lý do là gì?

 Do nghèo.

 Do không tin tưởng vào việc xây dựng nông thôn mới.  Do sợ tham nhũng, cho rằng đây là việc của Chính phủ. 5. Những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

………

5. Ông (bà) hãy cho ý kiến về chất lượng cơ sở hạ tầng của các hạng mục sau: TT Hạng mục Tốt khá Trung bình kém 1 Giao thông 2 Thủy lợi 3 Điện 4 Trường học

5 Nhà văn hóa thôn, xã 6 Chợ nông thôn 7 Bưu điện 8 Y tế

Xin trân trọng cảm ơn Ông (bà) đã cộng tác.

CHỦ HỘ

(Ký, họ tên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã ngọc động, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)