Đổi mới nhận thức về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra

Một phần của tài liệu Tiểu luận: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY (Trang 26 - 27)

ngành và kiểm tra trong quản lý nhà nước

Việc thực thi Hiến pháp 2013 và các nghị quyết của Đảng về đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cho thấy, cần thiết xác lập lại các cơ quan thanh tra theo hướng tăng cường tính độc lập tương đối, phục vụ quản lý ở tầm cao hơn và góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước. Điều này làm thay đổi vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra trong đời sống chính trị của đất nước. Các cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành hay các cơ quan thanh tra bộ, thanh tra sở cũng cần được xem xét lại về vị trí, chức năng. Về cơ bản, chỉ nên quy định mỗi bộ, ngành có một cơ quan thanh tra duy nhất, các hoạt động thanh tra chuyên ngành chỉ do cơ quan này thực hiện. Đẩy mạnh việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành do thủ trưởng cơ quan quản lý thực hiện, chỉ tiến hành thanh tra khi cần thiết, với căn cứ, nội dung và theo những trình tự, thủ tục được quy định chặt chẽ. Trong thực thi quyền hành chính, chỉ nên giao cho một chủ thể thực hiện quyền kiểm tra đối với việc tuân thủ pháp luật trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Việc giao cho nhiều chủ thể thực hiện quyền này sẽ làm cho bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, khó phân định được trách nhiệm trong quản lý. Thực tế quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện đang tồn tại tình trạng này.

Do vậy, cần nhận thức và quy phạm hóa về thanh tra chuyên ngành và kiểm tra ngay trong Luật Thanh tra sửa đổi, để tạo cơ sở pháp lý chủ yếu cho các hoạt động thanh tra. Về cơ bản, hoạt động thanh tra chỉ do các cơ quan thanh tra thực hiện, với những trình tự, thủ tục và thẩm quyền cụ thể. Còn các hoạt động khác được gọi là kiểm tra chuyên ngành, với sự tùy nghi của thủ trưởng cơ quan

quản lý, nhằm tạo sự chủ động cần thiết, kịp thời phục vụ quản lý. Hoạt động kiểm tra sẽ là hoạt động phổ biến nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật chuyên ngành và các quy định về chuyên môn – kỹ thuật của ngành, lĩnh vực. Chỉ khi nào có dấu hiệu vi phạm hoặc do yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hay phòng, chống tham nhũng mới tiến hành hoạt động thanh tra; hay nhằm đánh giá một chính sách, pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu kiểm tra của quản lý luôn thường xuyên, liên tục, trong khi đó hoạt động thanh tra lại tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, dẫn đến không xử lý được những việc cần sự nhanh chóng của quản lý. Mặt khác, cần tiếp cận thanh tra là công cụ của quản lý ở tầm vĩ mô, nhằm đánh giá chính sách, xử lý những vấn đề lớn mà bản thân công tác kiểm tra hay quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý không tự mình xử lý được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w