Quy định cụ thể giá trị pháp lý của hoạt động kiểm tra, việc kế thừa, sử dụng các

Một phần của tài liệu Tiểu luận: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY (Trang 28 - 32)

thừa, sử dụng các kết quả này trong các hoạt động thanh tra

Quy định rõ mối liên hệ giữa hai hoạt động này – hoạt động kiểm tra của thủ trưởng cơ quan quản lý và hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra, phục vụ công tác quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý. Cần quy định cụ thể giá trị pháp lý của mỗi hoạt động này trên cơ sở mục đích, yêu cầu và nguyên tắc thực hiện. Với cách tiếp cận của bài viết nghiên cứu, việc thanh tra chỉ thực hiện khi “có vấn đề”, tức là khi có các vi phạm/dấu hiệu vi phạm ở mức đủ lớn, cần thiết

tiến hành thanh tra để đánh giá, xem xét nội dung vi phạm và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm lãnh đạo, quản lý thì mới tiến hành thanh tra, như thanh tra nhằm phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hay phát hiện, xử lý các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Do đó các kết quả kiểm tra thường xuyên cũng là cơ sở để tiến hành thanh tra. Vì vậy, cần có những quy định về vấn đề này như việc chuyển từ đoàn kiểm tra sang thực hiện thanh tra như thế nào, việc kế thừa các kết quả kiểm tra trong hoạt động thanh tra ra sao.

KẾT LUẬN

Hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra gắn bó chặt chẽ với quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, thể hiện tính kịp thời trong giám sát đối với hoạt động quản lý. Để phát huy vai trò của cơ quan tiến hành thanh tra chuyên ngành, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, sau khi tổng thực hiện Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ cần có những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế và yêu cầu công tác thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng, khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời gian qua.

Các giải pháp này tạo cơ sở quan trọng, toàn diện cho tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và hoạt động của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định trên, hệ thống cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo được các quy định của pháp luật đưa ra để từ đó nâng cao cải thiện về hoạt động, quy trình thanh tra và thực hiện đồng bộ các giải pháp trên nhằm góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động ngành Tư pháp.

1. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2012, Hà Nội.

2. Cổng thông tin điện tử bộ xây dựng.

3. Quốc Hội (2004), Luật Thanh tra, ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2004, Hà Nội.

4. Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010, Hà Nội.

5. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 05/2014/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2014, Hà Nội.

6. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, ban hành ngày 31 tháng 10 năm 2014, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH HIỆN NAY (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w