+) Lực lượng y tế dự phòng;
+) Lực lượng y tế giao thông vận tải; +) Bệnh viện Trung ương, địa phương.
Theo “Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”, ta có thể thấy sự đa dạng trong thành
phần các lực lượng đối phó trực tiếp mỗi khi xảy ra sự việc can thiệp bất hợp pháp vào An ninh hàng không dân dụng của nước ta. Trong đó, có những lực lượng liên quan trực tiếp đến ngành hàng không dân dụng nhưng bên cạnh đó cũng có các lực lượng ngoài ngành như bộ đội đặc công, lực lượng an ninh của bộ Công an, các bệnh viện Trung ương,... Chính vì có sự đa dạng như thế, nên việc thực hiện các cuộc diễn tập là vô cùng cần thiết để các cá nhân và đơn vị có cơ hội cọ sát với nhau nhiều hơn, học hỏi được các các thức và kỹ năng của nhau và quan trọng hơn là hiểu được quy trình làm việc của từng lực lượng riêng biệt. Thông qua đó, các lực lượng này có thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để xử lý các tình huống khi xảy ra trong thực tế. Khi các cuộc diễn tập được tổ chức với tần suất vừa đủ, việc này giúp phát huy được hiệu quả nguồn sách mà Nhà nước đầu tư cho vấn đề An ninh hàng không dân dụng. Đồng thời, nó còn nâng cao được hiệu quả của nghiệp vụ An ninh hàng không một khi có sự việc can thiệp bất hợp pháp xảy ra trong thực tế. Một điều không thể phủ nhận, An ninh hàng không dân dụng là một trong những các lĩnh vực của an ninh quốc gia. Chính vì thế, một khi ta đảm bảo được an ninh an toàn cho các chủ thể tham gia hoạt động hàng không dân dụng thì ta cũng đã góp phần giữ vững tình hình an ninh, trật tự
chính trị của xã hội. Qua đó, ta có thể thấy rằng, diễn tập là một hình
thức quan trọng
để nâng cao, bồi dưỡng và huấn luyện nghiệp vụ An ninh hàng không.
4.3 Quy định về diễn tập khẩn nguy.