Nhóm hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp độ 2

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn AN NINH HÀNG KHÔNG đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác đào tạo, HUẤN LUYỆN, bồi DƯỠNG NGHIỆP vụ AN NINH HÀNG KHÔNG ở VIỆT NAM và tại CÔNG TY VATM (Trang 29 - 32)

+) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay; +) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất; +) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;

+) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân

bay. 4

4.4 Diễn tập khẩn nguy đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp tại Cảng hàng không sân bay.

4.4.1 Nội dung.

Về mặt lý thuyết, theo “Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành

vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”, ta có: Doanh

nghiệp cảng hàng không là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay; đối với trường hợp tàu bay đang bay là đơn vị phối hợp đối phó ban đầu. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:

a) Triển khai thực hiện phương án đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp, phương án khẩn nguy của cảng hàng không, sân bay;

b) Lệnh cho các đơn vị hàng không thuộc các phương án triển khai lực lượng; lệnh cho lực lượng An ninh hàng không bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào khu vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;

,c) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;

d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;

đ) Quyết định các biện pháp An ninh hàng không tăng cường cần thiết trên toàn cảng hàng không, sân bay;

e) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;

g) Triển khai các biện pháp có thể nhằm trì hoãn tàu bay cất cánh đối với trường hợp tàu bay đang đỗ tại cảng hàng không, sân bay bị can thiệp bất hợp pháp;

h) Thông tin cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu triển khai phương án điều hành tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp; yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh, cất cánh;

i) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và diễn biến tình hình thực tế, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án khẩn nguy;

k) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện đảo liên quan.

Trên thực tế, tùy thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi, địa điểm diễn ra của hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng mà ta sẽ triển khai các lực lượng khác nhau tham gia vào việc xử lý, bắt giữ cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bất pháp và ngăn chặn khả năng sự việc diễn biến trầm trọng hơn; đồng thời, kế hoạch tác chiến cũng tùy thuộc thực tế để điều 4 yhỉnh cho phù hợp chứ không nhất thiết phải bao gồm tất cả các điều của phương án nói trên.

Trong những năm gần đây, các cảng hàng không ở nước ta đã và đang tiến hành nhiều cuộc diễn tập với quy mô tương đối lớn với chủ đề rất thiết thực, phù hợp với khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Điều này giúp nâng cao nhận thức, đánh giá tình hình, khả năng phối hợp, tổ chức chỉ huy hiệp đồng, thông tin liên lạc, hậu cần và điều hành của lực lượng hàng không, và các cơ quan, đơn vị liên quan (ví dụ như công an, y tế, ...) trong công tác

đấu tranh, phòng chống các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào

hoạt động hàng

không dân dụng.

4.4.2 Một số ví dụ.

Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về diễn tập khẩn nguy đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp An ninh hàng không dân dụng mà một số cảng hàng không tại Việt Nam đã thực hiện.

a) Diễn tập khẩn nguy tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

+) Thời gian diễn tập: từ ngày 30/11 - 08/12/2020.

+) Tình huống: gây rối trật tự công cộng tại Nhà ga hành khách quốc nội T1.

+) Diễn biến: Tham gia Diễn tập gồm có đông đảo các đon vị trong ngành hàng không (Cảng vụ hàng không miền Bắc, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Công ty Quản lý bay miền Bắc, Hiệp hội các hãng hàng không tại Nội Bài...); lực lượng Công an, Quân đội mà thành phần chủ chốt là Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài và Công an huyện Sóc Son với tổng số gần 400 cá nhân và 19 phưong tiện cùng với sự chứng kiến của đại diện Lãnh đạo Cục An ninh đối nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sư đoàn Không quân 371, Cục Hàng không Việt Nam, , Chi cục Hải quan Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, .

Diễn tập thực binh xử lý tình huống được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Ứng phó của lực lượng tại chỗ tại khu vực làm thủ tục hàng không B06, 07, 08, điểm kiểm tra an ninh soi chiếu khu C; Giai đoạn 2 - Co động lực lượng, phưong tiện, trang thiết bị đến vị trí tập kết và vào vị trí triển khai của các lực lượng ứng phó tại chỗ; Giai đoạn 3 - Kiểm soát đám đông quá khích, duy trì ổn định trật tự khu vực an ninh soi chiếu khu C, tầng 2 Nhà ga T1; Giai đoạn 4 - Khôi phục lại hiện trường, khắc phục hậu quả và tổ chức hoạt động bay trở lại.

Đáng chú ý, điểm mới của Diễn tập khẩn nguy năm 2020, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã xây dựng tình huống giả định bám sát

tình hình an ninh, chính trị - xã hội để nâng cao khả năng

xử lý hiệu quả

khi tình huống tương tự xảy ra tình huống hành khách mâu

thuẫn, đánh

nhau, chậm giờ làm thủ tục bị hãng hàng không cắt lại; tình

trạng mâu

thuẫn, mất trật tự gia tăng, nhiều hành khách quay phim, chụp

ảnh, đăng

tải trên mạng xã hội...

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn AN NINH HÀNG KHÔNG đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác đào tạo, HUẤN LUYỆN, bồi DƯỠNG NGHIỆP vụ AN NINH HÀNG KHÔNG ở VIỆT NAM và tại CÔNG TY VATM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w