Khoa học tự nhiên

Một phần của tài liệu Thành tựu văn minh Trung Quốc (Trang 27 - 29)

Trung Quốc là đất nước của những phát minh rất quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại truyền sang phương Tây thành những cống hiến lớn cho lịch sử văn minh thế giới. Đây là xứ sở của đồ gốm sứ, của kỹ thuật làm đồ giả ngọc, của lụa tơ tằm, của vô số phát minh sớm hơn rất nhiều so với phương Tây. Phép đếm của Trung Quốc lấy 10 làm cơ sở xuất hiện từ thế kỷ III Tr.CN, kiến thức về lịch pháp, thiên văn, toán học ngày càng sâu sắc. Trong số chủ giáp cốt của thời Ân Thương có ghi lại hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Phát hiện này còn được ghi trong sách Xuân Thu, trong Hán Thư.

Người Trung Quốc từ rất sớm đã có lịch. Đến thời Hán lịch được chỉnh sửa thống nhất và được sử dụng cho đến ngày nay. Trung Quốc nổi tiếng thế giới về y dược học. Sách y học xuất hiện từ thời Chiến Quốc với những phát hiện, kiến giải sâu sắc. Những thầy thuốc nổi tiếng sớm nhất ở Trung Quốc là Biển Thước, Hoa Đà. Họ nổi danh là những người có bàn tay vàng và bộ óc bác học.

Nhưng nói đến khoa học tự nhiên của Trung Quốc phải nói đến 4 phát minh lớn là: giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng. Lúc đầu chữ tượng hình của Trung Quốc được viết trên đá, trên kim loại, thẻ tre và lụa. Đến đời Hán, người Trung Quốc phát minh ra phương pháp làm giấy từ xơ gai, vỏ cây, vải cũ, kỹ thuật sản xuất ngày càng được cải tiến. Tổ sư của nghề giấy là Thái Luân, sau này người Trung Quốc suy tôn ông bằng cách gọi sản phẩm trí tuệ này là giấy Thái Hầu. Tuy nhiên, lúc đầu chất lượng giấy chưa cao nên nó chỉ được dùng trong nghệ thuật và trang trí, trong tế lễ hội hè, trong vệ sinh y tế. Dần dần nó được dùng để viết. Năm 751, những người thợ làm giấy của Trung Quốc bị người Arập bắt, bí mật nghề giấy bị tiết lộ. Nghề giấy được truyền sang Tây Ban Nha và sau đó truyền khắp châu Âu. Năm 1800, kỹ thuật làm giấy dược cơ khí hóa khi một người Pháp sáng chế ra

chiếc máy sản xuất giấy đầu tiên, mở đầu cho thời kỳ công nghiệp hóa trong phát minh ra giấy.

Chịu chung số phận với giấy viết là kỹ thuật in của Trung Quốc, bởi gắn với việc truyền bá văn hóa viết bằng giấy là phát minh kỹ thuật in. Bắt đầu từ con dấu in trên đất sét sau đó là chữ in trên đá, trên lụa, trên giấy. Nghề in đã manh nha xuất hiện từ thời Tần, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết, chữ Triện ra đời. Bí mật về kỹ thuật in của Trung Quốc đã bị thất lạc ra bên ngoài. Thời Đường huy hoàng cũng là thời mà kỹ thuật in khá phát triển, ấn phẩm cổ nhất của thế giới thuộc về Trung Quốc là bộ kinh Đalani, in năm 704, hiện nay đang được lưu giữ ở Hàn Quốc. Đó là kỹ thuật in bằng ván khắc. Đến giữa thế kỷ X xuất hiện kỹ thuật in chữ rời bằng đất nung của Tắt Thặng. Từ đó, kỹ thuật in không ngừng được cải tiến, con chữ bằng đất sét được thay bằng gỗ, bằng kim loại.

Có thể kỹ thuật in của Trung Quốc đã đến nước Đức qua con đường tơ lụa để từ đó nước Đức đã phát minh ra công nghệ in tipô vào năm 1440. Phương Tây đã làm nên một cuộc cách mạng trong công nghệ in ấn. Cuốn sách đầu tiên của thế giới được in bằng công nghệ gần với ngày nay là cuốn Kinh Phúc Âm 42 dòng, nó ra đời ở nước Đức trong cuộc cải cách tôn giáo, gắn với sự ra đời của đạo Tin lành.

Thuốc súng được những người luyện đan theo Đạo giáo tìm thuốc trường sinh phát hiện ra năm 682. Đến thế kỷ X, thuốc súng dần được dùng trong chiến tranh, dẫn đến sự ra đời của hỏa khí. Cũng như số phận của giấy và nghề in, thuốc súng và la bàn đến với phương Tây trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thời cận đại.

Phát minh la bàn gắn với sự phát hiện đá nam châm vào thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ VIII, người Trung Quốc đã chế tạo ra nam châm nhân tạo bằng sắt, dùng để xác định phương hướng trên cạn và trên biển, Phát minh này được thế giới đón nhận và phát triển, đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Khi trường Đại học Hàng hải đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1415 tại Bồ Đào Nha, phát minh la bàn

đã được ứng dụng. Kết quả là nhân loại có 3 phát kiến địa lý vĩ đại thời Phục Hưng, mở ra một cuộc hội nhập văn hóa toàn cầu giữa thế giới cũ và thế giới mới vừa được khám phá, giữa phương Đông và phương Tây.

Một phần của tài liệu Thành tựu văn minh Trung Quốc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w