Các hệ phái tư tưởng triết học

Một phần của tài liệu Thành tựu văn minh Trung Quốc (Trang 29 - 36)

Trung Quốc là cái nôi của triết học phương Đông, nền triết học phát triển không thua kém triết học Hy Lạp cổ đại. Khác chăng là triết học Hy Lạp ra đời trong xã hội dân chủ, mối quan tâm của triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, còn triết học Trung Quốc ra đời trong thời loạn lạc của xã hội, nội dung xuất phát từ quan hệ thiện - ác trong phạm trù luân lý, gắn liền với các giải pháp chính trị nhằm mục đích tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thời kỳ phát triển nhất của triết học Trung Quốc chính là thời loạn lạc binh đao Xuân Thu Chiến Quốc, thời bách gia tranh minh. Trong số hàng trăm nhà tư tưởng đương thời, có 4 hệ phải tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa Việt Nam: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.

Nho gia là hệ phái quan trọng nhất, là cội nguồn nhân đạo của văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng sâu sắc tới kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lý và luân lý của nhân dân Trung Quốc. Người sáng lập nên hệ phái này là Khổng Tử, người kế thừa và phát triển là Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư. Tư tưởng của Khổng Tử gồm triết học, đạo đức, chính trị và giáo dục, trong đó đạo đức được Khổng Tử hết sức coi trọng vì đó là chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội. Nội dung quan điểm đạo đức của Khổng Tử bao gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trong đó quan trọng nhất là nhân.

- Nhân là một phạm trù rất rộng, gốc của nhân là hiểu để. Nhân là gốc, là nội dung còn lễ là biểu hiện của nhân.

- Lễ không chỉ là biểu hiện của nhân, lễ còn điều chỉnh đức nhân cho đúng mực, bởi đó là lễ nghi thể hiện các quy phạm đạo đức, các quan hệ tốt đẹp giữa người và người.

pháp đức trị, đó là làm cho dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành. Đồng thời, Khổng Tử đưa ra lý tưởng về một thế giới đại đồng, thiên hạ của chung, yêu thương nhân ái. Tuy giải pháp để có nhân là khôi phục lễ nhà Chu mang tính không tưởng, xa rời thực tiễn, song những tư tưởng của Khổng Tử vẫn có những cống hiến lớn lao. Đó là tư tưởng công bằng xã hội, an dân, bởi dân là gốc, “quốc dĩ dân vì bản”. Thuyết chính danh, tạm cương, ngũ thường là hệ thống quy phạm của Nho gia để trị quốc bình thiên hạ. Tam cường là ba mối quan hệ rường cột trong xã hội. Quan hệ quân thần dẫn tới chữ Trung, quan hệ phụ tử dẫn tới chữ Hiếu, quan hệ phu thê dẫn tới chủ Nghĩa. Đó là trật tự để duy trì ổn định xã hội.

Khổng Tử có những đóng góp rất quan trọng về phương diện giáo dục. Ông là người đầu tiên sáng lập chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc. Mục đích của giáo dục là uốn nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài, vì vậy phương châm giáo dục quan trọng của Khổng Tủ là học lễ trước học văn sau, học đi đối với hành, coi trọng phương pháp giảng dạy. Với quan niệm “hữu giáo vô loài, Khổng Tử khẳng định giáo dục không phân biệt giới tính tuổi tác, giáo dục đem đến đạo đức và tri thức cho tất cả mọi người. Với mục đích đào tạo chính nhân quân tử cho nhà nước, nội dung dạy học của Khổng Tử thiên về đạo đức xã hội, ít chú trọng đến khoa học tự nhiên. Nhưng nội dung và phương pháp giáo dục mà Khổng Tử đề ra đã đi suốt hơn 2.000 năm lịch sử Trung Quốc.

Mạnh Tử đã hoàn thiện thêm học thuyết Khổng Tử bằng tư tưởng dân bản, thuyết tính thiện và lương tri “dân vi quý, xã tắc thứ chỉ, quận vi khinh”. Dân là gốc bền của nước, để an dân phải chăm lo phát triển kinh tế, chấm dứt chiến tranh. Luận điểm của Mạnh Tử đã đưa Nho gia lên tầm cao ở vị trí hệ tư tưởng quan trọng nhất, không chỉ đối với văn hóa Trung Quốc mà còn có ý nghĩa tích cực đối với lịch sử văn minh nhân loại. Bởi xét đến cùng, thì văn hóa văn minh đều do con người sáng tạo ra và đều chung mục đích là phụng sự cho chính con người.

ngày càng phát triển sâu rộng, trở thành hệ tư tưởng chính thống trong đời sống xã hội Trung Quốc. Nho gia tác động đến văn hóa Việt Nam trên mọi lĩnh vực: thể chế chính trị, đạo đức, giáo dục, văn học, nghệ thuật, phong tục...

Đạo gia còn gọi là đạo Lão Trang vì người sáng lập là Lão Tử và người phát triển học thuyết này là Trang Tử. Theo Hêghen, Lão Tử mới thật là đại biểu tinh thần của thế giới cổ đại phương Đông. Đạo gia cung cấp cơ sở triết học cho văn hóa Trung quốc. Hạt nhân chủ yếu của hệ phái tư tưởng này nằm trong tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử.

Đạo là nguồn gốc chung của thế giới, là quy luật tự nhiên, là bản nguyên vũ trụ, khởi thủy của sự sống Đức là đặc tính của các sự vật, là sự thể hiện của đạo, là quy luật biến hóa tự thân của sự vật.

Lão Tử dùng đạo và đức để giải thích tính đa dạng và thống nhất của vũ trụ, nguyên nhân hình thành và biến hóa của các hiện tượng tự nhiên. Yếu tố duy vật trong tư tưởng Lão Từ bắt đầu từ quan niệm vũ trụ không có từ thượng đế mà khởi nguồn từ đạo. Mọi sự vật đều bao gồm hai mặt đối lập nhưng thống nhất, đó là chính và phản. Chúng đấu tranh và nhờ đó sự vật phát triển. Đây là nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng, rất gần với quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin.

Lão Tử nhìn thấy mâu thuẫn xã hội nhưng không chủ trương giải quyết mà muốn giữ nguyên hiện trạng. Quan điểm của Lão Tử là đạo thường vô vi nên không áp đặt. không can thiệp, thuận lẽ tự nhiên. Trong xã hội, con người nên tự biết mình mà giảm bớt dục vọng, thay đổi hiện thực đen tối bằng cách quay về đời sống giản dị thuần phác, gần gũi thiên nhiên. Giải pháp chính trị là áp dụng chính sách nước nhỏ dân ít, sống đạm bạc, ít học hành. Đó là sai lầm chính trị, nhưng phép biện chứng của Lão Tử vẫn là một đóng góp lớn. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất, coi đạo người cũng như đạo trời, theo đuổi cuộc sống hài hòa với thiên nhiên là khởi phát trường phải nghệ thuật lãng mạn, sáng tạo ra những phạm trù thẩm mỹ, những thú

chơi tao nhã, những đạo sĩ thâm sâu. Họa đạo Trung Hoa, thú chơi bonsai đều bắt đầu từ đây, lan truyền ra thế giới, góp phần làm cho văn hóa xã hội thêm phong phú và sâu sắc.

Trang Tử là người hiền tài nhưng không ra làm quan, ông đã thần bí hóa học thuyết Đạo gia bằng những luận thuyết của mình. Về mặt thế giới quan, Trang Tử kế thừa học thuyết đạo pháp tự nhiên, không thừa nhận thượng đế. Nhưng ông đi xa hơn Lão Tử trong sai lầm khi quan niệm không nên dùng sức người phá bỏ tự nhiên, không nên cố gắng thay đổi mệnh trời bởi con người nhỏ bé bất lực đành tuân theo tự nhiên. Dần dần, Trang Tử đi đến phủ nhận trí thức, phủ nhận khách quan, không coi đạo là bản thể ngoài ý muốn của con người như Lão Tử mà là do chủ quan con người tưởng tượng ra. Trang Tử đã sa vào quan niệm duy tâm chủ quan. Quan điểm sống xuất thế xa lánh cuộc đời, rong chơi tự vui, tiêu dao ngày tháng của Trang Tử có mặt tích cực là không để công danh phú quý ràng buộc, nhưng tiêu cực ở chỗ trốn tránh cuộc đời. Chủ trương xuất thể ấy không phù hợp với xã hội phong kiến.

Từ Đạo gia Trung Quốc có một học thuyết đáng lưu tâm là Đạo giáo, do những hình thức mê tín như cũng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng, bói toán, đặc biệt là từ tưởng tin vào thần tiên kết hợp với học thuyết Đạo gia. Đạo giáo có hai phái đạo Thái Bình và đạo Năm đấu gạo. Đạo Thái Bình được truyền bá khá rộng, tín đồ lên tới mấy trăm ngàn người. Năm 184 tín đồ đạo Thái Bình nổi dậy khởi nghĩa, nhưng đã bị đàn áp đẫm máu, đạo Thái Bình tan rã. Đạo Nam đấu gạo do Trương Lăng thành lập ở Tứ Xuyên vì những người theo đạo phải nộp năm đầu gạo nên gọi như vậy.

Đạo Nam đấu gạo tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là Thái thượng lão quân, lấy sách Lão Tử làm kinh điển. Sau khi đạo Thái Bình và đạo Năm đấu gạo bị đàn áp, Đạo giáo bắt đầu phân hóa; một bộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian, một bộ phận khác thì biến thành Đạo giáo chính thống. Những người có vai trò quan trọng

trong việc cải biến các hình thức Đạo giáo đầu tiên thành Đạo giáo chính thống là Cát Hồng, Khấu Liêm Chí, Lục Tu Tĩnh... sống vào thời Tấn, Nam Bắc triều. Đối tượng thờ cúng của Đạo giáo chính thống là Lão Tử và các vị tiên. Mục đích tu luyện của tín đồ đạo giáo là trở thành các vị tiên trường sinh bất tử. Phương pháp tu luyện để trở thành tiên là luyện khí công, nhịn ăn, luyện đan. Họ đã không tìm được thuốc tiên nhưng đã tìm được cách kéo dài cuộc sống thần tiên nơi hạ giới bằng cách tiêu giao ngày tháng với hoa lá cỏ cây. Đạo giáo có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Trung Quốc nhất là việc phát minh ra thuốc súng, phép dưỡng sinh và văn học nghệ thuật. Đạo giáo là cội nguồn của chủ nghĩa lãng mạn, các ẩn sĩ, đạo sĩ cùng ra đời từ đây.

Pháp gia là trường phái chủ trương dùng pháp luật để trị nước, xuất hiện từ thời Xuân Thu, về sau phát triển và được gọi là hệ phái tư tưởng của Hàn Phi Tử. Chủ trương pháp trị được áp dụng lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Người sử dụng đạt kết quả nhất là Thương Ưởng, tướng quốc nước Tần thế kỷ IV Tr.CN, Hàn Phi đã tổng hợp và trình bày thành hệ thống trong bộ sách được coi là tác phẩm kinh điển của Pháp gia là Hàn Phi Tử.

Nội dung chính của hệ phái này đề cập đến 3 phạm trù: pháp, thuật, thế. Pháp là pháp luật, pháp lệnh quốc gia, là phương pháp cai trị hiệu quả nhất, dùng người theo tài năng, thưởng phạt công minh. Thuật là thủ đoạn che ngự thần dân của bậc quân chủ, quyền mưu của kẻ bề trên, là phương pháp điều hành chính sự. Thế là quyền uy thế lực, pháp thuật thể chính là nghệ thuật chính trị tổng hợp dựa trên sức mạnh của luật pháp và quyền uy. Điểm xuất phát của Hàn Phi là thuyết phi thiện, coi bản tính con người là ích kỷ vụ lợi nên không thể dùng đức trị mà phải dùng pháp trị. Để xã hội ổn định chỉ cần chăm lo sản xuất và xây dựng lực lượng hùng hậu, tiến hành chiến tranh, thống nhất thiên hạ. Xã hội chỉ cần canh - chiến, tức nông dân và binh lính, còn lại là sâu mọt cần được quản lý và nghiêm trị. Các hoạt động văn hóa, giáo dục bị cấm, ngay Khổng - Mặc cũng bị cấm, dù Hàn Phi Tử cho

rằng “hiển học đời nay Nho và Mặc”. Pháp gia cung cấp nội lực cho văn hóa Trung Quốc tự cường. Nhưng trong lịch sử Trung Quốc và cả Việt Nam, các nhà cầm quyền không hoàn toàn theo Pháp gia như Tần Thủy Hoàng mà luôn sử dụng chính sách “âm Pháp dương Nho”, kết hợp đức trị của Nho gia và pháp trị của Pháp gia.

Mặc gia là hệ phái do Mặc Tử, vốn là học trò của Khổng Tử, một nhà kỹ nghệ tinh thông, xuất thân từ tầng lớp dưới sáng lập nên. Mặc Tử cũng mở trường dạy học, học trò tổ chức thành đoàn thế với kỷ luật rất nghiêm, sống chết vì nhau. Xuất phát từ lập trường giai cấp, cho rằng lễ nhạc của Nho gia xa xỉ, vô dụng. Mặc gia đề xưởng 10 điều trong đó quan trọng nhất là kiêm ai, phi công. Kiêm ái là yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt đẳng cấp, khác với chữ nhân của Nho gia nhằm duy trì xã hội lễ trị đời Chu. Phi công là phản đối chiến tranh, nhưng là chiến tranh phi nghĩa, tranh giành quyền lực, thôn tính quốc gia, chứ không phải phản đối sự phòng thủ chính nghĩa trừ bọn vô đạo.

Tám điều còn lại của Mặc gia là thượng hiền (quý trọng và đề cử người hiền tài, không phân biệt sang hèn), thượng đồng (trăm họ đều ngang Thiên tử), tiết dụng, tiết táng, phi nhạc, phi mệnh. Chủ trương tiết kiệm, không nghe nhạc xa hoa, phản đối mệnh trời nhưng đồng thời Mặc Tử cũng tin thiên chí, minh quỷ, coi ý chí của trời là thương yêu tất cả và thừa nhận có quỷ thần. Mặc gia rất coi trọng khoa học tự nhiên, coi trọng lao động, dù thuyết kiêm ái mang tính lý tưởng, không được xã hội phong kiến Trung Quốc sử dụng, song tư tưởng của Mặc Tử có ảnh hưởng lớn tới lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Nhìn chung Trung Quốc có một nền văn minh rực rỡ, ảnh hưởng rất sâu rộng đến lịch sử văn minh thế giới. Văn minh Trung Quốc ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa các quốc gia trong khu vực trên nhiều lĩnh vực: chữ viết, văn học, nghệ thuật, chính trị, giáo dục,... Trong quá trình giao lưu tiếp biến, nền văn minh Trung Quốc nói riêng, các nền văn minh khác nói chung đều làm giàu cho mình bằng cách thâu hóa những tinh hoa văn minh của nước khác, biến nó thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của văn hoá dân tộc mình. Quá trình này diễn ra liên tục không ngừng, trở nên phổ biến suốt chặng đường lịch sử văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu Thành tựu văn minh Trung Quốc (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w