Câu 1 (1 điểm). Em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Câu 2 (2 điểm). Em hãy phân tích nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
ĐỀ SỐ 2B
I. TRẮC NGHIỆM( 28 câu – 7,0 điểm)
Câu 1.Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít là
A. liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. B. đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp .
C. hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. thực hiện chính sách trung lập.
Câu 2.Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm có
A. 26 nước. B. 27 nước. C. 28 nước. D. 29 nước.
Câu 3. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ bằng sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En Alamen (10/1942). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu?
A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Cuocxco (8/1943).
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II?
A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì Lịch sử thế giới hiện đại?
A. Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc (1918) B. Cách mạng Tháng mười Nga thắng lợi (1917). C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc. D. Hệ thống Vecxai – Oasinhton hình thành.
Câu 7. Từ tháng 3/ 1921 nước Nga Xô Viết đã thực hiện chính sách gì?
A. Cộng sản thời chiến. B. Lao động cưỡng bức. C. Tổng động viên quân dịch. D. Kinh tế mới NEP.
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực
A. thương mại. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. tài chính ngân hàng.
Câu 9.Nước tư bản nào đã liên kết với Pháp để tấn công Việt Nam.
A.Anh. B.Đức. C.Tây Ban Nha. D.Bồ Đào Nha.
Câu 10.Thắng lợi ở đâu đã làm thất bại bước đầu kế hoạch “ đánh nhanh,thắng nhanh” của Pháp năm 1858?
29
Câu 11.Sau khi chiếm thành Gia Định,thực dân Pháp rơi vào tình thế:
A.bị nghĩa quân bao vây,quấy nhiễu liên tục. B.bị thương vong gần hết. C.bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch. D.tiến thoái,lưỡng nan.
Câu 12.Chiến công đốt cháy tàu Hi vọng (Ét-pê-răng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ (1861) là của nghĩa quân
A.Nguyễn Hữu Huân. B.Trương Định. C.Nguyễn Trung Trực. D.Phan Tôn.
Câu 13 . Cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì những năm 50-60
của thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa nông dân Yên Thế. B.khởi nghĩa Bãi Sậy. C.khởi nghĩa Hương Khê. D.khởi nghĩa Trương Định.
Câu 14. Ngày 25/8/1883, triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác Măng. D. Hiệp ước Pa tơ nốt.
Câu 15. Tại Ô Thanh Hà năm 1873 đã diễn ra sự kiện nào?
A. 100 binh sĩ triều đình chiến đấu anh dũng và hi sinh. B. Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược Việt Nam. C. Quân triều đình hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
D. Hoàng Diệu đánh bại cuộc xâm lược thành Hà Nội của thực dân Pháp.
Câu 16. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác Măng. D. Hiệp ước Pa tơ nốt.
Câu 17: Nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?
A. Mâu thuẩn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. C. Hệ quả của trật tự Véc xai – Oasinhtơn. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
Câu 18. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle.
Câu 19. Kẻ thù chủ yếu của cách mạng Tháng Mười Nga là gì?
A. Chế độ phong kiến. B. Chính phủ tư sản lâm thời. C. Liên quân các nước đế quốc. D. Giặc ngoại xâm, nội phản.
Câu 20. Sắp xếp các nội dung sau đây theo tiến trình thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới ( 1939 – 1945).
1. Khủng hoảng kinh tế thế giới. 2. Phong trào mặt trận nhân dân.
3. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước. 4. Hội nghị Muynich.
A. 1, 2, 3, 4. B. 4, 3, 1, 2. C. 1, 3, 2, 4. D. 2, 3, 1, 4.
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa. B. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. C. Âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức. D. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.
Câu 22. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là một cuộc khủng hoảng
A. thừa. B. thiếu. C. năng lượng. D. tài chính.
Câu 23. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam ?
A. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế. B. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế. C. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế lớn nhất cả nước. D. Vì lực lượng quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít
30
Câu 24. Không chiếm được Đà Nẵng, Pháp cho quân đánh vào Gia Định vì
A.Gia Định là nơi giàu có. B.cô lập 3 tỉnh miền Tây Nam kì.
C.làm bàn đạp xâm lược Lào. D.Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng.
Câu 25. Âm mưu của thực dân Pháp khi đem quân tấn công Hà Nội lần nhất năm 1873?
A. Cấu kết với nhà Thanh xâm lược nước ta. B. Thôn tính toàn bộ nước Việt Nam. C. Đòi nhà Nguyễn phải bồi thường chiến phí . D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là lí do để liên quân Pháp – Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam năm 1858?
A. Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng. B. Có sự hậu thuẫn của giáo dân. C. Nhằm đánh thẳng vào kinh thành Huế. D. Dễ dàng tấn công miền Bắc.
Câu 27. Vì sao năm 1882 thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai?
A.Triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874. B.Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu…ngày càng cấp thiết. C.Nước Pháp đã phát triển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
D.Triều đình Huế nhờ thực dân Pháp đàn áp phong trào nông dân ở Bắc kì.
Câu 28. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
A. Thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công. B. Chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
C. Buộc triều đình Huế phải thương lượng với thực dân Pháp. D. Tránh sự can thiệp của nhà Thanh.