Kiểm sát các thủ tục trước khi thực hiện việc kê biên quyền sử dụng đất là tài sản của người phải thi hành án của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc kê biên tài sản của ngƣời phải thi hành án là quyền sử dụng đất (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 40)

là tài sản của người phải thi hành án của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên

2.1.1. Kiểm sát việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Theo Điều 39 LTHADS, quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. Việc thông báo phải thực hiện theo các hình thức: Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Điều 12 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, việc thông báo trực tiếp cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do CHV, công chức làm công tác thi hành án giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo; do bưu tá; người được cơ quan thi hành án ủy quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, UBND, công an cấp xã; thủ trưởng cơ quan, đơn vị; giám thị trại giam, trại tạm giam, người thân thích và các chủ thể khác.

Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế KSTHADS, sau khi nhận được các quyết định về thi hành án do CQTHADS gửi đến, VKSND phải kiểm sát về tính hợp pháp và tính có căn cứ của các quyết định. Nếu nhận thấy các quyết định về thi hành án không hợp pháp hoặc không có căn cứ thì ban hành văn bản yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị với cơ quan, người ban hành văn bản thu hồi, sửa đổi hoặc bổ sung quyết định. VKSND phải kiểm sát việc gửi quyết định về thi hành án, thông báo về thi hành án theo quy định tại các Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 và Điều 43 LTHADS; Điều 12 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

Theo Điều 88 LTHADS, trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, CHV thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp

đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì CHV vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì CHV vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

Theo Điều 89 LTHADS, trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, CHV yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký. Sau khi kê biên, CHV thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để xử lý theo quy định của pháp luật thi hành án. Theo khoản 2 Điều 90 LTHADS, khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, CHV phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp.

Theo Điều 111 LTHADS, khi kê biên quyền sử dụng đất, CHV nhận thấy đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì CHV chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất. Việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn quy định tại Điều 2, Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC.

Với các quy định như trên về thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, qua kiểm sát, tác giả nhận thấy:

Một, việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự khi kê biên tài sản của người phải thi hành án là quyền sử dụng đất để thi hành án là nhiệm vụ của CQTHADS, CHV. Đây là thủ tục bắt buộc quy định trong pháp luật về thi hành án dân sự. Quy định này đảm bảo quyền được thông tin, được biết và quyền tham gia vào việc thi hành án của các đương sự trong thi hành án.

Hai, việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nội dung, đối tượng thông báo về thi hành án.

Ba, thủ tục thông báo về thi hành án phải đảm bảo quy định của pháp luật về thi hành án. Những loại giấy tờ thi hành án phải được thông báo được quy định tại Điều 39 LTHADS. Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn do luật định. Người được nhận thông báo quy định tại Điều 38 và khoản 1 Điều 39 LTHADS. Bao gồm: VKSND cùng cấp; quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho

ỦBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

Qua thực tiễn kiểm sát về thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tác giả nhận thấy việc CQTHADS, CHV thực hiện việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự, trong một số vụ án không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Tình trạng này xuất phát từ việc CQTHADS, CHV chưa ý thức tốt nhiệm vụ, chủ quan hoặc kỹ năng nghiệp vụ còn yếu. Đây là hạn chế làm cho việc thi hành án kéo dài và có thể gây hậu quả bất lợi cho cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Ví dụ: Việc thi hành Bản án 09/2017/DS-PT ngày 24/0/2017 về tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án dân sự 6.

Theo bản án, CHV yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, phân chia tài sản của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Trọng T trong khối tài sản chung là 02 ngôi nhà

(01 nhà 01 tầng và 01 nhà 04 tầng) và quyền sử dụng 126m2

đất thuộc thửa số 261, tờ bản đồ số 02 tổ 25 phường P, thành phố H, tỉnh HB, được cấp giấy chứng nhận quyền dụng đất năm 2000 với những người có quyền và lợi ích liên quan khác là Nguyễn Trọng H, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị Tr, Nguyễn Thị Ph và Nguyễn Trọng Q.

Theo nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm: Việc tống đạt các văn bản liên quan đến tài sản thi hành án là tài sản chung của hộ gia đình, bắt buộc phải thông báo cho người phải thi hành án và các thành viên trong hộ gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án. Đây là điều kiện cần và đủ để Tòa án thụ lý giải quyết. Do CHV chưa thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục mà LTHADS quy định đã yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sơ thẩm thụ lý yêu cầu của CHV khi chưa có đủ điều kiện khởi kiện là vi phạm điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Khi thụ lý Tòa án sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp chưa đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, ý kiến của Đại diện VKSND tỉnh HB đề nghị hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án là có căn cứ, được Hội đồng xét xử chấp nhận.

6

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-092017dspt-ngay-2402017-ve-tranh-chap-lien-quan-den-tai -san-bi-cuong-che-de-thi-hanh-an-42049, truy cập lúc 06h ngày 13.12.2021.

Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định: Hủy bản án sơ thẩm số 11/2016/DSST ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh HB và đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong vụ án này, tác giả nhận thấy:

Một, CHV có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu, phân chia tài sản của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Trọng T và 05 người con trong khối tài sản của hộ ông Nguyễn Trọng T, thuộc trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Điều 74 LTHADS.

Hai, theo khoản 1 Điều 74 LTHADS, khi chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì CHV phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong vụ án này, CHV thực hiện chưa đầy đủ trình tự, thủ tục thông báo cho năm người con của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Trọng T. Việc CHV không thông báo là vi phạm khoản 1 Điều 74 LTHADS.

Ba, Chi cục thi hành án dân sự thành phố H không chứng minh được việc tống đạt hoặc niêm yết hợp lệ (Thông báo số 294A ngày 15/1/2014 không phù hợp với biên bản niêm yết thông báo số 294A ngày 15/1/2014 về thời gian, thành phần tham gia niêm yết) nên việc thông báo là không đúng với quy định của LTHADS.

Bốn, việc Chi cục thi hành án dân sự thành phố H không thông báo cho năm người con của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Trọng T là không đảm bảo về quyền lợi của họ trong việc thi hành án.

Năm, do Chi cục thi hành án dân sự thành phố H không thông báo cho năm người con của bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Trọng T nên việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc Tòa án sơ thẩm thụ lý yêu cầu của CHV là không đúng, thuộc trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Sáu, việc hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án là chính xác.

Bảy, sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, Chi cục thi hành án dân sự thành phố H, CHV được phân công thi hành bản án phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 74 LTHADS.

Từ thực tiễn kiểm sát như trên, để việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thi hành về tài sản là quyền sử dụng đất hiệu quả, theo tác giả phải tăng cường thực hiện những công tác sau:

Một, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên tích cực, chủ động trong hoạt động kiểm sát việc thực hiện việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thông qua kiểm sát hồ sơ, tài liệu và cử Kiểm sát viên trực tiếp tham gia và kiểm sát theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 11.8.2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Hai, kịp thời ban hành kiến nghị, kháng nghị về việc thông báo, niêm yết các quyết định, văn bản thi hành án dân sự của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên theo theo quy định tại Điều 5 LTCVKS.

Ba, tăng cường hoạt động rút kinh nghiệm trong ngành kiểm sát và trong công tác phối hợp với Cơ quan thi hành án theo Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 11 8 2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

2.1.2. Kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án trước khi Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành hoạt động kê biên tài sản là quyền sử dụng đất

Theo điểm b khoản 4 Điều 44 LTHADS, CHV có trách nhiệm phải xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó. Theo khoản 4 Điều 44 LTHADS, trường hợp CHV thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của CHV và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của VKSND thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của VKSND. Việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án còn quy định tại Điều 9 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

Theo Điều 10 Quy chế KSTHADS, khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án, VKSND kiểm sát các nội dung: Việc bảo đảm thời hạn tự nguyện thi hành án; thời hạn xác minh; văn bản, tài liệu thể hiện hoạt động thực tế xác minh điều

kiện thi hành án của CHV; hình thức, thành phần tham gia xác minh, việc lập biên bản xác minh; nội dung dung kết quả xác minh; vi phạm trong việc xác minh, phân loại việc có điều kiện hoặc không có điều kiện thi hành án. Qua xác minh, VKSND thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị để yêu cầu CQTHADS, CHV, khắc phục vi phạm, xác minh đầy đủ, toàn diện điều kiện thi hành án và phân loại có căn cứ việc thi hành án.

Với các quy định trên về kiểm sát hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là quyền sử dụng đất, tác giả nhận thấy:

Một, công tác xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là quyền sử dụng đất CQTHADS, CHV tiến hành. Đây là nhiệm vụ mà CHV được phân công tổ chức thi hành phải thực hiện theo Điều 44 LTHADS. Kết quả xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là cơ sở để cơ quan thi hành án áp dụng Điều 44a, Điều 48, Điều 50 và các điều luật liên quan.

Hai, kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án về quyền sử dụng đất là nhiệm vụ của VKSND. Việc kiểm sát có thể kiểm sát thông qua hồ sơ, tài liệu hoặc trực tiếp.

Ba, tùy thuộc vào vi phạm, sai sót của CQTHADS, CHV, VKSND thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị để yêu cầu CQTHADS, CHV, khắc phục vi phạm, sai sót.

Qua thực tiễn kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án với tài sản là quyền sử dụng đất, tác giả nhận thấy:

Một, so với các tài sản khác, quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn nhất mà người phải thi hành án có. Tài sản này người phải thi hành có được là do được giao, thuê, thừa kế, nhận chuyển nhượng và các hình thức chuyển quyền khác.

Hai, hầu hết quyền sử dụng đất là tài sản của người phải thi hành là tài sản chung. Do đó, trong các vụ việc thi hành, việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án về quyền sử dụng đất phải thực hiện rất lâu và phải liên hệ

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc kê biên tài sản của ngƣời phải thi hành án là quyền sử dụng đất (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)