Nhóm quy định bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng liên quan đến việc giao kết

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 52)

giao kết hợp đồng

2.1.1. Quy định pháp luật về giao kết hợp đồng

Phương thức giao kết hợp đồng trong HĐGKTX được xác định là phương thức gián tiếp vì không có sự gặp gỡ vật lý giữa các bên mà phải thông qua phương tiện trung gian là phương tiện điện tử hoặc điện thoại. Trong tương lai sẽ có những phương tiện điện tử khác được phát minh, sáng chế và được sử dụng làm phương tiện điện tử để giao kết hợp đồng66. Như phân tích ở trên, NĐ 99/2011/NĐ-CP đã phân tách phương tiện điện tử và điện thoại thành hai phương thức khác nhau với hai hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Giao dịch điện tử ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của nó trong các giao dịch hiện nay, theo đó, pháp luật về giao dịch điện tử cũng dần hình thành để nhanh chóng điều chỉnh. Đối với hình thức giao kết bằng điện thoại, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và các quy định chung về hợp đồng sẽ điều chỉnh.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả làm rõ tính chất đặc trưng của HĐGKTX thông qua ba chế định là (1) đề nghị giao kết hợp đồng, (2) chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và (3) thời điểm giao kết hợp đồng.

2.1.1.1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng được định nghĩa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)67

. So với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 đã ghi nhận rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu ràng buộc bởi đề nghị này của bên đề nghị đối với “công chúng”, đề nghị giao kết hợp đồng đến gần hơn với hình thức là một thông báo, một quảng cáo được gửi đi cho đối

66 Trần Văn Biên (2010), “Khái niệm hợp đồng điện tử”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2010, tr.36.

67

tượng không được xác định là cá nhân, tổ chức cụ thể nào68

. Quy định như vậy mới ràng buộc được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đưa ra lời đề nghị với những thông tin mình cung cấp. Quy định trên là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc trong địa chỉ email của NTD, nếu nội dung quảng cáo đó chứa đựng các dấu hiệu của lời đề nghị thì tổ chức, cá nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết đó.

Trong HĐGKTX, các bên cần đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng thông qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử. Chẳng hạn, công ty phát hành sách gửi email đến khách hàng mỗi tháng để giới thiệu sách mới và đưa các thông tin đặt sách như là một lời đề nghị giao kết hợp đồng, hướng đến chủ thể là công chúng (không xác định được đối tượng cụ thể mà gửi đại trà). Nếu một nhân viên bán hàng của trung tâm điện máy gọi cho NTD bất kỳ để chào bán sản phẩm quạt hơi nước, hai bên thỏa thuận thời gian phản hồi là hai ngày sau, như vậy một đề nghị giao kết hợp đồng được hình thành. Một hình thức khác là việc đặt hàng qua website thương mại trực tuyến, đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu69 (nếu không có thỏa thuận khác). Nói chung, việc giao kết hợp đồng trong HĐGKTX cần một phương thức trung gian để thực hiện.

Thời điểm bắt buộc cung cấp thông tin khi gọi điện thoại trực tiếp sẽ được xác định là ngay từ khi bắt đầu cuộc đàm thoại70 và cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa phải cung cấp rõ ràng tên, địa chỉ của mình cũng như mục đích của cuộc đàm thoại71. Tuy nhiên, lượng thông tin đó vẫn chưa đầy đủ theo khoản 1 Điều 17 NĐ 99/2011/NĐ- CP, NTD vẫn chưa có được những thông tin cần thiết khi cân nhắc giao kết hợp đồng. Vấn đề đặt ra là khi giao kết HĐGKTX thì thời điểm người bán cung cấp thông tin được quy định như thế nào? Vấn đề này mới chỉ được quy định chung chung rằng “tại thời điểm giao kết hợp đồng từ xa”, dẫn đến nhiều bất cập khi áp dụng.

68 Nguyễn Thị Mai Hương – Hoàng Thị Thanh Nguyệt, “Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng nhìn từ góc độ luật học so sánh”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-quy-dinh-phap-luat-ve-giao-ket-hop-dong-nhin-tu- goc-do-luat-hoc-so-sanh-67036.htm, truy cập ngày 06/4/2021.

69 Khoản 2 Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005.

70 Khoản 2 Điều 17 NĐ 99/2011/NĐ-CP.

71 Ví dụ, một trung tâm thẩm mỹ gọi cho một cô gái để giới thiệu dịch vụ trước tiên phải nêu rõ tên trung tâm của mình, địa chỉ ở đâu và gọi với mục đích gì (ví dụ để giới thiệu một liệu trình chăm sóc sắc đẹp mới).

Bên cạnh việc quy định về thời điểm đề nghị giao kết có hiệu lực trong khoản 1 Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015, NĐ 52/2013/NĐ-CP trước đó cũng nêu rõ thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị72. Có hai trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không phản hồi về đề nghị giao kết và dẫn đến đề nghị giao kết hết hiệu lực, đó là (1) quá thời hạn trả lời nhưng NTD không nhận được trả lời hoặc (2) trong vòng 12 giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, NTD không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng từ thương nhân73. Thực tế, sẽ rất khó để xác định được thời điểm thương nhân nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng thông qua website TMĐT. Việc đề nghị giao kết hợp đồng tự động hết hiệu lực sau một khoảng thời gian cụ thể đảm bảo cho NTD nhanh chóng thiết lập đề nghị giao kết mới để có được hàng hóa, dịch vụ mà mình cần một cách nhanh nhất.

Việc thay đổi, rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ thực hiện được trong trường hợp thương nhân nhận được thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị hoặc có một điều kiện nào đó phát sinh đã được NTD nêu rõ trong lời đề nghị74

. Trong trường hợp NTD đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mà thương nhân chấp nhận ngay lập tức, NTD đương nhiên sẽ không có cơ hội rút lại hay hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng mình đã đưa ra và tất nhiên, NTD phải chịu trách nhiệm cho chính lời đề nghị của mình75.

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng trong HĐGKTX được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, điện thoại và quy định pháp luật nhìn chung đã bảo vệ quyền lợi NTD yếu thế bằng các quy định chặt chẽ về thời điểm cũng như nội dung giao kết hợp đồng.

2.1.1.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo định nghĩa của Bộ Từ điển luật học Black‟s Law Dictionary thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là “sự đồng ý của bên được đề nghị đối với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, một cách rõ ràng hoặc

72 Điều 21 NĐ 52/2013/NĐ-CP.

73 Điều 20 NĐ 52/2013/NĐ-CP.

74 Khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015.

75

ngầm định bằng hành vi, theo hình thức được thừa nhận hoặc theo yêu cầu của bên đề nghị, theo đó hợp đồng được xác lập và ràng buộc các bên. Nếu một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi các điều khoản hoặc bổ sung các điều khoản mới, nó thường là một đề nghị giao kết hợp đồng mới”76

.

Bên cạnh đó, theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “là biểu thị sự đồng ý đối với các điều khoản theo đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng”, là “sự biểu thị đồng ý dứt khoát và vô điều kiện đối với đề nghị giao kết hợp đồng”77.

Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị78. Cách tiếp cận này bảo đảm sự thống nhất và tôn trọng ý chí giữa các chủ thể trong quá trình giao kết hợp đồng. Dù vậy, NĐ 99/2011/NĐ-CP quy định HĐGKTX vẫn có những ràng buộc nhất định về những điều khoản cơ bản tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Tương tự định nghĩa của Black‟s Law Dictionary nêu trên, nếu đề nghị giao kết hợp đồng có nêu điều kiện khác hoặc sửa đổi nội dung đề nghị thì việc chấp nhận đó đã được hình thành một đề nghị giao kết mới79

. Một hành động biểu thị trả lời chấp nhận nhưng chứa đựng bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào so với đề nghị giao kết hợp đồng được coi là từ chối và cấu thành một đề nghị mới. Chẳng hạn, khi đặt sách thông qua email chào hàng đã nêu ở ví dụ trên, việc NTD chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (bằng hành động phản hồi email đồng ý) nhưng lại đưa ra điều kiện mới là giảm giá sách khi mua số lượng lớn hơn 200 cuốn. Việc đưa ra thêm điều kiện mới đã làm đề nghị giao kết ban đầu hết hiệu lực và hình thành nên một giao kết hợp đồng mới. Một điểm cần lưu ý ở đây là vai trò của người đề nghị giao kết hợp hợp đồng và người nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi liên tục tùy vào nội dung thỏa thuận với nhau. Chỉ một điều kiện mới được đưa ra trong khi thương lượng cũng làm hoán đổi vị trí cho nhau liên tục, đặc biệt là khi sử dụng phương thức giao kết bằng điện thoại. Theo

76

Bryan A. Garner (editor in chief) Black‟s Law Dictionary, 9th edition, p.13.

77 Ewan McKendrick, Contract Law-Text, Cases and Materials, fifth edition, Oxford University Press, 2012, p. 80-85; Jan M. Smits, Contract Law – A Comparative Introduction, Edward Elgar, 2014, p. 55.

78 Khoản 1 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015.

79

đánh giá của tác giả, quy định này tiệm cận với thực tế của các giao dịch từ xa. Khi một đề nghị giao kết mới ra đời, nó sẽ thay đổi các điều khoản cơ bản của hợp đồng, khiến cho hợp đồng mang một nội dung khác. Chính vì vậy, bất kỳ một điều khoản nào được thay đổi cũng dẫn đến việc hình thành một giao kết mới, mà việc thay đổi này diễn ra liên tục cho đến khi hai bên thống nhất được toàn bộ nội dung của hợp đồng thì giao kết hợp đồng đó mới được chấp nhận theo quy định pháp luật.

Một đặc trưng của HĐGKTX sử dụng điện thoại làm phương thức giao kết đó là vấn đề trả lời chấp nhận giao kết có thể là ngay lập tức khi thương nhân đưa ra đề nghị giao kết. Chính vì sự nhanh chóng trong việc thỏa thuận mà NTD đôi khi chưa có đủ thời gian và sự cân nhắc cần thiết trước khi chấp nhận giao kết hợp đồng. Vấn đề đặt ra là dựa vào căn cứ nào để chứng minh được ý chí của NTD về vấn đề này, để từ đó có biện pháp bảo vệ quyền lợi NTD khi giao kết qua điện thoại tốt hơn? Bản chất của gọi điện thoại là sự trao đổi trực tiếp giữa các bên, các chủ thể lại liên tục đổi vị trí cho nhau để đưa ra các đề nghị giao kết hợp đồng trong suốt quá trình thỏa thuận nên rất khó để quay ngược lại xem xét nội dung của cuộc gọi, trừ khi một trong các bên bật chế độ ghi âm. Như vậy, trong tình huống này, việc chứng minh NTD và cá nhân, tổ chức kinh doanh thống nhất điều khoản giao kết hợp đồng như thế nào tốn nhiều thời gian và dường như không thể có được căn cứ cho cơ quan tố tụng khi có tranh chấp xảy ra.

Đối với HĐGKTX được thiết lập thông qua website thương mại trực tuyến, việc trả lời (có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận) là của thương nhân kinh doanh hàng hóa, được thực hiện thông qua “hình thức phù hợp” để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng80. Hình thức trả lời lại không được quy định cụ thể nhưng lại phải thỏa mãn điều kiện hiển thị tại hệ thống thông tin của NTD. Như vậy một số phương thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể thực hiện là thông báo trên tài khoản của NTD, email, tin nhắn hoặc điện thoại …

Một một vấn đề khác là nếu một bên không trả lời hoặc im lặng thì sự im lặng đó được xác định như thế nào? Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục những tồn tại, hạn chế của Bộ luật Dân sự 2005 khi quy định sự im lặng không được

80

coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen được xác lập giữa các bên. “Sự im lặng” mang nghĩa không đưa ra tuyên bố từ chối lời đề nghị hay không hành động (bất tác vi) của bên được đề nghị trong thời hạn được nêu - bản thân chúng không nên được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ nguyên tắc của châu Âu về Luật Hợp đồng (PECL, 2:204), Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế 2010 (PICC, 2.1.6), Công ước Viên 1980 (CISG, 18) và pháp luật Việt Nam tương đồng ở điểm này81. Như vậy, theo tác giả, nếu các bên có sự thỏa thuận từ trước về việc im lặng là đồng ý khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng hoặc theo thói quen của các bên bên thì những trường hợp còn lại im lặng không được xem là sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

2.1.1.3. Thời điểm giao kết hợp đồng

Mang bản chất là hợp đồng theo pháp luật dân sự nên HĐGKTX vẫn phải tuân thủ những thời điểm nhất định mà hợp đồng có hiệu lực. Theo đó, bốn thời điểm hợp đồng được giao kết thành công là82:

- Thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết;

- Trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó;

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng;

- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là khi các bên thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Ví dụ, khi câu lạc bộ thể thao gọi điện thoại đến bất kỳ một người nào đó để gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng mua thẻ hội viên, đồng thời đưa ra chương trình tập thử 3 tháng trước khi ký kết hợp đồng chính thức. Anh A nhận được lời mời và chấp nhận

81 Nguyễn Thị Mai Hương – Hoàng Thị Thanh Nguyệt, tlđd (67).

82

tham gia chương trình tập trải nghiệm thông qua cuộc điện thoại đó. Như vậy, vô tình anh A đã chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua thẻ hội viên. Trong trường hợp này, hai thời điểm khiến hợp đồng có hiệu lực xảy ra cùng lúc, đó là việc anh A trả lời chấp nhận giao kết đến câu lạc bộ thể thao và thời điểm hai bên thảo luận về nội dung giao kết. Chính việc trả lời đề nghị giao kết nhanh chóng chỉ vài phút trao đổi qua điện

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 52)