Nhóm quy định bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 67)

hiện hợp đồng

2.2.1. Quy định pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng giao kết từ xa

HĐGKTX tuy không mới nhưng ngày càng bộc lộ rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, xem xét. Trong phạm vi luận văn này, tác giả đánh giá quá trình thực hiện hợp đồng dựa trên bốn khía cạnh: (1) giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; (2) nhận hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ; (3) thanh toán và (4) đơn phương chấm dứt hợp đồng.

2.2.1.1. Giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Hoạt động giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ là nghĩa vụ cơ bản của bên bán nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận trong hợp đồng bằng những hành động cụ thể. HĐGKTX được tiếp cận trong phạm vi bài viết này là một loại của hợp đồng thương mại nên cũng mang những nghĩa vụ cơ bản đó. Trong HĐGKTX, việc thỏa thuận phương thức giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ là một điều khoản bắt buộc. Điều này liên quan đến nhiều quy định khác nhau trong Luật Thương mại như thời hạn, địa điểm, phân loại và các nghĩa vụ khác khi giao – nhận hàng hóa, cung ứng dịch vụ99

.

Thời điểm và địa điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ do các bên thỏa thuận với nhau và ghi rõ trong hợp đồng100, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Song song đó, nếu các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể

99 Điều 34, 35, 36, 37, 38 Luật Thương mại 2005

100

thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua, bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng hóa đó101

. Vần đề đặt ra là trong trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không cụ thể thì việc xác định thời điểm và địa điểm giao hàng bằng nguyên tắc nào? Và thế nào thì được gọi là thời điểm hợp lý? Quy định này theo tác giả cần sự giải thích cụ thể hơn.

Theo khoản 1 Điều 17 NĐ 99/2011/NĐ-CP, chỉ địa điểm của cá nhân, tổ chức kinh doanh là bắt buộc phải nêu trong hợp đồng, còn nơi nhận của NTD lại không được đề cập đến. Thông thường trong HĐGKTX, bên bán sẽ giao hàng tận nơi tại địa chỉ của NTD, tùy vào chính sách giao hàng của bên bán hoặc thỏa thuận của hai bên mà NTD phải chịu phí giao hàng phát sinh hay không. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng mặc định sẽ giao hàng tại địa chỉ của NTD hoặc tới địa điểm khác, điều này còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Còn đối với việc cung ứng dịch vụ, nếu không có thỏa thận về địa điểm thực hiện, NTD phải đến địa điểm của bên bán để sử dụng các dịch vụ đó. Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận được địa điểm thực hiện dịch vụ, bên cung cấp phải thực hiện theo hợp đồng. Từ đó thấy được vai trò của việc thống nhất thỏa thuận giữa các bên trong giai đoạn giao kết hợp đồng, nhất là đối với HĐGKTX – loại hợp đồng bị hạn chế về sự tiếp xúc vật lý.

Bên cạnh đó, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại mà theo đó, một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận102. Việc xác định dịch vụ theo định nghĩa trên khá dễ dàng. Ngược lại, việc xác định hàng hóa trong HĐGKTX hiện nay phát sinh một vấn đề mới, đó là trường hợp NTD mua hàng hóa không phải là vật mà là một hình thức khác của tài sản. Ví dụ như việc mua bản quyền phần mềm Microsoft 365 trên máy tính, giao dịch này có được xem là đối tượng của HĐGKTX không? Đây được xem là tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ (như phần mềm, ứng dụng, sách điện tử, trò chơi điện tử …) và cũng là một đối tượng của HĐGKTX.

101 Khoản 3 Điều 37 và Điều 38 Luật Thương mại 2005.

102

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ như phần mềm Microsoft 365 có rất nhiều phiên bản khác nhau và sử dụng không tốn phí, đây là một phần mềm có khả năng bị sao chép vô cùng lớn. NTD khó mà xác định được việc vi phạm bản quyền của bên bán. Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh cung cấp cho NTD phần mềm Microsoft 365 (bản sao chép không đúng bản quyền) thì đã vi phạm nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa103. Bên bán phải chịu trách nhiệm đối với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch đó.

Về việc các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về chất lượng hàng hóa thì khi bên bán giao hàng không phù hợp, NTD có quyền không nhận hàng hóa đó. Nhưng cơ sở để NTD xác định hàng hóa đó không phù hợp thì theo tác giả đang có sự “chênh” giữa Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015. Điều 39 Luật Thương mại 2005 đưa ra những quy định định tính để xác định chất lượng của hàng hóa/tài sản khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng như: mục đích sử dụng thông thường, cách thức thích hợp, cách thức bảo quản thông thường, … điều này gây khó khăn trong việc xác định chất lượng của hàng hóa và giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa.

Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp của Luật Thương mại 2005 khi xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán là theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD104. Sự định lượng này tạo ra chỗ dựa vững chắc cho việc xác định chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận và thậm chí đang có tranh chấp với nhau. Về nguyên tắc, khi thực hiện hợp đồng thương mại thì phải áp dụng luật riêng, nhưng Luật Thương mại đã thể hiện nhiều lỗ hổng cho thấy sự chậm trễ trong việc cập nhật xu hướng pháp luật hiện đại; trong khi đó, Bộ luật Dân sự 2005 đã có sự chuyển mình tuy nhiên theo tác giả cũng chỉ ở vai trò luật chung, không được áp dụng trực tiếp trong các lĩnh vực chuyên ngành.

103 Khoản 1 ĐIều 46 Luật Thương mại 2005.

104

2.2.1.2. Nhận hàng hóa, được cung ứng dịch vụ:

Nhận hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ là trách nhiệm của NTD. Và việc này trong HĐGKTX lại càng phát sinh nhiều vấn đề vượt qua khỏi sự dự liệu của pháp luật. Bên cạnh những nghĩa vụ của NTD về việc nhận hàng hóa/ được cung ứng dịch vụ, vẫn có những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Một số trường hợp sau đây NTD được từ chối nhận hàng nếu bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng:

Thứ nhất, về thời điểm nhận hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ. Trường hợp giao

hàng trước thời điểm giao hàng đã thỏa thuận, NTD có thể nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác (như việc NTD như đồng ý nhận sớm hơn nếu bên bán có hàng sớm)105. Ví dụ, nhà trẻ C gọi điện thoại đến tạp hóa Y để đặt 200 que kem cho học sinh liên hoan vào ngày tựu trường, thỏa thuận ngày 5/9 giao hàng tại nhà trẻ. Tuy nhiên, tạp hóa Y giao hàng đến nhà trẻ vào ngày 03/9. Trong tình huống này, nhà trẻ không nhận hàng vì không có tủ để trữ kem và cũng không đúng thời hạn đã thỏa thuận. Lúc này tạp hóa Y phải đem hàng về và có trách nhiệm giao đúng thời hạn đã thỏa thuận. Trong một số trường hợp khác, người mua vẫn nhận hàng hóa khi giao hàng trước thời hạn thỏa thuận, có thể điều này còn phụ thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà hai bên giao kết.

Thứ hai, xử lý trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Việc xác

định thế nào là không phù hợp với hợp đồng được đề cập tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại 2005. Theo đó, NTD có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa được giao không đúng yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong trường hợp NTD nhận hàng nhưng chưa kịp thời/ không thể kiểm tra hàng hóa/ dịch vụ ngay khi nhận hàng hoặc bên bán không cho phép NTD kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán thì việc trả lại hàng hóa/ dịch vụ có hiệu lực không? Ở đây theo tác giả thì phải xét đến “thời điểm chuyển rủi ro” của hợp đồng. Trong trường hợp bên mua biết về những khiếm khuyết trên hàng hóa trước đó nhưng vẫn chấp nhận thì bên bán được

105

miễn trừ trách nhiệm. Và ngược lại, bên bán phải chịu trách nhiệm với bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa cho dù đã chuyển rủi ro cho bên mua106. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.3. Thanh toán

Phương thức thanh toán là nghĩa vụ của NTD107

, là một nội dung bắt buộc của hợp đồng nói chung108 và HĐGKTX nói riêng109. Cá nhân, tổ chức kinh doanh phải cung cấp phương thức thanh toán và thỏa thuận giá cả với NTD, đồng thời thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. Tác giả nhận thấy pháp luật hiện nay bỏ ngỏ phương thức thanh toán để các bên chủ động thỏa thuận với nhau tùy thuộc vào mỗi loại hợp đồng. Bên cạnh việc thỏa thuận về phương thức thanh toán, các bên có thể thỏa thuận về mức giá đề nghị giao kết, chi phí giao hàng, chi phí sử dụng phương tiện thông tin liên lạc… Bản thân pháp luật thương mại cũng đã có những chính sách nhất định để bảo vệ quyền lợi NTD thông qua việc ngừng thanh toán tiền mua hàng trong một số trường hợp có thể đem lại bất lợi cho NTD110.

Phương thức thanh toán trong HĐGKTX có thể được thực hiện thông qua một trong hai cách thức sau:

- Thanh toán bằng tiền mặt: là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực

tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán111. Quy định này được hiểu là việc NTD sẽ dùng tiền mặt để thanh toán trực tiếp cho các giao dịch từ xa khi nhận hàng hóa/dịch vụ. Ví dụ, đơn giản như việc đặt cơm trưa văn phòng, NTD gọi một cuộc điện thoại để đặt cơm, khi người giao hàng giao đến, NTD nhận thức ăn và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt; hoặc

- Thanh toán trực tuyến: được hiểu là một dịch vụ trung gian giúp NTD thanh

toán hàng hóa hoặc dịch vụ trên các website bán hàng, cho phép thanh toán trực tuyến và có liên kết với cổng thanh toán, phương thức này thể hiện rất rõ khi mua hàng trên các website TMĐT. Loại hình thanh toán này được thể hiện dưới nhiều hình thức như (i) thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế mang thương hiệu VISA, MASTER, JCB …

106 Khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Thương mại 2005.

107

Điều 50 Luật Thương mại 2005.

108 Điểm c khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.

109 Điểm d khoản 1 Điều 17 NĐ 99/2011/NĐ-CP.

110 Điều 51 Luật Thương mại 2005.

111

đối với các website, sàn TMĐT có liên kết112; (ii) thẻ ghi nợ nội địa như thẻ ATM (có tính năng thanh toán trực tuyến) hoặc ứng dụng Internet/ E-mobile banking …; (iii) ví điện tử như VNPAY, Payoo, VnMart … mà website, sàn TMĐT, điểm thanh toán có liên kết; (iv) chuyển khoản thông qua số tài khoản ngân hàng; (v) gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế (ít thông dụng hơn).

Hai phương thức thanh toán này đều có ưu, nhược điểm nhất định và tùy thuộc vào sự tin tưởng, thiện chí, thuận tiện mà các bên trong hợp đồng tự do lựa chọn. Thông thường, NTD sẽ lựa chọn phương thức thanh toán trực tuyến (gián tiếp) khi tin tưởng người bán hoặc đã mua hàng nhiều lần hoặc địa chỉ mua hàng hóa/ dịch vụ uy tín, hình thức này cũng phù hợp khi thực hiện HĐGKTX. Việc lựa chọn hình thức thanh toán nào đa phần ảnh hưởng đến rủi ro về chất lượng hàng hóa/ dịch vụ. Tuy nhiên, đối với việc NTD đặt mua dịch vụ thông qua các website, việc thanh toán bằng hình thức nào có thể ảnh hưởng đến thời gian nhận được dịch vụ đó. Cụ thể ở đây là việc mua các E-voucher trên các website như hotdeal.vn, muachung.vn cho dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, làm đẹp …Nếu NTD thanh toán trực tuyến, mã voucher sẽ được chuyển đến email hoặc SĐT đã đăng ký ngay lập tức sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, nếu NTD thanh toán bằng tiền mặt, voucher này sẽ mất một khoảng thời gian để được vận chuyển đến NTD; sau khi thanh toán và nhận hàng, NTD mới sử dụng được dịch vụ mà mình mong muốn. Việc lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến sẽ đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của NTD nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận một phần rủi ro về cam kết thực hiện dịch vụ sau khi thanh toán hoặc chất lượng dịch vụ kém.

Tóm lại, trong giai đoạn bùng nổ công nghệ như hiện nay, NTD có nhiều sự lựa chọn phương thức thanh toán hơn và cũng dần quen với việc sử dụng song song hai hình thức thanh toán này trong đời sống. Chính vì vậy, tác giả cho rằng pháp luật cần phải theo kịp và linh hoạt hơn để duy trì khung pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD.

112 Bài viết “Các hình thức thanh toán khi mua hàng trên mạng”, vnexpress.net/cac-hinh-thuc-thanh-toan-khi- mua-hang-tren-mang-2694522.html, truy cập ngày 27/09/2021.

2.2.1.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những trường hợp dẫn đến hệ quả hợp đồng bị chấm dứt. Bộ luật Dân sự 2015 quy định “một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Theo đó, HĐGKTX cũng có chung nguyên tắc này. Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào liên quan đến nghĩa vụ trong hợp đồng thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện. NĐ 99/2011/NĐ-CP quy định trường hợp “tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng NTD có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh biết”113.

Như vậy, quy định này là một “quyền năng” mà pháp luật trao của NTD, một mặt bảo vệ quyền lợi NTD đối với một số trường hợp sau khi ký kết hợp đồng mới phát hiện thông tin được cung cấp không chính xác, một mặt cảnh báo thương nhân về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD. Tuy nhiên, để đơn phương chấm dứt hợp đồng, theo tác giả thì pháp luật nên quy định rõ ràng rằng NTD phải có căn cứ về việc thông tin mà thương nhân cung cấp là không đúng, không đầy đủ. Nếu không có căn cứ về điều đó thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD bị xem ngược lại là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng114. Điều khoản này bảo vệ quyền lợi NTD nhưng trong một chừng mực nhất định, NTD phải đưa ra được căn cứ xác đáng để việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đó hợp pháp.

Trong trường hợp nêu trên, NTD không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng;

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 67)