Nhu cầu của xã hội đối với các công việc không tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 34)

Các công việc không tiêu chuẩn ngày càng phổ biến, mang lại nhiều giá trị kinh tế, xã hội như hiện nay là hệ quả của sự gia tăng “cung - cầu” loại hình công việc này. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết, công việc không tiêu chuẩn được xem là chiến lược để tiết kiệm chi phí cho người sử dụng lao động.

Trong QHLĐ, trong khi NLĐ luôn luôn muốn lương càng cao càng tốt thì NSDLĐ lại có mong muốn ngược lại, càng ít chi phí bỏ ra càng có lợi. Đối với NSDLĐ, mục tiêu chính khi tham gia hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận này được tạo ra không chỉ từ các hoa lợi, lợi tức có được từ quá trình sản xuất mà còn có được nhờ vào việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào. Nói cách khác, muốn tạo ra càng nhiều lợi nhuận trong sản xuất thì NSDLĐ phải tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào và đồng thời tăng nguyên liệu đầu ra. Thật vậy, lợi nhuận là tổng doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Chi phí bỏ ra càng thấp thì lợi nhuận thu được càng cao. Mục đích của của các nhà tư bản là muốn giá trị mới tạo ra phải luôn lớn hơn giá trị sức lao động20. Một trong số các chi phí đó là chi phí cho việc thuê mướn lao động. Do vậy, bằng cách này hay cách khác NSDLĐ thường có xu hướng giảm chi phí đầu tư, trong đó có chi phí thuê mướn lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ. Vì vậy, để có được lợi nhuận đòi hỏi NSDLĐ phải tận dụng tài sản sức lao động có chiến lược, hiệu quả. Bởi một trong những chiến lược quan trọng trong kinh doanh là xem lực lượng lao động quan trọng nhất. Thay vì kí hợp đồng với NLĐ dài hạn thì NSDLĐ sẽ tiến hành thuê họ làm việc trong một thời gian nhất định để phản ứng với các biến động do “cầu” tăng đột biến từ tính thời vụ trong sản xuất. Hơn nữa, việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động với các kỹ năng chuyên sâu, chi phí quản lý, giám sát công việc của họ và để tạo động lực và giữ chân những NLĐ tiềm năng, cốt cán này là rất tốn kém và thường phải trả mức lương cao. Vì vậy, việc sử dụng nhiều lao động không tiêu chuẩn được xem là một giải pháp khả thi góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đáp ứng các hạn chế về tài chính, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, công việc không tiêu chuẩn được xem như là chiến lược duy trì những người làm việc không có khả năng làm toàn thời gian và cũng là chiến lược giảm chi

20

Phạm Văn Sinh (2016), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, NXB. Chính trị Quốc gia, tr. 228, 229.

phí. Điều này cho phép doanh nghiệp đáp ứng các thay đổi về nhu cầu lao động trong ngày, trong tuần và theo giờ. Đồng thời cũng giúp đánh giá được chất lượng của công việc, dịch vụ và có thể thay thế ngay nếu dịch vụ hoặc nhân sự thực hiện công việc không đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, việc sử dụng lao động không tiêu chuẩn còn đáp ứng những vấn đề, lĩnh vực mà một doanh nghiệp chưa có thế mạnh, bù đắp lỗ hổng về thế mạnh chuyên môn. Chẳng hạn một công ty sản xuất máy lọc nước với chức năng cốt lõi là sản xuất hàng loạt máy lọc nước chất lượng cao nhưng lại không giỏi trong vấn đề quảng bá thương hiệu. Do đó, để quảng bá sản phẩm và thương hiệu thì doanh nghiệp đó cần thuê ngoài những chuyên gia giỏi về lĩnh vực này trong thời gian ngắn để đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Với mô hình doanh nghiệp nhỏ gọn không cần phải tuyển dụng và quản lý quá nhiều nhân viên. Một người nhưng có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau theo mô hình “kết hợp”, ở những doanh nghiệp khác nhau và những địa điểm làm việc khác nhau với thời gian linh hoạt. Chẳng hạn một người vừa làm kế toán vừa làm lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Hoặc NLĐ có thể tận dụng thời gian trống của mình ngoài các công việc cố định, sử dụng kinh nghiệm vốn có của mình để thực hiện các công việc không tiêu chuẩn nhằm có thêm thu nhập. Các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng quản lý trên hiệu quả công việc (KPI’s) thay vì quản lý thời gian làm việc. Việc tận dụng một lực lượng lao động có trình độ cao nhưng không cần qua quá trình đào tạo sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất và nhiều lợi ích khác. Ngoài việc tận dụng “sự sẵn có” về trình độ, kinh nghiệm của NLĐ, việc sử dụng NLĐ đối với các công việc không tiêu chuẩn còn tận dụng được “sự sẵn có” của công cụ lao động. Chẳng hạn những tài xế xe ôm công nghệ thay vì NSDLĐ phải trang bị công cụ lao động cho NLĐ để tạo ra lợi nhuận thì chính họ đã chuẩn bị sẵn công cụ lao động, cụ thể là phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, công việc không tiêu chuẩn có thể thu hút những người hưởng chế độ hưu trí có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và họ sẽ là cố vấn tuyệt vời cho thế hệ lao động trẻ hơn. Việc sử dụng lao động làm việc không tiêu chuẩn “rẻ hơn”, do mức lương thấp hơn hoặc tiết kiệm được các chi phí an sinh xã hội và những lợi ích khác. Chẳng hạn khi so sánh việc chấm dứt hợp đồng thì đối với các công việc không tiêu chuẩn không xác lập trên cở sở HĐLĐ thì họ chỉ có thể yêu cầu trả tất cả các khoản thanh toán đến hạn cho đến khi kết thúc hợp đồng. Còn nếu là NLĐ thì NSDLĐ khi muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải có cơ sở theo luật định và thực hiện đúng quy định của PLLĐ về trình tự, thủ tục. Nếu chấm dứt trái pháp luật

thì NSDLĐ phải thanh toán các chi phí nhất định ngoài khoản tiền lương được hưởng theo quy định tại HĐLĐ, bao gồm nhưng không giới hạn việc thanh toán tiền trợ cấp thôi việc, chi phí liên quan đến thủ tục thông báo trước và các khoản tiền có thể bồi thường khác. Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2019 cũng đặt ra thời hạn để hai bên thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên là “trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động”, trừ một số trường hợp luật cho phép có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Ngoài ra, điều luật này cũng đặt ra một số nghĩa vụ khác của NSDLĐ như hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữa của NLĐ; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. Một số doanh nghiệp trên thế giới ưa thích việc làm bán thời gian, đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ, chủ yếu để hỗ trợ linh hoạt trong nhiều giờ nhằm giảm chi phí chi trả cho nhiều khoản phúc lợi. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ và Canada, việc sử dụng nhiều lao động bán thời gian nhằm hỗ trợ tính linh hoạt trong giờ làm việc, nhưng cũng vì mức lương theo giờ thấp hơn và giảm các phúc lợi cho NLĐ bán thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng lao động làm việc không tiêu chuẩn có thể xuất phát từ những ưu đãi về thuế. Tại Hoa Kỳ, các điều khoản không phân biệt đối xử trong luật thuế Hoa Kỳ yêu cầu các công ty cung cấp một kế hoạch hưu trí hoặc BHYT để cung cấp cho các nhân viên, ngoại trừ nhân viên làm việc bán thời gian có thời gian làm việc ít hơn 35 giờ mỗi tuần để đủ yêu cầu ưu đãi về thuế. Do đó, bằng cách sử dụng nhân viên bán thời gian, NSDLĐ có thể nhận được lợi ích về ưu đãi thuế21.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm nhiều chi phí khác liên quan đến NLĐ được tuyển dụng như không gian, địa điểm làm việc, thiết bị làm việc, chi phí bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí tiện ích về điện, nước, chi phí đào tạo và các chi phí khác nhằm phục vụ cho NLĐ. Điều này góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, công việc không tiêu chuẩn với tính linh hoạt cao nên được nhiều người sử dụng lao động vận dụng trong quá trình sử dụng lao động.

Tính linh hoạt được thể hiện ở các khía cạnh: linh hoạt về thời gian thực hiện công việc, linh hoạt về không gian và cả trong khâu tuyển dụng và sử dụng. Công

21

việc không tiêu chuẩn không đòi hỏi NLĐ phải thực hiện công việc theo khuôn khổ thời gian quy định của pháp luật. Thay vào đó, với tính chất đặc thù của từng loại hình công việc mà NSDLĐ sẽ tuyển dụng và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả nhất. Do đó, đối với loại hình công việc này, người làm việc có thể chủ động sắp xếp thời gian để làm việc cho những công việc khác nhau, tùy thuộc vào sự cân đối thời gian biểu của họ. Việc này không chỉ đảm bảo về mặt tài chính đối với thu nhập của NLĐ mà còn tạo điều kiện để họ được chủ động về mặt thời gian khi thực hiện công việc của mình. Xét về khía cạnh không gian, công việc không tiêu chuẩn không bắt buộc NLĐ phải đến một nơi làm việc cố định để thực hiện công việc của mình. Thay vào đó, không gian làm việc của NLĐ rất đa dạng: có thể trên đường khi giao hàng, trả khách như các tài xế xe ôm công nghệ; trong gia đình của NSDLĐ đối với loại hình công việc giúp việc gia đình và gia sư hoặc bất kỳ địa điểm nào theo sự thống nhất giữa các bên. Mặt khác, tính linh hoạt này có thể nhận thấy thông qua quá trình tuyển dụng và sử dụng của NSDLĐ. Loại hình công việc này cũng không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn, chấp nhận sự đa dạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có thể là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo hoặc những NLĐ có kinh nghiệm dày dặn đã nghỉ hưu, họ tận dụng được kiến thức chuyên môn và kỹ năng vào công việc, vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình để kiếm thêm thu nhập. Đồng thời, việc tuyển dụng, sử dụng không cần khắt khe và theo quy trình như đối với các công việc thông thường. Sở dĩ các công việc không tiêu chuẩn không đặt ra yêu cầu này bởi đối tượng của loại hình công việc đa dạng về trình độ, không có mức tối thiểu về trình độ cho từng loại hình công việc. Hơn nữa, khi yêu cầu không quá cao thì NLĐ có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm và ngược lại NSDLĐ có thể chủ động trong việc lựa chọn ứng viên. Ngoài ra, có thể thấy một số công việc không tiêu chuẩn xuất hiện gần đây có sự tác động khoa học công nghệ thông qua các ứng dụng, đặc biệt tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh như dịch vụ giao hàng tiết kiệm, tài xế xe ôm công nghệ. Điều này cũng góp phần làm cho tính chất “linh hoạt” của công việc không tiêu chuẩn thể hiện rõ nét hơn.

Thứ ba, các công việc không tiêu chuẩn ngày càng phổ biến bởi đặc thù của các ngành nghề cần số lượng lao động lớn.

Các ngành nghề sử dụng công việc không tiêu chuẩn thường mang tính linh hoạt và có nhiều ưu việt. Đa số các ngành cần nhiều lao động trong một khoảng thời gian nhất định khi phát sinh nhu cầu đột biến. Việc sử dụng lao động thường không

ổn định theo mùa vụ hoặc tăng giảm tùy nhu cầu. Chẳng hạn các tài xế xe ôm công nghệ thường hoạt động mạnh vào những thời điểm người dùng cần đến dịch vụ, đặc biệt là các thời điểm tan tầm, thời điểm cần giao hàng. Hoặc đối với một số công việc cần nhiều lao động do nhu cầu sản xuất tăng đột biến. Quá trình này không kéo dài, không liên tục mà chỉ tạm thời diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và khi kết thúc thì NLĐ cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, ngành nghề sử dụng nhiều lao động không tiêu chuẩn truyền thống không đòi hỏi khắt khe về mặt chuyên môn. Bởi những ngành nghề này đa phần là những ngành sản xuất không yêu cầu cao về mặt công nghệ hoặc không cần lao động có chuyên môn. Những công việc này thường là công việc khá đơn giản, mang tính thủ công, không quá cầu kỳ, không cần thông qua đào tạo, không yêu cầu cao về tố chất, khả năng sáng tạo. Đối với một số công việc không tiêu chuẩn mới xuất hiện, chúng được hình thành và phát triển song hành cùng với các ngành nghề hiện đại như dịch vụ hỗ trợ sản xuất chẳng hạn các dịch vụ giao nhận (logistic đang phát triển mạnh mẽ giúp cho việc giao hàng nhanh và nhanh hơn nữa). Điều này tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị logistic hoặc các sàn thương mại điện tử hiện nay, từ đó tạo ra nhiều công việc không tiêu chuẩn trong các lĩnh vực này. Khi hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối rộng rãi. Để phủ sóng nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu, nhà đầu tư phải sử dụng các kênh thông tin trung gian như tiếp thị, quảng cáo. Mà các công việc này lại thường đòi hỏi rất nhiều NLĐ tham gia. Việc phân phối hàng hóa là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, nếu như sản xuất cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là dòng chảy lưu thông, duy trì sự sống cho nền kinh tế ấy22. Người sản xuất chuyên sâu vào hoạt động sản xuất làm tăng năng suất và khó có thể công ty nào cũng bao quát được toàn bộ mạng lưới người tiêu dùng. Trong khi đó, không chỉ đóng vai trò là người trung chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng mà NLĐ thực hiện công việc phân phối hàng hóa còn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với người tiêu dùng nên họ có thể thu thập dễ dàng các thông tin về nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm của khách hàng. Đây là những thông tin quan trọng và cần thiết cho nhà sản xuất để có thể nắm bắt những phản hồi của khách hàng kịp thời cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu thị trường, từ đó phát triển các sản phẩm có lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

22

Các ngành nghề sử dụng lao động không tiêu chuẩn thường là nơi cung cấp những hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ cần thiết thậm chí là thiết yếu cho toàn bộ người tiêu dùng trên toàn quốc nên nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó, ngày nay cùng với sự bùng nổ những tiến bộ công nghệ và “nền kinh tế chia sẻ” với các dịch vụ khách hàng sáng tạo, ưu việt, tiện lợi và chi phí thấp đã thúc đẩy các ngành nghề cần nhiều lao động không tiêu chuẩn phát triển mạnh mẽ. Chẳng hạn, việc sử dụng các dịch vụ giao hàng tiết kiệm ngày nay đã trở thành một “thói quen” của nhiều người. Có thể thấy, công việc không tiêu chuẩn xuất hiện ngày càng phổ biến với sự ưu việt về tính linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm. Đây là những lý do quan trọng khiến công việc không tiêu chuẩn ngày càng có sức hấp dẫn đối với NSDLĐ.

Việc hình thành và phát triển phổ biến của loại hình công việc không tiêu

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về quan hệ lao động đối với công việc không tiêu chuẩn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 34)