2.1.1. Quy định của pháp luật
Theo Từ điển Tiếng Việt, kiến nghị là “nêu ý kiến đề nghị về một việc chung
với cơ quan có thẩm quyền22”. Kiến nghị là “nêu ý kiến đề nghị về một vấn đề để cơ
quan có thẩm quyền xem xét giải quyết”23. Dưới góc độ pháp lý, kiến nghị là việc
cơ quan, tổ chức, cá nhân, đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục những vi phạm và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trong TTDS, kiến nghị là việc VKS đề nghị Tòa án thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm khi giải quyết vụ án dân sự. Trước đây, Điều 22 LTCVKSND 2002 quy định: Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự. Tuy nhiên, quy định này chưa phân định rõ khi nào VKS thực hiện quyền kháng nghị, khi nào thực hiện quyền kiến nghị.
Để thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013; khắc phục những bất cập của LTCVKSND 2002, LTCVKSND 2014 đã quy định rõ nét hơn về quyền kiến nghị của VKSND.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5, khoản 7 Điều 27 LTCVKSND 2014: Khi kiểm sát giải quyết vụ án dân sự trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, không thuộc trường hợp kháng nghị thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.
22
Trung tâm từ điển học (2014), tlđd (1), tr.679.
23
Khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015 quy định: “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật”.
Điều 20 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định: Viện trưởng VKS quyết định thực hiện các quyền kiến nghị, quy định tại BLTTDS và Thông tư liên tịch này; KSV quyết định thực hiện các quyền kiến nghị: Kiến nghị quy định tại các khoản 3, 6 và 8 Điều 58, khoản 4 Điều 236, điểm c khoản 1 Điều 254, Điều 255, Điều 258 BLTTDS; kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa; kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo khoản 1 Điều 194, khoản 3 Điều 364 BLTTDS.
Điều 6 Quy chế 364 quy định: Trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, nếu phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa vi phạm theo quy định tại Điều 5 Luật tổ chức VKSND và Điều 21 BLTTDS. Việc kiến nghị có thể đối với từng vi phạm cụ thể hoặc tập hợp nhiều vi phạm nhưng phải kịp thời.
Điểm a khoản 3 Điều 5 Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019 của VKSND tối cao, ban hành quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết
định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, quy định: “Đối với vi phạm ít nghiêm
trọng, công chức đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ án cụ thể hoặc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị chung”.
Theo các quy định trên, kiến nghị là quyền của VKS yêu cầu Tòa án, người tiến hành tố tụng, khắc phục vi phạm, thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Hoạt động kiến nghị của VKS áp dụng đối với hành vi, quyết định của Tòa án, người tiến hành tố tụng, có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng. Kiến nghị là phương thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS của VKSND. Mục đích của kiến nghị là chỉ ra hành vi, quyết định của Tòa án, người tiến hành tố tụng, có vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và yêu cầu khắc phục những vi phạm đó để giải quyết vụ án dân sự đúng đắn, chính xác.
2.1.2. Thực tiễn áp dụng Kết quả đạt được: Kết quả đạt được:
Theo số liệu báo cáo kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự trong 05 năm (2016 -2020) hai cấp VKSND tỉnh Bình Thuận đã ban hành 85 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm. Hầu hết các kiến nghị của VKS đều được Tòa án chấp nhận, thực hiện kiểm điểm rút kinh nghiệm và đã khắc phục.
Cụ thể24: TT NĂM SỐ LƢỢNG KIẾN NGHỊ 1 2016 13 2 2017 22 3 2018 15 4 2019 16 5 2020 19
Qua tổng kết công tác kiến nghị tại địa phương, tác giả nhận thấy:
Một, nội dung các kiến nghị của VKSND hai cấp tại tỉnh Bình Thuận, chủ yếu là kiến nghị khắc phục vi phạm về thời hạn tố tụng được quy định trong BLTTDS 2015. Việc vi phạm về thời hạn làm cho việc giải quyết vụ án dân sự kéo dài, không làm thay đổi căn bản nội dung vụ án, ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Nội dung kiến nghị tập trung vào những vấn đề sau: Yêu cầu khắc phục vi phạm thời hạn chuyển giao văn bản tố tụng, hồ sơ vụ án; thời hạn chuẩn bị xét xử; thực hiện thủ tục tố tụng; xác định chưa đúng luật nội dung và việc miễn, giảm, tính án phí.
Hai, kết quả công tác kiến nghị hầu hết được Tòa án chấp nhận và khắc phục. Ví dụ 10: Kiến nghị số 389/KN-VKSBB ngày 15/11/2019 của VKSND
huyện BB25.
VKSND huyện BB kiến nghị TAND huyện BB khắc phục một số vi phạm tố tụng của Tòa án gồm: Vi phạm về quy định sửa chữa, bổ sung quyết định công nhận thỏa thuận của đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình; về thủ tục nhận và xử lý
24
Báo cáo thống kê kết quả kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự các năm từ 2016 – 2020 của VKSND tỉnh Bình Thuận.
25
đơn khởi kiện; về mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; về thông báo kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Sau khi nhận được kiến nghị của VKS, ngày 03/12/2019 TAND huyện BB đã
có văn bản phúc đáp kiến nghị26 với nội dung kiến nghị của VKS là đúng, TAND
huyện BB sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm và khắc phục những sai sót mà VKS đã kiến nghị.
Ví dụ 11: Kiến nghị số 08/KN-VKS ngày 05/01/2019 của VKSND tỉnh BT27.
Trong vụ án này, VKSND tỉnh BT kiến nghị TAND thành phố PT khắc phục vi phạm về việc sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm không đúng quy định của BLTTDS 2015. Cụ thể: TAND thành phố PT đã sửa chữa thời gian tính lãi mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn từ 03/01/2018 đến ngày xét xử 30/11/2018 là 10 tháng 27 ngày với mức lãi suất 0,83%/tháng, sau đó đính chính thời gian tính lãi là từ 29/8/2016 đến ngày xét xử 30/11/2018 là 27 tháng, lãi suất 0,75%/tháng. Việc sửa chữa nêu trên đã làm tăng số tiền lãi mà bị đơn phải trả cho nguyên đơn. Đây là việc sửa về nội dung vụ án không phải sửa vì tính toán nhầm số liệu nên đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015. Ngày 10/01/2019 TAND
thành phố PT đã có văn bản trả lời kiến nghị28 chấp nhận khắc phục vi phạm,
nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Khó khăn, vướng mắc:
Qua thực tiễn thực hiện quyền kiến nghị khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, tác giả nhận thấy có những hạn chế, bất cập như sau:
Một, chưa có tiêu chí về xác định mức độ vi phạm để Viện kiểm sát thống nhất thực hiện quyền kháng nghị hoặc kiến nghị.
Khoản 2 Điều 5; Khoản 7 Điều 27 LTCVKSND 2014 và Quy chế 364 quy định: trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, không thuộc trường hợp kháng nghị thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay, TAND tối cao và VKSND tối cao chưa có văn bản hướng dẫn về hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có
26
Văn bản số 344/VP-TA ngày 03/12/2019 của TAND huyện Bắc Bình.
27
Kiến nghị số 08/KN-VKS ngày 05/01/2019 của VKSND tỉnh Bình Thuận.
28
vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng và vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Với tình hình trên, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như ban hành kiến nghị, kháng nghị, KSV lúng túng và khó giải thích cặn kẽ, chính xác. Trong ngành Kiểm sát, việc nhận thức về quy định này cũng khác nhau giữa các VKS cùng cấp hoặc các cấp.
Ví dụ 12: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà
Nguyễn Thụy Hiền và bị đơn Nguyễn Thị Thanh Hòa29.
Qua công tác kiểm sát, tác giả nhận thấy tại phiên tòa, nguyên đơn đã thay đổi số tiền lãi suất yêu cầu bị đơn phải trả từ 780.000.000 đồng xuống 779.000.000 đồng, giảm 1.000.000 đồng so với yêu cầu khởi kiện ban đầu đã được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, Tòa án tuyên xử đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 244 BLTTDS 2015. KSV đã đề xuất ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm trong tương lai và được lãnh đạo bộ phận thống nhất quan điểm đề xuất nhưng một số KSV khác trong cùng bộ phận và lãnh đạo cấp trên không đồng quan điểm ban hành kiến nghị vì lý do vi phạm này chưa đến mức kiến nghị mà chỉ nên trao đổi để Toà án khắc phục.
Với vụ án này, giữa KSV trong cùng bộ phận và với lãnh đạo cấp trên có sự không thống nhất về việc xác định mức độ vi phạm của Tòa án và hướng xử lý khắc phục sai phạm của TAND. Trong khi đó, Điều 244 BLTTDS quy định: Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Trong trường hợp này, theo tác giả, việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi số tiền lãi xuất yêu cầu bị đơn phải trả giảm xuống 1.000.000 đồng là đúng quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS vì việc thay đổi yêu cầu của nguyên đơn không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu. Việc Tòa án tuyên xử đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về lãi suất là không đúng quy định tại khoản 2 Điều 244 BLTTDS vì nguyên không rút một phần yêu cầu khởi kiện mà chỉ thay đổi yêu cầu. Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm pháp luật tố tụng và cần phải kiến nghị khắc phục vi phạm tương tự trong tương lai.
29
Ví dụ 13: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn: ông
Huỳnh Văn Tư, bà Nguyễn Thanh Tú và bị đơn bà Đinh Thị Lời30.
Năm 2012, vợ chồng nguyên đơn cho bị đơn mượn tiền nhiều lần với tổng số tiền 4.500.000.000 đồng (bốn tỷ năm trăm triệu đồng). Trong các giấy mượn tiền không có ghi lãi suất và thời hạn trả nợ. Năm 2013 và 2014, bị đơn đã chuyển nhượng cho vợ chồng nguyên đơn 02 thửa đất để cấn trừ số nợ 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng), số tiền còn lại 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng) bị đơn hẹn đến ngày 28/4/2016 sẽ trả nhưng không trả. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn phải trả số tiền 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng) và tiền lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày 20/02/2013 cho đến ngày xét xử.
Bản án số 19/2018/DS-ST ngày 25/6/2018 của TAND thành phố PT đã tuyên xử: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bà bị đơn phải trả cho vợ chồng nguyên đơn số tiền gốc và lãi là 1.921.875 đồng (một tỷ chín trăm hai mốt triệu tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng); bị đơn được miễn toàn bộ án phí, nguyên đơn không phải chịu án phí dân sợ sơ thẩm.
Nhận thấy, Tòa án có vi phạm trong việc tính lãi suất bị đơn phải trả cho nguyên đơn và vi phạm trong tính án phí đối với nguyên đơn khi tuyên xử nguyên đơn không phải chịu án phí đối với phần yêu cầu không được chấp nhận. Xác định đây là vi phạm ít nghiêm trọng nên KSV đã đề xuất lãnh đạo bộ phận ban hành kiến nghị và được lãnh đạo phụ trách thống nhất quan điểm đề xuất. Tuy nhiên, VKSND thành phố PT cho rằng vi phạm nêu trên của Tòa án cần phải ban hành kháng nghị. Do đó, lãnh đạo Viện đã tổ chức họp bộ phận kiểm sát dân sự, tại cuộc họp, KSV trực tiếp kiểm sát vụ án và các KSV khác đồng quan điểm ban hành kiến nghị. Đối với lãnh đạo bộ phận, mặc dù ban đầu đồng ý với quan điểm đề xuất của KSV nhưng sau khi tham khảo ý kiến từ các nguồn đã thay đổi quan điểm xác định mức độ vi phạm từ ít nghiêm trọng sang nghiêm trọng, từ ban hành kiến nghị sang ban hành kháng nghị. Do thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đã hết nên VKSND
thành phố PT đã có báo cáo đề nghị VKSND tỉnh BT ban hành kháng nghị31. Kết
quả, VKSND tỉnh BT đã banh hành kháng nghị theo thẩm quyền.
Trong vụ án này, cùng là một vi phạm nhưng xác định mức độ vi phạm là khác nhau, tùy thuộc vào nhận định chủ quan của cá nhân. Theo tác giả, vụ án này,
30
Phiếu kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự số 683/PKS-VKS-DS ngày 04/7/2018 của VKSND thành phố Phan Thiết.
31
VKS phải ban hành kháng nghị. Bởi, trong các giấy mượn tiền của bị đơn không có ghi lãi suất và thời hạn trả nợ. Trong đơn khởi kiện và quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả số tiền 1.500.000.000 đồng và tiền lãi suất theo quy định của pháp luật kể từ ngày 28/02/2013 cho đến ngày xét xử,