2.2.1. Quy định của pháp luật
Khoản 2 Điều 5 LTCVKSND 2014 quy định: Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo quy định của pháp luật.
BLTTDS 2015 quy định về thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị tại các Điều 41, Điều 141, Điều 194, Điều 319. Theo Điều 41 BLTTDS, VKS có quyền kiến
nghị quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và trong thời hạn 03 ngày Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết kiến nghị của VKS. Theo Điều 141 BLTTDS, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết kiến nghị của VKS về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được, kiến nghị. Theo khoản 3, 6 và 7 Điều 194 BLTTDS, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét giải quyết kiến nghị của VKS về việc trả lại đơn khởi kiện và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của VKS thì Chánh án tòa án trên một cấp phải giải quyết. Theo khoản 2 Điều 319 BLTTDS, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định: Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn; hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Theo khoản 3 Điều 35 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS, Tòa án phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho VKS đã kiến nghị biết. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án có văn bản thông báo lý do cho VKS biết và trả lời cho VKS trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Với các quy định như trên về thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị của VKS, tác giả nhận thấy:
Một, thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị trong tố tụng chưa đầy đủ, toàn diện. Hai, thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị trong pháp luật TTDS chưa có sự thống nhất, đồng bộ.
Ba, nội dung kiến nghị mà VKSND thực hiện nhiều nhất là kiến nghị khắc phục vi phạm về thời hạn tố tụng; trình tự, thủ tục tố tụng; áp dụng pháp luật nội dung thì không được quy định thời hạn giải quyết, trả lời.
2.2.2. Thực tiễn áp dụng Kết quả đạt được: Kết quả đạt được:
Từ những quy định của pháp luật về quyền kiến nghị khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự cũng như xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKSND, thời gian qua, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thực hiện khá tốt quyền kiến nghị.
Ví dụ 16: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tâm, bà Lê Thị Kim Hòa và bị đơn ông Hoàng Trúc, bà Hà Thị
Thúy Hằng36.
Bản án số 50/2018/DS-ST ngày 30/11/2018 của TAND thành phố PT và Quyết định số 03/QĐ-ST sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm ngày 13/12/2018 của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nhận thấy: Thẩm phán đã sửa chữa, bổ sung bản án không đúng quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015 về sửa chữa, bổ sung bản án nên VKSND tỉnh BT đã ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Chấp nhận kiến nghị khắc phục vi phạm, TAND thành phố PT đã có công văn trả lời kiến
nghị ngày 10/01/201937 (sau 05 ngày kể từ ngày VKS ban hành kiến nghị).
Ví dụ 17: Vụ án “Ly hôn, chia tài sản chung, nợ chung” của TAND huyện HTB38.
Ngày 26/12/2019 TAND huyện HTB ra thông báo hoãn phiên tòa với nội dung: Hoãn phiên tòa xét xử ngày 27/12/2019, thời gian địa điểm, mở lại phiên tòa sẽ được thông báo sau. Ngày 06/02/2020 Tòa án HTB mới ra thông báo mở lại phiên tòa vào ngày 03/03/2020. Như vậy thời hoãn phiên tòa là 02 tháng 05 ngày đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS 2015. VKSND huyện HTB đã ban hành Kiến nghị số 22/KN-VKS ngày 17/02/2020 yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm và gửi đến Tòa án cùng ngày. Chấp nhận khắc phục vi phạm, TAND huyện HTB đã
có công văn trả lời kiến nghị ngày 20/02/202039 (sau 03 ngày kể từ ngày VKS ban
hành kiến nghị).
Đây là một số kết quả của công tác kiến nghị của VKS và được Tòa án trả lời và chấp nhận. Những kiến nghị này đều nêu căn cứ pháp lý rõ ràng, các nội dung vi phạm của Tòa án được phân tích cụ thể, chỉ ra sai phạm chính xác.
Khó khăn, vướng mắc:
Trên cơ sở thực tiễn thực hiện hoạt động khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, tác giả nhận thấy có những tồn tại, vướng mắc sau:
Thứ nhất, Tòa án không thống nhất về thời hạn giải quyết kiến nghị và trả lời cho VKS kết quả thực hiện quyền kiến nghị.
Thứ hai, một số Tòa án không xem xét, trả lời hoặc chỉ trả lời sau khi được VKSND và Tòa cấp trên đề nghị, nhắc nhở.
36
VKSND tỉnh Bình Thuận, ttđd (27).
37
TAND thành phố Phan Thiết, tlđd (28).
38
Kiến nghị số 22/KN-VKS ngày 17/02/2020 của VKSND huyện Hàm Thuận Bắc.
39
Ví dụ 18: Vụ án “Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Cao Thị Kim Tuyến và bị đơn là ông Phan Duy Hùng,
bà Nguyễn Thị Thanh Loan40.
TAND huyện HTB, xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số 16/2020/DS-ST ngày 17/9/2020. Phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm trong việc áp dụng pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng nên VKSND tỉnh BT ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, 18 ngày sau, kể từ ngày ban hành kiến nghị, ngày 11/12/2020 VKSND tỉnh BT mới nhận được công văn trả lời kiến nghị
ngày 07/12/202041của TAND huyện HTB.
Ví dụ 19: Bản án số 17/2015/HNGĐ-ST ngày 09/6/2015 của TAND huyện HTN và Bản án số 15/HNGĐ-PT ngày 22/8/2016 của TAND tỉnh BT. Phát hiện hai bản án trên có vi phạm pháp luật khi xét xử, VKSND tỉnh BT đã ban hành Kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm số 924/KN.VKS.P9 ngày 04/10/2016. Đến ngày
31/10/2016 TAND tỉnh BT mới ban hành văn bản phúc đáp kiến nghị42, là 27 ngày.
Ví dụ 20: Vụ án “Tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung”43.
Thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nhận thấy, TAND huyện HT không xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, VKSND tỉnh BT đã ban hành Kiến nghị số 737/KN-VKS ngày 08/7/2019 yêu cầu TAND huyện HT khắc phục vi phạm và trả lời bằng văn bản cho VKSND tỉnh BT. Tuy nhiên, TAND huyện HT không thực hiện việc trả lời. Sau khi VKSND tỉnh BT phản ánh với TAND tỉnh BT và TAND tỉnh có Văn bản số 179/TABT-KTNV ngày 26/7/2019 thì ngày 05/8/2019 TAND huyện HT mới
có công trả lời kiến nghị44 của VKSND tỉnh BT, là sau 28 ngày.
Ví dụ 21: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”45.
VKSND tỉnh BT nhận thấy Bản án số 15/2016/DS-ST ngày 28/7/2016 của TAND huyện TL chưa tuân thủ quy định của pháp luật về xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức nên VKSND tỉnh BT đã ban hành kiến nghị đối với TAND huyện TL và yêu cầu trả lời kết quả khắc
40
VKSND tỉnh Bình Thuận, tlđd (32).
41
TAND huyện Hàm Thuận Bắc, tlđd (33).
42
Công văn số 366/TDS ngày 31/10/2016 của TAND tỉnh Bình Thuận.
43
Kiến nghị số 737/KN-VKS ngày 08/7/2019 của TAND tỉnh Bình Thuận.
44
Công văn số 233/BC-TA ngày 05/8/2019 của TAND huyện Hàm Tân.
45
phục vi phạm bằng văn bản cho VKSND tỉnh BT. Tuy nhiên, đến nay TAND huyện TL vẫn chưa xem xét, trả lời.
Qua các trường hợp nêu trên, có thể thấy, do pháp luật không quy định cụ thể thời hạn xem xét, trả lời kiến nghị cũng như trách nhiệm của Tòa án khi không giải quyết, trả lời kiến nghị của VKS nên các Tòa án không thực hiện hoặc trả lời theo các khoảng thời gian khác nhau. Về thời hạn trả lời, tại Công văn số 2964/VKSTC- V14 ngày 19/7/2018 của VKSND tối cao về giải đáp thắc mắc pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật, có nội dung giải đáp: Khi ban hành kiến nghị VKS cần nêu rõ thời hạn trả lời, nếu hết thời hạn mà Tòa án không trả lời thì báo cáo VKS cấp trên để kiến nghị. Tuy nhiên, vì đây không phải là văn bản liên tịch giữa hai ngành nên Tòa án không tuân thủ.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc:
Thứ nhất, TAND tối cao và VKSND tối cao chưa có thống nhất liên ngành về thực hiện trả lời kiến nghị của VKS. Vì vậy, có nhiều trường hợp, VKS ban hành kiến nghị, mỗi Tòa án trả lời trong thời hạn khác nhau hoặc không xem xét trả lời.
Thứ hai, pháp luật TTDS quy định về thời hạn xem xét, trả lời kiến nghị của VKS chưa đầy đủ, chi tiết, cụ thể nên VKS yêu cầu Tòa án trả lời kiến nghị trong thời hạn nhất định theo hướng dẫn của ngành Kiểm sát là không khả thi, hiệu quả.
Thứ ba, pháp luật không quy định chế tài xử lý khi Thẩm phán không xem xét trả lời kiến nghị của VKS.
Thứ tư, công tác chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra của Tòa án về kết quả xem xét, trả lời kiến nghị của VKS chưa được quan tâm đúng mức nên công tác trên không được thực hiện đầy đủ, triệt để.
2.2.3. Giải pháp, kiến nghị
Từ thực tiễn thi hành về thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị, tác giả kiến nghị: Một, bổ sung, sửa đổi Điều 20 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC theo hướng như sau: Tòa án xem xét giải quyết, trả lời kiến nghị của VKS
trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hạn xem xét giải quyết, trả lời kiến nghị của VKS là 15 ngày làm việc theo kiến nghị là phù hợp với thực tiễn của công tác kiến nghị của VKS và trả lời kiến nghị của Tòa án. Trước mắt, liên ngành VKSND và TAND cần thống nhất thời
hạn xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của VKS theo hướng của Công văn số 2964/VKSTC-V14 ngày 19/7/2018 của VKSND tối cao về giải đáp thắc mắc pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật. Thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Hai, lãnh đạo ngành TAND, VKSND cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc kiến nghị cũng như việc xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị một cách thường xuyên, định kỳ phúc tra việc thực hiện các hoạt động trên trong ngành của mình và rút kinh nghiệm trong phối hợp liên ngành. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của việc kiến nghị cũng như việc xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Quyền kiến nghị là phương thức giúp cho việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án khắc phục những vi phạm ít nghiêm trọng. Qua việc nghiên cứu về quyền kiến nghị của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, tác giả rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất, căn cứ kiến nghị của Viện kiểm sát khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, vẫn chưa hoàn thiện. Đây là trở ngại cho công tác kiến nghị và trả lời kiến nghị từ Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân.
Thứ hai, thời hạn xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị chưa được quy định đầy đủ, cụ thể nên cần phải bổ sung, hoàn thiện.
Thứ ba, thực tiễn áp dụng pháp luật về kiến nghị, xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị chưa thống nhất, đồng bộ. Các kiến nghị có căn cứ, đúng pháp luật chưa được tiếp thu, sửa chữa, thậm chí tiếp tục sai phạm.
Thứ tư, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiến nghị; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị là cần thiết và cấp bách.
Thứ năm, trên cơ sở bất cập của pháp luật, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiến nghị; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị.
KẾT LUẬN
Việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng xét cả dưới gốc độ lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Quyền yêu cầu, kiến nghị là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Thực hiện tốt quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự góp phần đảm bảo hiệu quả của công tác xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân.
Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, cho thấy:
Một, pháp luật về quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự vẫn chưa hoàn thiện, đầy đủ.
Hai, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự là nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Ba, thực tiễn cho thấy, việc chưa hoàn thiện pháp luật về quyền yêu cầu, kiến nghị dẫn đến hậu quả là một số vụ án dân sự giải quyết chưa đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Bốn, việc hoàn thiện pháp luật và thi hành về quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự là định hướng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật