Quy định của pháp luật về dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâ mô đối với ngƣời dƣới 16 tuổ

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI

2.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi đối với ngƣời dƣới 16 tuổi

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS năm 2015) về bị hại thì:“Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Trong nhóm các tội xâm phạm tình dục tại Chương XIV BLHS nói chung và Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nói riêng, dấu hiệu tuổi của bị hại là một trong những căn cứ quan trọng để định tội danh, phân biệt giữa các tội phạm và định khung hình phạt, quyết định hình phạt. BLHS 2015 đã quy định cụ thể tuổi của nạn nhân là dưới 16 tuổi vào trong cấu thành tội phạm cơ bản của Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS). Trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) đã quy định cụ thể hành vi dâm ô của người đủ 18 tuổi trở lên đối với người dưới 16 tuổi.

Về việc xác định tuổi của bị hại là người dưới 16 tuổi, các quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 về thối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự (TTLT 06/2018) cũng đã quy định và hướng dẫn về việc xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi, là trẻ em trong các vụ án hình sự.

Việc xác định độ tuổi của người hại nói chung và độ tuổi người dưới 18 tuổi nói riêng được xem là yêu cầu bắt buộc của cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo TTLT 06/2018, để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng mọi biện pháp để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của họ, căn cứ vào các tài liệu hợp pháp như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu.17 Tài liệu, chứng cứ nêu trên phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập theo trình tự, thủ tục

17

đúng với quy định của pháp luật. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 BLTTHS để xác định tuổi của họ. Và trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Liên quan đến vấn đề xác định tuổi của bị hại là người dưới 16 tuổi trong trường hợp phải suy đoán do không xác định được chính xác mà chỉ xác định được khoảng thời gian thì quy định tại TTLT 06/2018 đã khác so với trước đây. Đây là vấn đề liên quan đến việc suy đoán thì phải suy đoán theo hướng có lợi cho người bị hại dưới 16 tuổi hay suy đoán theo hướng có lợi cho người phạm tội. Trước đây, khi áp dụng các quy định của BLTTHS 2003 thì không có điều luật nào quy định về cách xác định độ tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi. Do đó, việc xác định tuổi của người bị hại có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng, khi xác định tuổi của người bị hại thì phải căn cứ vào nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, ngược lại, có ý kiến cho rằng, nếu theo hướng có lợi cho người phạm tội thì lại không có lợi cho người bị hại18

. Để giải quyết trường hợp này, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC- BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 đã hướng dẫn cách xác định độ tuổi đối với bị can, bị cáo và người bị hại là người chưa thành niên. Theo đó, việc xác định độ tuổi của người bị hại theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo19

. Ví dụ: nếu chỉ biết bị hại sinh vào tháng 03 năm 2004 thì xác định ngày sinh của bị hại là ngày 01/03/2004.

18

Đinh Văn Quế (2018), "Xác định tuổi của người bị hại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Kiểm sát số 10/2018, https://kiemsat.vn/ve-xac-dinh-tuoi-cua-nguoi-bi-hai-50249.html, truy cập ngày 11/11/2020.

19

Điều 12 TTLT Số 01/2011. Xác định tuổi của ngƣời bị hại là ngƣời chƣa thành niên

Việc xác định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì tuổi của họ được xác định như sau:

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)