Kiến nghị hoàn thiện xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổ

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

2.3. Kiến nghị hoàn thiện xác định dấu hiệu tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổ

Các quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018 đã quy định và hướng dẫn rõ về cách thức xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, thể hiện việc suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho người bị buộc tội và có lợi cho bị hại là người dưới 16 tuổi.

Theo ThS. Đinh Văn Đoàn: “Cách xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi như trong BLTTHS 2015 là chưa hợp lý. Cách xác định tuổi này nếu chỉ dùng để áp dụng thủ tục đối với bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích của họ thì hợp lý, nhưng nếu dùng để truy cứu TNHS đối với người bị buộc tội thì lại gây bất lợi cho người bị buộc tội và chưa phù hợp với chuẩn mực pháp lý quốc tế, cũng như trong quy định của Hiến pháp, BLTTHS Việt Nam về nguyên tắc suy đóan vô tội”.25

Như vậy, về quan điểm khoa học, tác giả cho rằng có thể chia ra làm hai trường hợp:

+ Tính tuổi của bị hại để áp dụng thủ tục tố tụng riêng đối với họ: áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị hại (TTLT 06/2018).

+ Tính tuổi của bị hại để truy cứu TNHS đối với người phạm tội (áp dụng luật nội dung – BLHS): áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng không chia thành hai trường hợp như trên mà có thể chỉ căn cứ TTLT 06/2018 để xác định tuổi của bị hại, làm căn cứ để truy cứu TNHS và áp dụng thủ tục tố tụng hình sự phù hợp (như trong vụ án tác giả đã phân tích).

Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018 theo hướng đảm bảo cả quyền lợi của bị hại là người dưới 16 tuổi nói chung và trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) nói riêng, đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được Hiến pháp và BLTTHS ghi nhận. Việc sửa đổi này cần tiến hành song song hai nội dung:

Một là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 417 BLTTHS 2015 theo hướng tách cách xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi (trong đó có bị hại dưới 16

25

Đinh Văn Đoàn (2017), “Thủ tục tố tụng đối với bị hại là người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 6 (350), tr.25.

tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) để áp dụng thủ tục tố tụng riêng đối với họ thì áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị hại (như nội dung hiện nay tại Điều 417 BLTTHS và TTLT 06/2018); Tính tuổi của bị hại để truy cứu TNHS đối với người phạm tội (áp dụng luật nội dung – BLHS): áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Hai là, trong thời gian chưa sửa đổ, bổ sung Điều 417 BLTTHS thì ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi TTLT 06/2018 với những nội dung như trên, nghĩa là xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi (trong đó có bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) để áp dụng thủ tục tố tụng riêng đối với họ thì áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị hại (như nội dung hiện nay tại Điều 417 BLTTHS và TTLT 06/2018); Tính tuổi của bị hại để truy cứu TNHS đối với người phạm tội (áp dụng luật nội dung – BLHS): áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Những sửa đổi bổ sung này sẽ vừa đảm bảo quyền lợi của bị hại là người dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được Hiến pháp và BLTTHS ghi nhận.

Kết luận Chƣơng 2

Trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, dấu hiệu tuổi của bị hại là một trong những căn cứ quan trọng để định tội danh, phân biệt giữa các tội phạm và định khung hình phạt, quyết định hình phạt. BLHS 2015 đã quy định cụ thể tuổi của nạn nhân là dưới 16 tuổi.

Liên quan đến vấn đề xác định tuổi của bị hại là người dưới 16 tuổi trong trường hợp phải suy đoán do không xác định được chính xác mà chỉ xác định được khoảng thời gian thì quy định tại Điều 417 BLTTHS và TTLT 06/2018 đã có hướng dẫn. Tuy nhiên, TTLT 06/2018 đã quy định và hướng dẫn về cách thức xác định tuổi của bị hại dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, thể hiện việc suy đoán theo chiều hướng bất lợi cho người bị buộc tội và có lợi cho bị hại là người dưới 16 tuổi. Một số quan điểm cho rằng quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định trong Hiến pháp và BLTTHS.

Chính vì vậy, theo quan điểm cuả tác giả, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điều 417 BLTTHS 2015 và TTLT Số 06/2018 theo hướng đảm bảo cả quyền lợi của bị hại là người dưới 16 tuổi nói chung và trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) nói riêng, đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã được Hiến pháp và BLTTHS ghi nhận. Việc sửa đổi này cần tiến hành song song hai nội dung:

Một là, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 417 BLTTHS 2015 theo hướng tách cách xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi (trong đó có bị hại dưới 16 tuổi trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi) để áp dụng thủ tục tố tụng riêng đối với họ thì áp dụng theo nguyên tắc có lợi cho bị hại (như nội dung hiện nay tại Điều 417 BLTTHS và TTLT 06/2018); Tính tuổi của bị hại để truy cứu TNHS đối với người phạm tội (áp dụng luật nội dung – BLHS): áp dụng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Hai là, trong thời gian chưa sửa đổ, bổ sung Điều 417 BLTTHS thì ban hành văn bản hướng dẫn, sửa đổi TTLT 06/2018 với những nội dung như trên.

KẾT LUẬN

Tội phạm hình sự nói chung, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đang là một trong những vấn đề báo động ở nước ta trong thời gian vừa qua và đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần đối với trẻ em- thế hệ tương lai của đất nước. Nhà nước và các ban ngành chức năng, truyền thông báo chí cũng đã có những hành động, chương trình cụ thể để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên đến nay, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS) vẫn có những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng; công tác bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng xâm hại tình dục vẫn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản. Thực tế, trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu, trên sân chơi, ở trường học hay thậm chí ở trong chính ngôi nhà của mình. Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 16 tuổi. Nhiều em còn chưa đến tuổi đi học, thậm chí có em mười mấy tháng tuổi đã trở thành nạn nhân của những kẻ đi xâm hại. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng: Có kẻ mới 14-15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 70 tuổi. Thậm chí trong gia đình trẻ bị xâm hại tình dục bởi bố đẻ và ông nội trong nhiều năm, nhiều vụ việc gây chấn động dư luận trong thời gian qua bị phát giác. Kẻ xâm hại tình dục cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ – người mà hầu như cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tôn kính và tin tưởng tuyệt đối, như sự việc tại một trường tiểu học đã được báo chí phát giác.

BLHS 2015, NQ 06/2019/NQ-HĐTP đã có những quy định và hướng dẫn rõ hơn về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS). Tuy nhiên, các quy định, hướng dẫn trong BLHS 2015, NQ 06/2019/NQ-HĐTP và thực tiễn áp dụng vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Do đó, trong phạm vi của luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá những vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm và dấu hiệu độ tuổi của bị hại trong Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS), từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. Những nghiên cứu, kiến nghị của tác giả hy vọng sẽ hữu ích trong việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiẹn các quy định của BLHS về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này.

Một phần của tài liệu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)