II. Các khoản phải trả dài hạn 43.158 42.847 311 0,73%
3. Hệ số các khoản nợ phải thu
Lần
so với các khoản nợ phải trả 0,343 0,532 -0,1890 -35,53%
Kỳ này Kỳ trước
Doanh thu thuần về BH& CCDV Triệu đồng 3.426.914 3.599.637 -172.723 -4,80%
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân Triệu đồng 231.678 271.319 -39.641 -14,61%
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân Triệu đồng 497.332 505.697 -8.365 -1,65%
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 2.821.007 3.036.689 -215.682 -7,10%
4. Hệ số thu hồi nợ Lần 14,792 13,267 1,525 11,49%
5. Kỳ thu hồi nợ bình quân Ngày 24,338 27,135 -2,797 -10,31%
6. Hệ số hoàn trả nợ Lần 5,672 6,005 -0,333 -5,55%
7. Kỳ trả nợ bình quân Ngày 63,470 59,950 3,520 5,87%
• Phân tích các khoản phải thu:
- Về quy mô nợ phải thu: Các khoản phải thu của công ty cuối năm 2020 là 201.476 triệu giảm so với đầu năm 2020 là 60.531 triệu với tỷ lệ giảm 23,1%. Việc giảm các khoản phải thu nói trên là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm 60.658 triệu tỷ lệ giảm 23,15% và các khoản phải thu dài hạn tăng 127 triệu. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm chủ yếu là do phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 57.650 triệu tỷ lệ giảm 17,18%. Trong khi đó Trả trước người bán ngắn hạn tăng 3.657 triệu tỷ lệ tăng 172,66%; Phải thu khác tăng 1.557 triệu với tỷ lệ 10,08%; Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 8.222 triệu với tỷ lệ 9,02%. Các khoản phải thu dài hạn tăng lên là do trong năm 2020 công ty có thêm khoản phải thu dài hạn là 127 triệu. Các khoản phải thu giảm chứng tỏ số vốn công ty bị chiếm dụng cuối năm so với đầu năm đã giảm đi
- Về cơ cấu nợ phải thu: Hệ số các khoản phải thu cuối năm 2020 là 0,069 lần, đầu năm là 0,091 lần giảm 0,022 lần với tỷ lệ giảm 24,18%. Như vậy tại thời điểm đầu năm 2020 trong tổng tài sản của công ty có 0,091 phần vốn bị chiếm dụng nhưng đến cuối năm 2020
thì trong tổng tài sản của công ty chỉ có 0,069 phần vốn bị chiếm dụng => Mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm là giảm đi.
-Về quản trị nợ phải thu: Hệ số thu hồi nợ của công ty năm 2020 là 14,792 lần, năm 2019 là 13,267 lần tăng 1,525 lần với tỷ lệ tăng 11,49%. Từ đó kỳ thu hồi nợ bình quân của công ty năm 2020 là 24,338 ngày, trong năm 2019 là 27,135 ngày giảm 2,797 ngày. Như vậy trong năm 2019 bình quân các khoản phải thu ngắn hạn quay được 13,267 lần và 1 lần luân chuyển các khoản phải thu trong năm hết 27,135 ngày nhưng đến năm 2020 thì bình quân các khoản phải thu ngắn hạn quay được 14,792 lần và 1 lần luân chuyển các khoản phải thu trong năm 2020 chỉ hết 24,338 ngày => Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2020 nhanh hơn so với năm 2019. Như vậy về cơ bản trong năm 2020 công ty làm tốt công tác quản trị nợ phải thu. Việc vốn của công ty ít bị chiếm dụng hơn có thể giúp công ty tăng cơ hội đầu tư sinh lời, giảm chi phí cho công tác quản lý và thu hồi nợ. Tuy nhiên khi thắt chặt chính sách tín dụng có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu do đó công ty cần phải xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
• Phân tích các khoản phải trả:
- Về quy mô nợ phải trả : Các khoản phải trả cuối năm 2020 là 588.875 triệu tăng so với đầu năm 2020 là 97.081 với tỷ lệ tăng 19,74%. Việc tăng các khoản phải trả nói trên là do các khoản phải trả ngắn hạn của công ty cuối năm so với đầu năm tăng 96.770 triệu với tỷ lệ tăng 21,55% và các khoản phải trả dài hạn tăng 311 triệu với tỷ lệ tăng 0,73%. Các khoản phải trả ngắn hạn tăng chủ yếu là do phải trả người bán tăng 72.169 triệu tỷ lệ tăng 38,97%; Người mua trả tiền trước tăng 8.023 triệu tỷ lệ tăng 25,26%; Chi phí phải trả ngắn hạn tăng 1.649 triệu với tỷ lệ tăng 23,67%; Phải trả ngắn hạn khác tăng 461 triệu với tỷ lệ tăng 2,87%; Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 20.557 triệu với tỷ lệ tăng 32,83%. Tuy nhiên các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi 2.768 triệu tỷ lệ giảm 39,22%; Phải trả người lao động giảm 3.321 triệu với tỷ lệ giảm 2,38%. Các khoản phải trả dài hạn tăng là do Dự phòng phải trả dài hạn 583 triệu với tỷ lệ tăng 2,37%; Phải trả dài hạn khác giảm 272 triệu với tỷ lệ giảm 1,49%. Việc tăng các khoản phải trả nói trên chứng tỏ số vốn công ty đi chiếm dụng cuối năm so với đầu năm tăng và các khoản này nếu chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn hợp lý bởi vì đây là những khoản vốn công ty đi chiếm dụng không phải trả lãi.
- Về cơ cấu nợ phải trả: Hệ số các khoản phải trả của công ty cuối năm là 0,201 lần, đầu năm là 0,171 lần tăng 0,03 lần tỷ lệ tăng 17,54%. Như vậy tại thời điểm đầu năm 2020 trong tổng tài sản của công ty có 0,171 phần tài trợ từ vốn đi chiếm dụng nhưng đến cuối năm 2020 trong tổng tài sản của công ty đã có 0,201 phần vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng => Mức độ vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng trong tổng tài sản cuối năm so với
đầu năm tăng lên.
- Về tình hình quản trị nợ phải trả: Hệ số hoàn trả nợ của công ty năm 2020 là 5,672 lần, năm 2019 là 6.005 lần giảm 0,333 lần với tỷ lệ giảm 5,55% . Từ đó kỳ trả nợ bình quân
của công ty năm 2020 là 68,952 ngày năm 2019 là 63,312 ngày tăng 3,64 ngày với tỷ lệ tăng 5,57%. Như vậy trong năm 2019 bình quân các khoản phải trả ngắn hạn quay được 5,512 lần và 1 lần luân chuyển các khoản phải trả trong năm hết 65,312 ngày nhưng đến năm 2020 thì 1 bình quân các khoản phải trả ngắn hạn quay được 5,221 lần và 1 lần luân chuyển các khoản phải trả trong năm hết 68,952 ngày => Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả của công ty năm 2020 chậm hơn năm 2019. Công tác quản trị nợ phải trả của công ty chưa được tốt. Việc sử dụng vốn đi chiếm dụng cần lưu ý đến thời gian hoàn trả nợ tránh tình huống quá hạn nợ khiến cho uy tín của công ty bị giảm sút. Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích các khoản phải trả để có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
• Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và phải trả
- Các khoản phải thu của công ty cuối năm 2020 là 201.467 triệu trong khi đó các khoản phải trả tại thời điểm này là 588.875 triệu. Như vậy tại thời điểm cuối năm 2020 công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm vốn là 47.047 triệu. Tại thời điểm đầu năm 2020 các khoản phải thu là 262.007 triệu trong khi đó các khoản phải trả tại thời điểm này là 491.794 triệu và tại thời điểm đầu năm số vốn công ty đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng là 229.787 triệu. Mặt khác hệ số phải thu so với phải trải cuối năm là 0,343 lần đầu năm là 0,532 lần giảm 0,189 lần với tỷ lệ giảm 35,53%. Như vậy cuối năm so với đầu năm công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng vốn và các khoản này nếu chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn hợp lý.
• Kết luận chung
Quy mô nợ phải thu cuối năm so với đầu năm giảm, Quy mô nợ phải trả cuối năm so với đầu năm tăng. Mức độ vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản cuối năm so với đầu năm giảm tuy nhiên mức độ vốn được tài trợ từ vốn đi chiếm dụng cuối năm so với đầu năm tăng. Trong năm 2020 về cơ bản công ty đã làm tốt công tác quản trị nợ phải thu nhưng quản trị nợ phải trả chưa tốt.
• Biện pháp
- Giải pháp đối với nợ phải thu: Công ty cần phải đa dạng hình thức bán hàng, có chính sách bán hàng đối với từng đối tượng cụ thể (khách hàng truyền thống, tiềm năng..), phân tích năng lực tài chính của khách hàng trước khi đưa ra chính sách bán chịu phù hợp. Đối với công nợ phải thu ngắn hạn đặc biệt là công nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng cần chi tiết công nợ theo từng đối tượng và thức đánh giá công nợ theo đối tượng theo định kỳ để có các biện pháp thu hồi và xử lý công nợ phù hợp, kịp thời, cũng như là đưa ra các chính sách tín dụng, điều khoản thanh toán cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng đã phân tích.
- Giải pháp đối với nợ phải trả: Tôn trọng thời hạn hoàn trả nợ đối với các đối tác nâng cao uy tín của công ty. Công ty cần ghi nhận và theo dõi sát sao các khoản phải trả người bán khi mua hàng hóa, dịch vụ để kiểm soát các khoản nợ tốt hơn tránh tình trạng quá hạn hoàn trả nợ.
Tổng kết