phương, song phương khác. Trong các Hiệp định này, sở hữu trí tuệ là một nội dung quan trọng. Mặt khác, trong Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Nghị định thư Madrid và Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế đều quy định, một dấu hiệu được bảo hộ tại nước xuất xứ thì có thể đăng ký bảo hộ đối tượng SHTT tương ứng tại nước thành viên. Như vậy, nếu hình ảnh tổng thể thương mại được bảo hộ tại nước xuất xứ thì cũng có thể được bảo hộ tại Việt Nam, nhưng có thể với hình thức bảo hộ phù hợp.
Do đó, sự tương thích giữa pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước là một ưu tiên hàng đầu, không chỉ nhằm thực thi các cam kết quốc tế mà còn tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, tiến bộ để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển. Đồng thời, không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu mà còn giúp họ tránh những hành vi xâm phạm tới tài sản trí tuệ của chủ thể khác.
4.2.2 Cần vận dụng linh hoạt kinh nghiệm của các nước khi áp dụng vào ViệtNam. Nam.
Do hình ảnh tổng thể thương mại là đối tượng phát sinh yêu cầu cần bảo hộ trong quá trình thực thi pháp luật tại Hoa Kỳ cho nên với đặc điểm của hệ thống Common Law đã phù hợp để đưa ra những quy định bảo hộ kịp thời, cũng như các tiêu chí đánh giá điều kiện bảo hộ ngày càng dần hoàn thiện. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ pháp luật của Hoa Kỳ là nguồn tham khảo và hình mẫu quan trọng để cải tiến Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam lại là nước có hệ thống pháp luật Civil Law nên không thể đưa toàn bộ nội dung pháp luật của Hoa Kỳ áp dụng tương tự như trong pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có những điểm khác biệt cơ bản về hệ thống chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế xã hội và khác biệt về thực trạng pháp luật. Cho nên cũng cần phải linh hoạt, từng bước một vận dụng và điều chỉnh các quy phạm pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thực tế, cần phải có sự cân nhắc
đối với những yếu tố khác mang tính đặc thù tại Việt Nam như tình hình kinh tế, chính trị, đặc điểm kinh doanh, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực trạng về pháp luật và phương thức giải quyết tranh chấp… Cho nên, trước mặt chưa cần thiết phải có quy phạm mới về hình ảnh tổng thể thương mại trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nội dung này phù hợp với một số nước thuộc liên minh Châu Âu, Trung Quốc… cũng không có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại. Bên cạnh đó, khi áp dụng pháp luật về hình ảnh tổng thể thương mại cũng cần có các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ, năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên viên xét duyệt hồ sơ, các cơ quan chức năng và toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đây là những vấn đề cần phải hoàn thiện dần trong thời gian dài. Qua thực tế cho thấy, hình ảnh tổng thể thương mại có thể bảo hộ tương đương với các đối tượng là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, hay pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh… Mặc dù chưa có sự tương thích hoàn toàn, nhưng thông qua những điểm tương đồng giữa hình ảnh tổng thể thương mại và các đối tượng của quyền SHTT, có thể hoàn thiện các quy định này, để đảm bảo tối đa quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình thực thi pháp luật.
4.2.3 Hoàn thiện các quy định có liên quan với bảo hộ hình ảnh tổng thể thương mại
Theo khái niệm, hình ảnh tổng thể thương mại có thể bao gồm: kí tự, con số, màu sắc, kiểu dáng, hình dạng của một sản phẩm, nhãn hàng hay bao bì, đóng gói của hàng hóa; hoặc cách trang trí, sắp xếp, bố cục của nơi cung cấp dịch vụ… hoặc kết hợp của các yếu tố này. Chính vì nội hàm tương đối rộng như vậy nên hình ảnh tổng thể thương mại khi đăng ký bảo hộ quốc tế tại các quốc gia không có quy định về hình ảnh tổng thể thương mại thì có thể chọn bảo hộ là: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, hay pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh… (nếu đáp ứng các điều kiện luật định). Nhưng xét về sự tương đồng thì hình ảnh tổng thể thương mại có nhiều điểm chung với nhãn hiệu nhất, chúng đều có chức năng chỉ nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ và khi được cấp Giấy chứng nhận thì hình ảnh tổng thể thương mại sẽ được hưởng các quyền tương đương với nhãn hiệu. Bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh không lành mạnh cũng có một số quy định bảo hộ cho những đối tượng
chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, đây là hai nội dung pháp luật có liên quan tương đối trực tiếp với hình ảnh tổng thể thương mại.
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh thường xảy ra khi có dấu hiệu tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với dấu hiệu của chủ thể sử dụng trước. Đặt chủ thể sử dụng dấu hiệu trước vào tình huống bị động, lúc này họ mới thu thập chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền sở hữu của mình; trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể họ cũng sẽ gặp phải một số khó khăn khi chứng minh quyền sở hữu. Chính vì vậy, nếu pháp luật Việt Nam mở rộng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các dấu hiệu mới (thuộc hình ảnh tổng thể thương mại) so với nhãn hiệu truyền thống, như: dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu ba chiều, cách trang trí cửa hàng…, cũng như quy định cụ thể, rõ ràng hơn về điều kiện bảo hộ, tiêu chí đánh giá hành vi vi phạm thì các chủ sở hữu hợp pháp dấu hiệu có thể chủ động hơn trong kinh doanh hoặc khi có hành vi vi phạm. Do đó, cần thiết phải rà soát và sửa đổi, bổ sung một số nội dung có liên quan để tạo thuận lợi cho việc thực thi pháp luật.