trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ như trong trường hợp người nhận bảo lãnh trực tiếp yêu cầu người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ, mà bỏ qua người được bảo lãnh32 hoặc khi người bảo lãnh viện dẫn những vi phạm về hình thức gắn liền với nghĩa vụ như người được bảo lãnh để chống lại người nhận bảo lãnh33...
Ngoài ra, trong trường hợp người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay thế người có quyền34 về tất cả các quyền mà người này đã có đối với người có nghĩa vụ. Về vấn đề này, Điều 689 Bộ luật Dân sự Thái Lan quy định: “Nếu người bảo lãnh có thể chứng minh rằng người mắc nợ có cách thi hành và việc thi hành đó không phải là khó thì người chủ nợ phải tiến hành cưỡng chế đầu tiên đối với tài sản của người mắc nợ”. Quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự Thái Lan không chỉ bảo vệ lợi ích cho người bảo lãnh, mà còn tăng cường trách nhiệm của người được bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Theo chúng tôi, quy định nêu trên là hợp lý và cần thiết nhằm thể hiện đúng trách nhiệm pháp lý của người bảo lãnh là trách nhiệm dự phòng.
Trong bảo lãnh hợp đồng tín dụng, cũng có thể xảy ra việc người bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ. Người bảo lãnh có thể được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.