Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 43Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 84 - 86)

lãnh); (iii) Bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước ngân hàng, tổ chức tín dụng về khoản vay của bên vay mà mình bảo lãnh. Trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một khoản nợ vay, thì tất cả những người bảo lãnh đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới đối với chủ nợ (trừ trường hợp giữa họ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập).

Các điều kiện của người bảo lãnh cũng được pháp luật của nhiều quốc gia quy định rất chặt chẽ, bao gồm: (i) Có uy tín hoặc (ii) có tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc (iii) vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Như vậy, các điều kiện của người bảo lãnh tuỳ thuộc vào điều kiện và quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể điều kiện của người bảo lãnh là rất cần thiết, bởi lẽ, người bảo lãnh chính là người đứng ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, là người phải chịu trách nhiệm thực hiện thay trong trường hợp người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong trường hợp nếu người bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay thế cho người được bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thể chính mình thực hiện nghĩa vụ thì chỉ cần đưa thỏa thuận này vào hợp đồng bảo lãnh để phòng trường hợp người được bảo lãnh mặc dù có khả năng nhưng cố tình không thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra, người bảo lãnh nếu muốn cũng có thể giới hạn nghĩa vụ bảo lãnh của mình, ví dụ đối với hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người được bảo lãnh, thì người bảo lãnh có thể chỉ bảo lãnh cho phần trả nợ gốc, lãi, phạt chứ không bảo lãnh cho phần bồi thường thiệt hại. Có thể nói, trong các hợp đồng tín dụng hiện nay, bảo lãnh là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến với những điều kiện, thủ tục thuận tiện và hành lang pháp lý đối với biện pháp này được quy định khá chi tiết. Trên thực tế, không phải lúc nào bên đi vay cũng có đủ tài sản

để cầm cố hay thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Việc tham gia của bên thứ ba bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ sẽ giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng được vay vốn, tháo gỡ khó khăn. Đây cũng được coi là biện pháp “ba bên cùng có lợi”: Tổ chức tín dụng có thể cho vay để thu lãi, người đi vay có thể được vay vốn để trang trải cá nhân hoặc thực hiện sản xuất kinh doanh, người bảo lãnh sẽ được nhận khoản thù lao cho việc bảo lãnh của mình45. Tuy nhiên, chế định bảo lãnh hiện hành của pháp luật dân sự Việt Nam (cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015) đều không có các quy định về điều kiện của người bảo lãnh. Dường như, pháp luật hiện hành không hạn chế chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh, cũng không yêu cầu về tư cách chủ thể hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Ðiều này sẽ gây không ít hệ luỵ cho quá trình xử lý quan hệ bảo lãnh trong trường hợp người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh.

3.1.2.3. Về hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành, pháp luật dân sự Việt Nam quy định hình thức bảo lãnh bắt buộc phải lập thành văn bản, trong trường hợp pháp luật có quy định, văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. Cụ thể, Điều 367 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Hình thức bảo lãnh cũng được Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại Điều 362: “Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực”.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w