32 Tự trạ nả quyết v làm nn dâ nn oạt nH n quuyển dịơ ấu k n tế n n np, n n t n t eo n công
3.1.3.4. Phát triển làng nghề truyền thống, tạo cơ hội việc làm tại chỗ của nông dân
nhu cầu sử dụng lao động được quan tâm chú ý nên về cơ bản, tỷ lệ nông dân tự tạo việc làm tại các gia đình, các hợp tác xã, các làng nghề sản xuất tăng lên hàng năm. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 82%. Giai đoạn 2017 - 2020, tổ chức đào tạo 33 nghề, trong đó 17 nghề phi nông nghiệp, 16 nghề nông nghiệp. Công tác kiểm tra giám sát việc đào tạo định hướng nghề nghiệp được thực hiện tích cực, kịp thời phát hiện, điều chỉnh thiếu sót để hoạt động giáo dục dạy nghề cho nông dân được triển khai hiệu quả.
3.1.3.4. Phát triển làng nghề truyền thống, tạo cơ hội việc làm tại chỗcủa nông dân của nông dân
Một tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội nói chung và vùng ngoại thành nói riêng là làng nghề truyền thống. Làng nghề là giải pháp giải quyết lao động dư thừa lớn trong thời gian nông nhàn của nông dân. Để thúc đẩy công tác giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống, ngày 4/8/2014 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 31/2014 QĐ - UBND quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. Chính sách này tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống ở ngoại thành từng bước phục hồi, hình thành và phát triển các làng nghề mới, GQVL cho rất nhiều lao động mất việc và lao động nông nhàn nông thôn. Năm 2016, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 50% làng nghề của cả nước và 59% tổng số làng nghề ở ngoại thành. Thành phố đã tiến hành quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, đến nay đã có 4 cụm công nghiệp làng nghề đang xây dựng. Số làng có nghề tập trung ở các huyện: Phú Xuyên có 124 làng, Thường Tín có 125 làng, Chương Mỹ có 174 làng, Ứng Hòa có 113 làng, Thanh Oai có 101 làng, Ba Vì có 91 làng [2].
Làng nghề ở ngoại thành Hà Nội đang dần trở thành trung tâm thu hút lao động trong và ngoài làng. Thu nhập của lao động nói chung và nông dân từ làng
nghề truyền thống đem lại cho nông dân cuộc sống ổn định và khá giả gấp 2-3 lần thu nhập của nông dân từ nghề thuần nông. Các huyện có thu nhập khá là Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín… Kết quả điều tra thu nhập của hộ nông dân xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy: cơ cấu thu nhập của hộ rất giàu (làm nghề gốm, sứ) có nguồn 5% từ trồng trọt; 7% từ chăn nuôi, 86,9% từ gốm sứ; thu nhập của hộ giàu có nguồn 27% từ trồng trọt, 66,9% từ chăn nuôi, 5,8% từ làm thuê; thu nhập của hộ nghèo 62,1% từ trồng trọt, 36,65 từ chăn nuôi [216, tr.109]. Tại làng nghề Nhị Khê, Thường Tín, mảnh đất khoa bảng và làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề tiện gỗ có gần 600 hộ dân thì có tới 80% số hộ theo nghề tiện. Nghề truyền thống của làng tạo việc làm cho người dân và thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác, với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, trung bình trên 30 triệu/người/năm. Có những hộ gia đình khá giả, thu nhập hàng trăm triệu/tháng. Toàn xã có hơn 400 hộ sản xuất, mỗi năm làng nghề đem lại thu nhập cho nông dân khoảng 200 tỷ đồng [11].
Phú Xuyên là huyện tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay, nhiều làng nghề từ lâu đời tồn tại cách đây vài ngàn năm như khảm trai, đan cỏ tế, nặn tò he, đan lưới, đan võng, đan guột… Sau 4 năm thực hiện chương trình 09 của Huyện ủy về Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống, hiện có 156 làng có nghề, trong đó 39 làng được công nhận là làng nghề truyền thống chuyên sản xuất mây tre đan, sơn mài, khảm trai, đồ mộc, gia dụng… Toàn huyện có 22.100 hộ làm nghề (chiếm 40% tổng số hộ của huyện) với gần 28.500 lao động tham gia nghề. Số làng nghề của huyện đã thu hút 99,2% tổng số hộ làm nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 100% làng có nghề đã tạo việc làm cho 2.500 lao động mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động của địa phương Nghề giày da truyền thống của Phú Xuyên (với hơn 600 hộ làm nghề thu hút trên 2.000 lao động tham gia, trong đó có khoảng 300 lao động từ các địa phương lân cận. Mỗi năm, xã sản xuất 6-7 triệu đôi giày, nhiều hộ doanh thu hàng tỷ đồng/năm, với lao động chính thu nhập 10 triệu/tháng, lao động phụ từ 3- 4 triệu/tháng [198].
Hiện nay, nhiều làng nghề của ngoại thành chuyển dần theo hướng cụm làng nghề, làng nghề gắn với du lịch. Tại đây cũng hình thành các doanh nghiệp thương mại, nhiều mặt hàng truyền thống lâu đời như khảm trai, sơn mài được xuất khẩu sang thị trường Đông u, Mỹ, Nhật, Ba Lan… với kim ngạch liên tục tăng, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nhàn, nâng cao giá trị sản xuất của địa phương.
-Về hạn chế
Quá trình đô thị hóa phi tập trung ở ngoại thành Hà Nội gồm các làng ở xa thành phố hơn, chưa có điều kiện đô thị hóa, đang phát triển nhanh, diễn ra các hoạt động phi nông nghiệp ở các làng nghề truyền thống hoặc mới thành lập. Những cụm ngành nghề này đang bị đô thị hóa tự phát mà không có quy hoạch cũng như hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù nhiều làng nghề đã kết hợp với các làng lân cận lập thành các cụm ngành nghề nhằm tạo việc làm, cải thiện thu nhập của người dân và giữ người nông dân ở lại với nông thôn nhưng về cơ bản GQVL qua phát triển làng nghề ngoại thành hiện nay còn mang tính tự phát, phân tán thiếu tính bền vững, chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa cao, ảnh hưởng đến sự ổn định và thu nhập trong lao động của nông dân. Nhiều vùng, nông dân tham gia sản xuất nghề như công việc làm thêm, chưa chuyên tâm đầu tư phát triển như một nghề chính, có nhiều nghề truyền thống bị mai một. Do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, khả năng cạnh tranh thấp, đồng thời bảo tồn văn hóa truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng, phần lớn sản xuất chạy theo lợi nhuận, chưa có chiến lược bài bản, căn cơ lâu dài. Chưa quan tâm đến hoạt động cải tiến, ứng dụng công nghệ, điều tra tìm hiểu thị trường, quảng bá xây dựng thương hiệu hàng hóa; nhiều hộ gia đình tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, chất lượng của sản phẩm, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định.