sách, pháp luật; triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án lớn tạo cơ sở nền tảng, hành lang pháp lý để giải quyết việc làm cho nông dân
Tiền đề vật chất cho CNXH nhất thiết và chủ yếu phải được tạo ra đầu tiên từ trong nông nghiệp mà nông dân là chủ thể về mặt xã hội. Giải quyết vấn đề nông dân luôn được Đảng ta đặt trong mối quan hệ với nông nghiệp và nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức. Đường lối đổi mới toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng ta đặc biệt coi trọng qua các kỳ Đại hội. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa X), Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá tr nh phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, d ch v và phát triển đô th theo quy hoạch là c n bản; phát triển toàn diện, hiện đại h a nông nghiệp là then chốt . Đồng thời, Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị , và “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm v ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu h p khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể
về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn; triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nông nghiệp với một số quốc gia có nhu cầu [7, tr135]. Như vậy, quan điểm xem GQVL cho nông dân là nhiệm v ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhất là nông dân ở các vùng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất do tác động của CNH, của ĐTH, v.v…
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta cũng xác định xây dựng giai cấp nông dân … có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong
khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới…, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
Quan điểm này một lần nữa được khẳng định và nhấn mạnh trong Nghị quyết lần thứ XII của Đảng với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, mục tiêu của giải quyết lao động, việc làm cho người lao động nói chung và nông dân nói riêng nhằm cải thiện chất lượng sống của nông dân, thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, đối tượng chú trọng GQVL là lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng.
Thứ ba, phương pháp GQVL thông qua khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Điều chỉnh chính sách dạy nghề gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý [47, tr.136]; hỗ trợ khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ [47, tr.161].
Thứ tư, GQVL cho nông dân cần chú trọng, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới [47, tr.77].
Thực tiễn cho thấy, CNH luôn gắn liền với quá trình ĐTH. Trong bối cảnh này, vấn đề việc làm và GQVL của nông dân luôn được đặt ra cấp thiết, nhất là nông dân ở các thành phố lớn, các khu đô thị, những vùng ven đô… do chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực bởi ĐTH và công nghiệp hóa. Để tạo cơ sở pháp lý giải quyết vấn đề này, Luật Đất đai (2013) đã có những thay đổi đúng đắn tạo ra tiềm năng mới để giải phóng sức sản xuất xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động. Khuyến khích tập thể, cá nhân khai hoang, mở rộng mô hình trang trại ở các vùng còn hoang hóa tạo việc làm mới cho nông dân, đồng thời tạo hành lang pháp lý để GQVL cho nông dân, trong đó có nông dân ngoại thành Hà Nội cũng được thụ hưởng.
Ở các thành phố lớn, tốc độ ĐTH diễn ra nhanh nên việc phải thu hồi đất chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ cho ĐTH, cho sự phát triển của thành phố là một vấn đề mang tính tất yếu. Khi điều này được triển khai thực hiện thì đồng nghĩa nhiều đối tượng bị tác động ảnh hưởng, trong đó trực tiếp nhất và mạnh nhất vẫn là nông dân. Nhận thức rõ điều đó, để tạo hành lang pháp lý và đồng thời để bảo vệ lợi ích cho các đối tượng này, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định nhằm đền bù thiệt hại; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề…, nhằm GQVL cho nông dân. Ví dụ: từ năm 2009 - 2014, Nhà nước đã ban hành 28 chính sách tương đối lớn về nông nghiệp, phân ra các lĩnh vực như đất đai, thu hút vốn đầu tư, vốn tín dụng, sản xuất khuyến nông, thương mại và nông sản, dân sinh và nông thôn mới, khoa học công nghệ, cụ thể: Nghị định 61/2010/NÐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 210/2013/NÐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm thu hút doanh nghiệp góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn;
Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 1201/QĐ -TTg, ngày
31/8/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 52/2012/ QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ GQVL và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và GQVL cho lao động bị thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
Từ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về GQVL cho người lao động nêu trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ thành phố Hà Nội, thành ủy, các địa phương trên địa bàn Hà Nội, bao gồm các huyện/thị ngoại thành Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện nhằm giải quyết tốt việc làm cho người dân thành phố, nhất là nông dân ngoại thành Hà Nội trước tác động của quá trình ĐTH, CNH.
3.1.1.2. Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội xây dựng đường lối,ban hành nghị quyết, lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc ban hành nghị quyết, lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Hiện thực hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp Luật của Nhà nước và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011- 2015. Tiếp đó, (UBND) Thành phố Hà Nội đã phê duyệt các quy hoạch như: Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030… nhằm thúc đẩy nông nghiệp thành phố phát triển, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy GQVL cho nông dân, trong đó có nông dân ngoại thành Hà Nội; đồng thời triển khai hàng loạt các chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của toàn ngành như: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009- 2015 và định hướng đến 2020; Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi qui mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2010 - 2015; Đề án phát triển và tiêu thụ chè an toàn thành phố đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao giai đoạn 2012-2016; chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất
lượng cao giai đoạn 2011-2015; Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2009-2015; Đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh giai đoạn 2012 -2016…
Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án "Tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao giá tr gia t ng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020". Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 24/SNN- KH về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 n m 2016-2020”
định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và theo hướng nông nghiệp sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, hài hòa và phát triển bền vững môi trường. Thành phố quan tâm khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững, đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp thành phố Hà Nội (dự kiến quy mô 10 ha tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) và tiến tới xây dựng Khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (dự kiến quy mô 70 ha cũng tại phường Yên Nghĩa)… sẽ tạo ra cú hích cho nông nghiệp phát triển tiên tiến, hiện đại góp phần quan trọng vào GQVL cho nông dân Hà Nội, trong đó có nông dân ngoại thành.
Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội rất coi trọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố, nhất là ở các khu ngoại vi. Trong 5 năm 2011-2015, ngân sách thành phố đã chi 49.893 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn ngoại thành. Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách hàng năm cho khu vực nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình 5 năm đạt 49,0% tổng đầu tư ngân sách của thành phố (vượt yêu cầu mà Chương trình 02- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đề ra là 35%). Thường xuyên cùng các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài nhằm vận động, hỗ trợ, cung cấp thông tin để các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có nhiều dự án được đầu tư vào khu vực ngoại thành - tạo ra nhiều cơ hội GQVL cho nông dân thuộc khu vực này. Hiện nay, trên
địa bàn thành phố Hà Nội có 22 dự án FDI đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 57,2 triệu đô la Mỹ [165].
Chính sách thu hút vốn đầu tư trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ để phát triển sản xuất, giúp các chủ thể GQVL có điều kiện gia tăng các nguồn lực, mở rộng thị trường tiêu thụ, làm tăng năng lực sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm mới trong nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố đã tập trung giải quyết nhu cầu vốn cho người nghèo, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo; tăng cường sự hợp tác với các bộ, ban ngành, các đoàn thể của thành phố như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… tạo cơ sở tiếp cận được với các hộ nông dân nghèo, đối tượng chính sách ở các huyện ngoại thành giúp cho hộ nông dân ổn định việc làm tăng thu nhập, tự cải thiện cuộc sống. Nhìn chung, chính sách tín dụng ở nông thôn ngoại thành đã góp phần trợ giúp tạo việc làm cho nông dân thông qua tín dụng với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ việc làm, hệ thống tín dụng nhân dân. Chính sách này đã hướng tới đối tượng nông dân nghèo, chưa có việc làm, các hộ gia đình nông dân có khả năng tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng mở rộng sản xuất tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút thêm lao động nông thôn...
Thành phố đã thực hiện chương trình lồng ghép GQVL với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm đổi mới sản xuất, thu hút lao động. Xây dựng các chính sách ưu đãi về đầu tư nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ và mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo 1956 ở ba cấp: Thành phố, cấp huyện, cấp xã. Giao cho UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án trên phạm vi địa bàn. Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện đề án. Từ năm 2006-2009, thành phố đã GQVL cho 485.083 người (trong đó có nông dân) đạt 104,49% kế hoạch. Hàng năm, tạo việc làm mới cho 75,3%
tổng số lao động được GQVL. GQVL qua xuất khẩu lao động đạt 24,7% lao động [210, tr.3].
Thực hiện chương trình GQVL của thành phố, năm 2010 thành phố cho vay 180 tỷ đồng- 2500 dự án, GQVL cho 30.000 lao động. Năm 2011 phân bổ 250,5 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia GQVL cho các quận, huyện, thị xã và các hội, đoàn thể với 1.890 dự án, tổng số vốn 251,3 tỷ đồng, GQVL cho 20.750 lao động, chiếm gần 14% tổng số lao động được tạo việc làm trong năm, giúp 138.800 lao động tìm được việc làm, trong đó có 60% lao động có việc làm ổn định. Năm 2012, Hà Nội xét duyệt cho 1.700 dự án vay vốn từ quỹ quốc gia với số tiền là 295 tỷ đồng, GQVL cho 24.500 lao động, đạt 100% kế hoạch [210, tr.3].
Căn cứ vào luật lao động và Luật Doanh nghiệp, Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội đã xây dựng phương án sắp xếp lại các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội, hình thành hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm tư nhân. Đến tháng 12/2009, toàn thành phố có 25 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm (13 trung tâm giới thiệu việc làm; 12 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm); tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 82.000 người, thông tin thị trường lao động cho gần 70.000 lượt lao động. Thành phố đã tổ chức được 41 phiên giao dịch việc làm có sự tham gia của 4.388 doanh nghiệp. Lao động tuyển dụng qua sàn giao dịch việc làm là 40.082 người, gần 20,000 lao động tìm được việc làm qua Website vieclamhanoi.net [210, tr.3].
Thành phố đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động thông qua nhiều hình thức ưu đãi cho vay vốn thế chấp, vay vốn đào tạo nghề cho nông dân. Trong 4