Thị trường ASEAN

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 30 - 31)

Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NĂM 2007-2008

Năm 2007 Năm 2008

STT Thị trường Số lượng Kim ngạch Số lượng Kim ngạch

(Kg) (USD) (Kg) (USD) 1 Singapore 163,125.00 438,721.41 172,349.00 443,282.34 2 Malaysia - - 82,106.00 114,267.42 3 Philipine - - 51,000.00 89,760.00 4 Indonesia - - 10,000.00 23,000.00 5 Brunei 48,180.00 87,930.50 - - 6 HongKong 6,700.00 12,610.00 - - Tổng 218,005.00 539,261.91 315,455.00 670,309.76

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)

Từ bảng 6 ta thấy, nhìn chung thị trường tiêu thụ của công ty ở một số nước ASEAN có sự tăng trưởng ổn định cả về số thị trường, số lượng sản phẩm và giá trị đem lại. Điều này cho thấy tại thị trường ASEAN sản phẩm của công ty cũng đã có được vị trí nhất định trên thị trường. Tuy năm 2008 công ty đã mất đi 2 thị trường đó là Brunei và HongKong nhưng đổi lại công ty đã có thêm được 3 thị trường mới đó là Malaysia, Philipin, Indonesia, với sản lượng của 3 thị trường này là 143,106 kg và giá trị đem lại là 227,027.42 USD. Nhìn chung năm 2008 so với năm 2007 có sự tăng trưởng cả về sản lượng và kim ngạch. Về sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 97,450 kg (tức tăng 44.70%) và kim ngạch tăng 131,047.85 USD (tức tăng 24.30%).

Châu Á là khu vực thị trường tương đối lâu đời với thủy sản Việt Nam, khu vực này cũng tập trung nhiều quốc gia có điều kiện nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa lâu đời như: Trung Quốc, Thái Lan,…nên sẽ rất khó khăn cho một công ty mới thành lập như Panga Mekong. Điều kiện thuận lợi cho công ty tại khu vực này là việc vận chuyển bằng đường thủy tương đối thuận lợi vì các quốc gia này cũng nằm gần Việt Nam về địa lý. Do kinh nghiệm quản lý và xuất khẩu chưa cao nên việc khai thác những thị trường trong khu vực ASEAN là những

bước đi cơ bản để công ty có thể khai thác tốt hơn ở những thị trường mới luôn tiềm ẩn những rủi ro do những hạn chế về việc nắm bắt thông tin thị trường và thị hiếu khách hàng. Tuy nhiên, khi xuất khẩu qua Malaysia công ty nên chú ý tới hình thức thanh toán, tránh sử dụng hình thức thanh toán TTR vì sẽ đem lại rủi ro cao cho nhà xuất khẩu, nhất là trong tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w