NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ TĂNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THỦY SẢN PANGA MEKONG

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 69 - 73)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan

5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ TĂNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THỦY SẢN PANGA MEKONG

Qua việc phân tích ma trận SWOT cho công ty Panga Mekong, bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội mà công ty đang có thì cũng còn rất nhiều những khó khăn và thách thức đối với một doanh nghiệp xuất khẩu mới thành lập. Để đạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự cố gắng của các thành viên trong công ty, từ ban lãnh đạo, các nhân viên, đến các công nhân làm việc tại các xưởng, nhà máy,…Một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng để tăng hiệu quả xuất khẩu mà công ty có thể áp dụng:

 Đối với Trung Đông, đây là một thị trường mới và có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản của Việt Nam, do đó, đây cũng là thị trường tồn tại nhiều rủi ro cho công ty. Để khai thác tốt thị trường này, một mặt công ty nên tìm hiểu thật kỹ về những thị hiếu tiêu dùng, các rào cản thương mại để hạn chế những rủi ro, mặt khác công ty cũng nên tham khảo ý kiến của các tổ chức thương mại, cũng như tham tán của Việt Nam ở khu vực Trung Đông để hiểu rõ hơn những quy định khi xuất khẩu vào thị trường này.

 EU là thị trường có mức tiêu dùng thủy sản thứ 2 thế giới sau Nhật Bản, với 27 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới thật sự là một thị trường rộng lớn mà công ty có thể khai thác. Tuy nhiên, các rào cản thương mại đang là vấn đề khó khăn cơ bản để hàng hóa của công ty phát triển tại thị trường này. Do đó, để khai thác sâu vào khu vực này công ty nên chú trọng đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và mức độ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, công ty cũng cần gia tăng các mặt hàng giá trị gia tăng đáp ứng được những nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.

Năm 2008 thị trường xuất khẩu của công ty tai EU đã mất đi thị trường Tây Ban Nha, đây là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất trong khu vực này. Do đó công ty cũng cần phải xem xét để tìm ra những nguyên nhân cụ thể để khắc phục nhằm tiếp tục khai thác thị trường này.

 Trung và Nam Mỹ là thị trường thủy sản mới và tiềm năng của Việt Nam và Panga Mekong cũng là một trong những công ty đầu tiên xuất khẩu vào thị trường này. Phát huy điểm mạnh đó, công ty cần đẩy mạnh khai thác thị trường nhằm khẳng định thương hiệu và nâng cao thị phần tại khu vực Châu Mỹ.

 ASEAN là nơi tập trung các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới: Thái Lan, trung Quốc,… nên để khai thác tốt thị trường này công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm và phương thức thanh toán. Tích cực học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu của các công ty đi trước nhằm hạn chế rủi ro từ khu vực thị trường này.

 Ai Cập là một quốc gia nằm ở Châu Phi, khá xa về địa lý đối với Việt Nam, tuy nhiên đây lại là một trong những thị trường mới và đầy triển vọng của thủy sản Việt Nam. Nhu cầu của thị trường này còn tương đối lớn, vì vậy công ty cần đẩy mạnh khai thác thị trường này, tăng khối lượng ký kết của từng đơn đặt hàng để hạn chế chi phí vận chuyển. Xuất khẩu qua thị trường này ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng chung thì công ty cũng cần chú ý tới quy định về nhãn mác và hạn sử dụng của sản phẩm.

Ngoài những giải pháp cho từng thị trường trên thì còn một số giải pháp công ty có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của mình như:

 Tận dụng trang thiết bị hiện đại mà công ty đang sở hữu để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.

 Thường xuyên nắm bắt những quy định, diễn biến mới của thị trường để kịp thời có biện pháp đối phó. Chú ý tới những quốc gia có những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau đặc biệt là các quốc gia Hồi Giáo. Lựa chọn các phương thức thanh toán cũng như cam kết của 2 bên về việc thực hiện những phương thức đó cũng rất quan trọng.

 Tham gia làm hội viên của các tổ chức về thủy sản để được bảo vệ các quyền lợi đồng thời có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước.

 Tích cực tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản của thế giới được tổ chức thường niên nhằm quảng bá sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác từ các hội chợ này. Việc tham gia các hội chợ này là một việc làm thiết yếu phải thực hiện đối với một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung và Panga Mekong nói riêng.

 Tìm kiếm những cộng tác viên tại các thị trường nhằm tìm hiểu thông tin, xúc tiến thương mại đồng thời có những chính sách hoa hồng hợp lý.

 Tăng cường khả năng cung ứng của các vùng nguyên liệu đồng thời xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với những chủ trang trại lớn và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho công ty. Tổ chức hướng dẫn họ sử dụng các chất kháng sinh, cải tạo môi trường nuôi nhằm tạo ra những con cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Cá tra và cá basa là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới Chính phủ đã xây dựng đề án quốc gia về sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa bền vững. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua luôn tăng trưởng mạnh ở cả những thị trường truyền thống như EU, Nhật, Mỹ và cả ở những thị trường mới như Ai Cập, Ukraina, Trung Đông,…Mặc dù gặp một vài khó khăn về tiêu chuẩn vệ sinh và các vụ kiện phá giá đã làm cho một vài lô hàng của các công ty Việt Nam phải trả về, nhưng nhìn chung các công ty đã nhanh chóng khắc phục và rút ra được những bài học kinh nghiệm để đưa con cá tra, cá basa của Việt Nam tiến xa, tiến mạnh, tiến vững chắc hơn.

Qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù là một công ty mới xuất khẩu nhưng thị trường của công ty Panga Mekong khá rộng lớn, thị trường của công ty có mặt ở các thị trường của thủy sản Việt Nam, từ truyền thống như Châu Á hay EU đến những thị trường mới và tiềm năng như: Trung và Nam Mỹ, Trung Đông, Ai Cập... Tuy sản lượng và kim ngạch còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó uy tín và kinh nghiệm quản lý cũng như xuất khẩu chưa cao nhưng với việc đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của EU, Hồi Giáo và một số tiêu chuẩn khác thì trong tương lai không xa Panga Mekong sẽ xây dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Về thị trường xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng hơn nhiều so với năm 2007 đã làm tăng doanh thu đáng kể cho công ty. Bên cạnh đó cũng có những thị trường của công ty bị mất (Tây Ban Nha, Hong Kong,...) hoặc giảm giá trị nhập khẩu như Ukraina, Colombia hay Mexico. Đây là những thị trường lớn, mức tiêu dùng thủy sản cao và đầy tiềm năng khai thác trong tương lai. Mức nhập khẩu của các quốc gia này đối với sản phẩm của công ty giảm sút thật sự là một mất mát lớn cho công ty. Công ty nên xem xét các nguyên nhân cụ thể làm giảm thị trường và sản lượng thời gian qua để có hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.

Điều kiện để các công ty thủy sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng hiện nay rất thuận lợi: Nhu cầu thủy sản, đặc biệt là cá tra và cá basa của thế giới còn rất lớn, thị trường ngày càng mở rộng, được hưởng mức thuế ưu đãi (GSP), được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ…Ngày nay, người dân tại các quốc gia ngày càng tiêu dùng nhiều thủy sản hơn cho bữa ăn hàng ngày, nguyên nhân chính là do việc sử dụng các loại hải sản vừa giảm được béo, đáp ứng được nhu cầu ăn kiêng mà vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thêm một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng, đó là, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, sử dụng các mặt hàng giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng là một sự lựa chọn đang chiếm ưu thế trong tiêu dùng, mà cá tra, cá basa là một trong những loại sản phẩm đang rất được ưa chuộng đó.

Tuy nhiên để có thể có được chỗ đứng vững trên thương trường trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm cá cùng loại, cũng như các loại sản phẩm thay thế của các công ty trong và ngoài nước thì công ty cần phải có sự nỗ lực hết mình, tận dụng tối đa những mặt mạnh đồng thời hạn chế tối thiểu những mặt yếu mới có thể đạt được những mục tiêu tăng trưởng đặt ra. Là công ty mới thành lập, kinh nghiệm quản lý cũng như nguồn vốn chưa có nhiều nên công ty cần có những chiến lược hợp lý để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường, đặc biệt là khai thác tốt các thị trường mục tiêu của công ty.

6.2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w