Giải pháp nâng cao chất lƣợng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (pdf io) (Trang 25 - 30)

tòa hình sự sơ thẩm

* Về giải pháp hoàn thiện về pháp luật:

Qua những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm rõ được việc BLTTHS 2015 cũng như Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự quy định về trình tự xét hỏi, nội dung xét hỏi không hợp lý, rõ ràng cần phải sửa đổi để khẳng định trách nhiệm của chủ thể buộc tội và chủ thể điều khiển phiên tòa, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự cũng như chất lượng tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung về trình tự xét hỏi theo Điều 307 BLTTHS 2015 như sau:

Điều 307. Trình tự xét hỏi

1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên phải hỏi trước sau đó Chủ tọa

phiên tòa quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, người bào chữa, người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi (bổ sung cụm từ Kiểm

sát viên phải hỏi trước sau đó Chủ tọa phiên tòa quyết định để người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi)

Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án (bổ sung cụm từ Kiểm sát viên).

Việc xác định trách nhiệm của chủ thể hỏi chính là KSV như nêu trên không chỉ khẳng định vị trí chủ thể buộc tội mà giúp cho KSV có sự nhận thức rõ ràng, có trách nhiệm trong việc xét hỏi làm cơ sở để tranh luận, bảo vệ quan điểm truy tố tại phiên tòa. Bên cạnh đó giúp cho Chủ tọa phiên tòa với vai trò là người điều khiển phiên tòa, xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ vụ án dựa trên việc xét hỏi và tranh luận của KSV tại phiên tòa, đúng với tinh thần đổi mới tranh tụng theo hướng xác định vai trò trọng tài của Toà án; trách nhiệm chứng minh được phân đều cho các bên buộc tội và bào chữa32.

Thứ hai,sửa đổi khoản 2 Điều 309 BLTTHS 2015 như sau:

2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án, hỏi làm rõ trách nhiệm dân

sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp. (bổ sung cụm từ hỏi làm rõ trách nhiệm

dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp).

Thứ ba, sửa đổi Điều 24 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm

sát xét xử vụ án hình sự, như sau:

Điều 24. Tham gia xét hỏi

1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tham gia xét hỏi. Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải chuẩn bị đề cương xét hỏi, dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, những vấn đề mà người bào chữa quan tâm, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi. (bỏ nội dung gạch chân, nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề nghị mức hình phạt. Chú ý các mâu thuẫn để có phương pháp xét hỏi giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời

32 Nguyễn Đức Mai (2014), Đặc điểm của mô hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/297

chối tội không có cơ sở, chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ vấn đề mà người bào chữa quan tâm.)

Đề cương xét hỏi được xây dựng theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác và ý kiến trả lời của người được xét hỏi (bỏ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử).

Bổ sung nội dung hỏi của KSV nhƣ sau:

Kiểm sát viên phải hỏi về các tình tiết khác có liên quan đến việc định tội, gỡ tội và đề nghị mức hình phạt, làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh, vai trò, vị trí của từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp.

Việc lượt bỏ nội dung xét hỏi ở khoản 1 Điều 24 Quy chế sang bổ sung thành một nội dung độc lập trong việc hỏi của KSV tại khoản 2 của Điều 24 giúp cho KSV có sự nhận thức rõ ràng, khoa học trong việc hỏi tại phiên tòa cũng như phù hợp với định hướng sửa đổi tại Điều 307 BLTTHS 2015.

Thứ tư, cũng như nhằm đồng bộ với việc chuẩn bị tham gia phiên tòa xét xử

vụ án hình sự, KSV cũng cần chuẩn bị đề cương xét hỏi và trình Lãnh đạo Viện duyệt trước khi tham gia xét xử. Cụ thể cần sửa đổi Điều 9 của Quy chế công tác

thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, như sau:

Điều 9. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Trước khi tham gia phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và đề cương xét hỏi tại phiên tòa

(thêm cụm từ và đề cương xét hỏi tại phiên tòa) 2. …

Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề cương xét hỏi được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát. Lãnh đạo Viện kiểm sát phải có ý kiến chỉ đạo, phê duyệt cụ thể vào báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

và đề cương xét hỏi của của Kiểm sát viên (thêm cụm từ đề cương xét hỏi).

* Về giải pháp nâng cao chất lượng xét hỏi của KSV tại phiên tòa

Thứ nhất, KSV cần thực hiện tốt các quy định về thực hành quyền công tố,

kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của BLTTHS và Quy chế nghiệp vụ của Ngành kiểm sát. Trước khi tham gia phiên tòa phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung vụ án, các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, dự kiến các vấn đề cần xét hỏi tại phiên tòa, xây dựng đề cương xét hỏi theo Quy

chế công tác thực THQCT, KSXXHS ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao. Tại phiên tòa, KSV theo dõi chặt chẽ diễn biến có tại phiên tòa, hỏi làm rõ các tình tiết gỡ tội, buộc tội cho bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng phạm, vai trò của đồng phạm; trách nhiệm dân sự và các vấn đề có liên quan đến vụ án. Quá trình tham gia xét hỏi, KSV phải luôn giữ được thái độ bình tĩnh và nghiêm túc, tôn trọng bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Thứ hai, Lãnh đạo đơn vị kiểm sát cần kiểm tra chặt chẽ công tác chuẩn bị

tham gia xét xử của KSV, nhất là việc chuẩn bị đề cương xét hỏi đảm bảo khâu công tác chuẩn bị phục vụ được việc hỏi tại phiên tòa. Quan tâm phân công nhiệm vụ KSV có năng lực, kinh nghiệm trong công tác giải quyết các vụ án hình sự.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo, rèn luyện kỹ năng trình bày,

kỹ năng quan sát, tổng hợp và ghi chép nhanh, rèn tác phong tự tin, trình bày mạch lạc, lưu loát, thái độ bình tĩnh, đúng mực.

Tiếp tục phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm, thông qua truyền hình trực tuyến, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức; chú trọng việc phân tích, đánh giá, nâng cao chất lượng rút kinh nghiệm và phổ biến, tuyên truyền sau phiên tòa.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, phân công KSV có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn KSV mới bổ nhiệm. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, bố trí người giảng dạy phải là cán bộ, KSV đã từng thực hiện nhiệm vụ công tố có chất lượng.

Thứ tư, VKSND cấp trên cần thường xuyên tổng hợp các thông báo rút kinh

nghiệm về kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nâng cao chất lượng kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

Kết luận Chƣơng 1

Phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự chỉ được tiến hành dựa trên kết quả hồ sơ vụ án cùng cáo trạng truy tố mà VKSND chuyển đến, vì vậy vai trò của KSV tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự rất quan trọng. Ngoài việc khẳng định là chủ thể hỏi đầu tiên và hỏi chính trong xét hỏi thì nội dung xét hỏi phải đầy đủ, rõ ràng, cụ thể làm rõ tất cả các tình tiết buộc tội, gỡ tội cũng như các vấn đề khác có liên quan đến vụ án. Do đó, cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát về trình tự hỏi và nội dung xét hỏi tại phiên tòa xét xử án hình sự, trên cơ sở thực hiện các giải pháp trọng tâm góp phần thay đổi nhận thức, trách nhiệm của KSV khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, thể hiện vị trí, vai trò của chủ thể buộc tội tại phiên tòa, góp phần giải quyết vụ án có căn cứ, đúng pháp luật.

CHƢƠNG 2

TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊN

TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (pdf io) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)