Thực tiễn tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (pdf io) (Trang 33 - 42)

2.2.1. Kết quả đạt được

* Thực tiễn thực hiện việc luận tội của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Luận tội vừa là thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm; đồng thời cũng là nhiệm vụ của KSV trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án

41 BLTTHS 2015 (Điều 322)

42 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), tlđd (12), Điều 26

hình sự. Thời gian qua, bản luận tội của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cơ bản đáp ứng được yêu cầu như nêu tóm tắt được nội dung vụ án, viện dẫn chứng cứ chứng minh khẳng định được tính có căn cứ của quyết định truy tố, phân tích được nguyên nhân, động cơ, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; phân tích vai trò, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo, đánh giá được nhân thân, nêu và đánh giá đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhận định, phân tích căn cứ giải quyết việc bồi thường, xử lý vật chứng. Nhiều vụ án, KSV trình bày bản luận tội với phong thái tự tin, đĩnh đạc, viện dẫn nhiều tài liệu, chứng cứ để buộc tội đối với bị cáo có sức thuyết phục cao. Người tham dự phiên tòa đánh giá cao năng lực, trình độ của KSV thông qua việc xây dựng, trình bày bản luận tội có căn cứ, đề nghị mức hình phạt thấu tình, đạt lý. Điển hình như vụ án Lê Thanh Bảo Đức về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS. Tại phiên tòa bị cáo phản cung, kiên quyết không nhận tội. KSV trình bày bản luận tội căn cứ lời khai của bị can Lê Thanh Bảo Đức tại biên bản ghi lời khai ngày 23/10/2019 và xuyên suốt các biên bản hỏi cung, biên bản đối chất (thể hiện tại các bút lục số 99-123) để chứng minh những lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố là trung thực đầy đủ. Bị cáo được tại ngoại, bản thân là người đã thành niên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, tự ý thức về việc làm của mình; việc CQĐT, VKS tiến hành lấy lời khai bị cáo là công khai, bị cáo còn cam đoan về lời khai của mình và tự viết các bản khai thừa nhận hành vi phạm tội. Do đó, mặc dù tại phiên tòa bị cáo phản cung không nhận tội nhưng căn cứ vào các lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố là phù hợp lời khai bị hại Cao Lê Huyền Trâm và người làm chứng, khẳng định Cáo trạng số 36 ngày 22/4/2020 của VKSND TP. Tuy Hòa đã truy tố là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật44.

* Thực tiễn thực hiện việc đối đáp của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Trong thời gian qua chất lượng, hiệu quả việc đối đáp của KSV tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án hình sự có nhiều chuyển biến tích cực, không có trường hợp KSV từ chối không tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Đã góp phần bảo đảm phán quyết của Tòa án khách quan, chính xác, đúng sự thật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. KSV nhìn chung có tác phong chững chạc, tự tin, cách trình bày quan điểm có căn cứ, thấu tình đạt lý, thái độ đúng mực. Nhiều vụ án, KSV đã đối đáp và làm rõ từng vấn đề mà người bào chữa đưa ra với lập luận sắc bén, có căn cứ, phản bác lại quan

điểm của người bào chữa. Nhiều KSV có khả năng trình bày tốt, nội dung tranh luận ngắn gọn súc tích, dễ hiểu, thái độ tranh luận khiêm tốn, thuyết phục.

Điển hình như vụ án Y Thăm ÊBan và đồng phạm về tội “Cố ý gây thương tích”, theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Việc tranh luận, đối đáp của KSV tại phiên tòa này có sự tập trung theo từng bị cáo, quan điểm đối đáp của KSV rất rõ ràng, hợp lý căn cứ theo các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm, tính chất mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, được Tòa án chấp nhận tuyên án như đề nghị của KSV45

.

Hay vụ án Lê Thanh Bảo Đức về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS. Việc đối đáp của KSV có thể nói là đến cùng đối với từng ý kiến của người bào chữa, mặc dù có nhiều ý kiến của người bào chữa vẫn lặp lại nội dung tranh luận trước đó như “không có chứng cứ trực tiếp, không có xác tinh trùng, không có rách màng trinh” nhưng KSV vẫn đối đáp, đưa ra chứng cứ phản bác sự xuyên tạc của người bào chữa là sức thuyết phục, sắc bén trong tranh luận, làm căn cứ cho HĐXX tuyên bản án có căn cứ, đúng pháp luật. Từ đó bác bỏ được lập luận của người bào chữa và bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội, bảo vệ được cáo trạng truy tố. Kết quả Lê Thanh Bảo Đức bị tòa án xử phạt 7 năm tù. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử (do bị cáo kháng cáo) tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế trong việc luận tội của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều bản luận tội của KSV tại phiên tòa còn nêu chung chung, không viện dẫn căn cứ để chứng minh, bảo vệ quan điểm truy tố đã nêu trong cáo trạng, chưa có sức thuyết phục, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc trình bày bản luận tội còn rập khuôn, thiếu sức thuyết phục

Việc trình bày bản luận tội tại phiên tòa thể hiện sự nghiêm minh, đĩnh đạc của KSV tại phiên tòa với vị trí là chủ thể buộc tội. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng KSV chưa có sự chuẩn bị chu đáo về dự thảo bản luận tội nên chất lượng trình bày không cao, có KSV đọc quá nhanh hoặc quá chậm, sai sót về chính tả, trình bày vấn đề không khoa học, sử dụng từ ngữ và lập luận thiếu chính xác; chỉ chú tâm nhìn vào bản luận tội để đọc mà không quan sát đến HĐXX hay những người tham dự phiên tòa, làm giảm tính thuyết phục của lời luận tội, không gây ra sự chú ý của những người tham gia phiên tòa.

Thứ hai, không kịp thời bổ sung các tình tiết phát sinh tại phiên tòa vào bản luận tội

Luận tội là nội dung khẳng định việc truy tố là có căn cứ, đúng người, đúng tội, do đó luận tội không chỉ thể hiện được các chứng cứ đã thu thập trong quá trình điều tra, truy tố mà còn phải thể hiện những tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa. Qua nghiên cứu các biên bản phiên tòa tại các tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, tác giả nhận thấy đa số các KSV đều sử dụng bản luận tội rập khuôn theo mẫu số Mẫu số 13/XS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18 tháng 12 năm 2017. Trong khi đó tại phiên tòa có rất nhiều trường hợp bị cáo cung cấp các vấn đề liên quan đến nhân thân để hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm, bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, hay bị cáo không nhận tội tại phiên tòa. Nhưng bản luận tội của KSV còn chung chung, chỉ đề nghị các vấn đề liên quan hình phạt, không phân tích vai trò từng bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng… điển hình như các biên bản phiên tòa tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Thứ ba, việc đề nghị các căn cứ pháp luật không đúng, không nêu được

nguyên nhân, điều kiện phạm tội

Việc buộc tội của KSV có sức thuyết phục hay không chính là việc thông qua bản luận tội. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vụ án, KSV không nắm vững các quy định của pháp luật, dẫn đến đề nghị áp dụng các căn cứ pháp luật không đúng. Điển hình như vụ án Nguyễn Sáu, Nguyễn Lâm Hùng, Phạm Đình Tấn, Nguyễn Thanh Kiều, Nguyễn Tấn Lợi về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 BLHS. Theo đó các bị cáo Nguyễn Lâm Hùng, Phạm Đình Tấn, Nguyễn Thanh Kiều, Nguyễn Tấn Lợi đã bị Tòa án nhân dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên xét xử ngày 20/11/2020 về tội Đánh bạc. Nhưng bản luận tội của KSV tại phiên tòa lại đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS là thiếu chính xác.

Bên cạnh đó, việc luận tội tại phiên tòa không những đề nghị các vấn đề liên quan hình phạt, trách nhiệm dân sự hay xử lý vật chứng mà còn phải phân tích các nguyên nhân, điều kiện phạm tội để giáo dục, phòng ngừa nhưng trên thực tế các KSV đều không chú ý vấn đề này, dẫn đến bản luận tội còn sơ sài chung chung, không thuyết phục người nghe. Điển hình như vụ án Nguyễn Tuấn Anh về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều 134 BLHS. Đây là vụ án gây bức xức dư luận về hành vi con trai đánh mẹ ruột gây thương tích, tuy nhiên

KSV không nêu được nguyên nhân, điều kiện phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra cũng như kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên46.

* Hạn chế trong việc đối đáp của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Thực tiễn cho thấy còn xảy ra trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung vì nhiều lý do khác nhau; điều này đã thể hiện bên cạnh chất lượng công tác kiểm sát điều tra chưa tốt; trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự việc tranh luận, đối đáp của KSV tại phiên tòa chưa làm rõ những vấn đề có tính căn cứ để bảo vệ quan điểm truy tố, bác bỏ quan điểm bào chữa của người bào chữa, bị cáo.Nhiều KSV khi tranh luận, đối đáp chưa có sức thuyết phục, thậm chí còn né tránh, ngại tranh luận là chưa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm thực hành quyền công tố trong xét xử. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc chuẩn bị hệ thống chứng cứ, đề cương tranh luận khi tham gia

phiên tòa của KSV chưa được chú trọng

Một trong những cơ sở để KSV tranh tụng với người tham gia tố tụng là hệ thống chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nên KSV không nghiên cứu kỹ hồ sơ, vì vậy khi người tham gia tranh tụng đưa ra những chứng cứ trong hồ sơ để dùng làm cơ sở cho quan điểm của họ thì KSV nắm không vững chứng cứ đó, không rõ chứng cứ này tại bút lục bao nhiêu, nội dung của nó là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc giải quyết vụ án…do vậy không thể đối đáp lại người tranh tụng. Biểu mẫu số 14 ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18 tháng 12 năm 2017 của VKSND tối cao quy định nhiều tình huống KSV phải chuẩn bị trước khi đối đáp như: Lập luận theo hướng bị cáo không bị truy tố oan (nêu lập luận; viện dẫn các tài liệu, chứng cứ, đồ vật; viện dẫn căn cứ pháp lý để chứng minh). Kết luận: Khẳng định bị cáo không bị truy tố oan, việc truy tố của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hay tình huống bị cáo, người đại diện của bị cáo, người bào chữa… khai các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (bị cáo bị bức cung, dùng nhục hình trong quá trình lấy lời khai ….): Kiểm sát viên phải kiểm tra thủ tục tố tụng liên quan đến nội dung bị cho rằng có vi phạm và công bố hoặc đề nghị Hội đồng xét xử công bố các tài liệu về những nội dung đó; đồng thời kết luận việc có hay không có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng47. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn thể hiện KSV thiếu sự chuẩn bị, còn có tâm lý ỷ lại, chủ quan nên không chuẩn bị

46 Biên bản phiên tòa ngày 12/03/2021 của TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

tốt các tình huống dự kiến tranh luận, chưa hệ thống được chứng cứ buộc tội, gỡ tội làm căn cứ tranh luận, đối đáp tại phiên tòa.

Thứ hai, KSV không nắm vững quy định pháp luật nên không đủ lý lẽ để

tranh luận, bảo vệ quan điểm truy tố, không phản bác được quan điểm của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

BLTTHS cũng như Quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát luôn yêu cầu bắt buộc KSV phải tham gia tranh luận, đưa ra tài liệu, chứng cứ và đối đáp đến cùng các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác. Yêu cầu bắt buộc này thể hiện trách nhiệm của KSV với tư cách là chủ thể buộc tội, có nghĩa vụ chứng minh sau khi có các ý kiến không đồng tình với quan điểm buộc tội. Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn có vụ án, KSV tham gia tranh luận nhưng còn thiếu căn cứ, không phản bác lại quan điểm của bị cáo, người bào chữa. Điển hình như vụ án Ngô Thị Được về tội “Gá bạc” theo Điều 321 BLHS và các bị cáo Lê Văn Lời, Mai Đặng Nghĩa, Ngô Văn Phận, Nguyễn Văn Bình về tội “Đánh bạc” theo Điều 322 BLHS. Tại phiên tòa, bị cáo Được có 02 người bào chữa, đều có ý kiến tranh luận “đề nghị áp dụng Điều 65 BLHS và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về việc hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS vì cho rằng bị cáo đủ điều kiện hưởng án treo, bị cáo thành khẩn khai báo ăn năn hối cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS, bị cáo không hưởng lợi từ việc thu tiền xâu, lại bị bệnh nan y cần chăm sóc chữa bệnh, việc tịch thu bàn ghế là không cần thiết vì đó là vật dụng buôn bán của bị cáo Được.”48. Đối đáp với các ý kiến tranh luận này, KSV cho rằng “mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo Được là thấp nhất của khung hình phạt thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Bệnh bướu cổ của bị cáo không phải bệnh nan y nên hình phạt VKS đề nghị từ 12-15 tháng tù là phù hợp”49. Việc KSV chỉ tranh luận theo hướng lập luận mà không đưa ra căn cứ pháp luật nào khiến cho người bào chữa tiếp tục có ý kiến cho rằng “Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS thì bị cáo được hưởng án treo, không có tình tiết tăng nặng, bệnh không phải nan y nhưng nếu phạt tù sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe; bị cáo chỉ sẵn tiện có quán nước thì khách đến chơi nên mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, bộ bàn ghế vẫn còn giá trị sử dụng nên không

cần tịch thu tiêu hủy”50. KSV đã tranh luận chung chung không viện dẫn được bị cáo

48 Biên bản phiên tòa ngày 01/04/2021 của TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

49 Biên bản phiên tòa ngày 01/04/2021 của TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Được phạm tội theo khoản 1 Điều 322 BLHS có mức phạt tù đến 05 năm thuộc trường hợp nghiêm trọng, bị cáo chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS nên căn cứ Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP

Một phần của tài liệu Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (pdf io) (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)