Ngô Sĩ Liên làm theo khuôn mẫu biên soạn của Tư trị thông giám và soạn thành
Ngoại kỷ và Bản kỷ trong ĐVSKTT, tuy nhiên, nếu nhƣ ông muốn làm trọn theo Tƣ Mã Quang thì phải soạn thêm cả Hậu kỷ nữa
Phạm Công Trứ viết nội dung trong ĐVSKTT là: Từ Lê Thái Tông đến Lê Cung Hoàng, vì sách sử trƣớc đã ghi chép thì gọi tên là Bản kỷ thực lục
[100, tr 60] Bắt đầu ở quyển thứ 11
ĐVSKTT ghi chép: Triều liệt đại phu Quốc tử giám tư nghiệp kiêm sử quan tu soạn thần Ngô Sĩ Liên biên , quyển này
ghi viết sử về Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lạng Sơn Vƣơng Lê Nghi Dân, tức là Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành công việc biên soạn Thực lục ba triều, gọi tên là Bản kỷ thực lục Phạm Công Trứ nhận định Ngô Sĩ Liên đã soạn rất tốt thực lục ba triều
①
② [100, tr 57]
và vẫn gọi tên sách sử mà mình làm tiếp là Bản kỷ thực lục Lê Quý Đôn ghi chép trong Nghệ văn chí của sách Đại Việt thông sử: Trong năm Hồng Đức, viên quan Tế Tửu Ngô Sĩ Liên đã biên soạn bản kỷ ba triều từ năm Thuận Thiên đến Diên Ninh của Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, ghi chép việc sử tỉ mỉ và thể lệ nhất quán
[47]
Khi biên soạn ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên đã làm Ngoại kỷ, Bản kỷ và thực lục ba triều, giống nhƣ mô hình mà nhóm Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ soạn Tư trị thông giám Lƣu Thứ và Tƣ Mã Quang chƣa làm đƣợc Hậu kỷ về một tổ bốn tông nhà Tống Tuy nhiên sau Ngoại kỷ và Bản kỷ, Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành Hậu kỷ của mình trong ĐVSKTT, nhƣng không gọi tên là Hậu kỷ và gọi tên Bản kỷ thực lục
chắc để giữ lễ cũng nhƣ bày tỏ sự ngƣỡng mộ của mình đối với sử học biên soan và sử giả trƣớc
Nhƣng thể tài Bản kỷ thực lục chƣa xuất hiện trên các sách sử trƣớc Thực lục là loại thể tài của quốc sử, Kim Dục Phất khảo sát quá trình phát triển của thể tài Thực lục: Tùy chí đã ghi Chu Hưng Tự soạn Lương hoàng đế thực lục ba quyển, ghi viết sử về Lương Vũ Đế, Tạ Ngô (sách Đường chí ghi là Tạ Hạo) soạn Lương hoàng đế thực lục năm quyển ghi sử về Lương Nguyên Đế, đều là chính sử Sách thực lục là ký chú của các vua và thêm nội dung Đến đời Đường trở về sau, sau khi một vị vua mất và vua mới lên ngôi, [vua mới] ra lệnh tiếp tục soạn thực lục, các đời làm theo và trở thành điển chế
[76]
Thực lục là sử ghi chép về vua đƣơng triều, do sử quan triều đình biên soạn Thời Lê, việc soạn sử vẫn rất quan trọng Năm Thuận Thiên thứ 4 (1431), vua Lê Thái Tổ ra lệnh soạn Lam sơn thực lục và tự tay làm bài tự, ký tên là Lam Sơn động chủ [100, tr 564] Sử liệu cũng cho
biết, vào những năm đầu nhà Lê sơ, đã có chức danh Quốc sử, nhƣ sử liệu chép rằng, năm Thái Hòa thứ 6 (1448), Quốc sử Đồng tu NguyễnVăn Tộ về trí sĩ tức là nghỉ hƣu [100, tr 618] Thực tế, trong thời gian này,
có tới bốn vị tiến sĩ quan chức là Quốc sử viện Đồng tu Đó là Bùi Phúc, Nguyễn Văn Chất, Phan Hoan và Nguyễn Thu Thông Tài liệu này chứng minh rằng đến đời Lê Thái Tông nhà Lê chắc chắn đã có Quốc sử viện và đã thiếp lập cơ cấu và chức viên hoàn bị Quốc sử quan biên soạn nhật lịch cho vua đƣơng triều Năm Quang Thuận thứ 8 (1467) vua Lê Thánh Tông muốn xem nhật lịch của
mình, sử quan Lê Nghĩa không cự tuyệt đƣợc: Vua muốn xem quốc sử, sai nội quan tới Hàn lâm viện dụ riêng sử quan Lê Nghĩa rằng: "Trước kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?" Nghĩa trả lời: "Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần" Nội quan nói: "Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8"
Nghĩa trả lời: "Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!" Nội quan nói: "Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước có lỗi gì còn có thể sửa được" Nghĩa nói: "Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử" Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói: "Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc, thế dẫu không khuyên can mà cũng là khuyên can" Rồi dâng những ghi chép hằng ngày lên Vua xem xong trả lại cho Sử Viện [37, tr 424-425]①
Nhật lịch tức là Thực lục sử quan biên soạn dâng vua Lê Thánh Tông Thể lệ biên soạn Nhật lịch này tƣơng tự với Trung Quốc
① “‘ ’‘’ ‘’‘ ’‘’‘’ ‘’ ”[100, tr 666-667]
Thể tài thực lục và bản kỷ là thể tài biên soạn khác nhau, hợp thành một thể tài Bản kỷ thực lục là điều chƣa từng thấy trong sách sử trƣớc Ngô Sĩ Liên biên soạn thực lục ba triều và thêm hai chữ bản kỷ, tức ghi rõ rằng sách này vẫn thuộc Thực lục, vận dụng
Bản kỷ để chỉ rõ sách này là phần tiếp theo của ĐVSKTT 15 quyển Một mình Ngô Sĩ Liên đã hoàn thành đầy đủ mô hình của nhóm Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ
Nhƣng Ngô Sĩ Liên chƣa dâng Bản kỷ thực lục cho triều đình cùng ĐVSKTT, có thể vì sách này đã ghi chép về Lạng Sơn Vƣơng Lê Nghi Dân, tức là anh trai của Lê Thánh Tông, Lê Nghi Dân giết Lê Nhân Tông, và các đại thần giết Lê Nghi Dân, tiếp theo Lê Thánh Tông lên ngôi Ba vị vua đó là anh em Ngô Sĩ Liên đã tham dự chính sự của Lê Nghi Dân và vì thế mà bị Lê Thánh Tông mắng Ngô Sĩ Liên theo thể tài thực lục soạn sử, vì suy nghĩ kính húy tôn giả, thì chƣa dâng Bản kỷ thực lục
cho triều đình Tuy Bản kỷ thực lục tách biệt với ĐVSKTT 15 quyển, nhƣng qua tên thể tài vẫn chỉ ra mối liên hệ với ĐVSKTT, chứng tỏ Ngô Sĩ Liên đã theo mô hình biên soạn của nhóm Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ
3 2 5 Toàn thư
Ngô Sĩ Liên cũng sử dụng một thể tài khác gọi là Toàn thư mà chƣa có sử gia Việt Nam nào trƣớc đó dùng Chúng tôi nhận định rằng Toàn thư của Ngô Sĩ Liên có thể chịu sự ảnh hƣởng của công trình lớn Tính lý đại toàn thư
Năm 1415 thời đầu nhà Minh, Hồ Quảng nhận lệnh của vua Vĩnh Lạc làm bộ sách Tính lý đại toàn thư, biên soạn lý luận và học thuyết của các Nho gia cổ đại, chủ yếu là lý học Nho gia thời Tống và Nguyên Sách này hƣớng dẫn sĩ tử học tập Nho học theo tƣ tƣởng lý học của Chu Hy và đã đƣợc đƣa sang sang Việt Nam:
Kỷ Hợi, [1419], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 17) Mùa xuân, tháng 2, nhà Minh sai giám sinh Đường Nghĩa sang ban các sách Ngũ kinh, Tứ thư, Tính lý đại toàn, Vi thiện âm chất, Hiếu thuận sự thực, cho nho học các phủ, châu, huyện [38, tr 242]①
①
Ngô Sĩ Liên đỗ Tiến sĩ năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Nhân Tông, có thể ông đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, ông có thể từng đọc Tính lý đại toàn thư và có ấn tƣợng lớn, sự ảnh hƣởng lớn nhất ở công trình này là tƣ tƣởng lý học của Chu Hy
Ngô Sĩ Liên soạn sách ĐVSKTT theo tƣ tƣởng Chu Hy, và đƣợc thể hiện rõ trong lời bình của mình Ngô Sĩ Liên làm sách sử từ thời Hồng Bàng đến đầu Lê sơ, ông hy vọng sách này: Chỉ là về luân thường nhật dụng, cách vật trí tri, vào lúc thư nhàn, sẵn đem xem đọc Truyền tin truyền ngờ, mong sao khỏi thẹn với sử xanh; chép lời chép việc, ngõ hầu đủ bằng cho văn hiến [37, tr 102]①
Vì sách bộ sử này rất có giá trị, nó mang trong mình nhiều triết lý nên Ngô Sĩ Liên theo Tính lý đại toàn thư mà gọi bộ sách của mình là ĐVSKTT Tên Toàn thư
đƣợc các sử gia đời sau tiếp tục kế thừa
Học giả Nhật Bản Hikita Toshiaki viết: Sách của nước An Nam, không cuốn nào đầy đủ hơn sách này, vì vậy gọi tên là Toàn Thư [94] Tuy nhiên Ngô Sĩ Liên chƣa giải thích vì sao gọi
bộ sử của mình là Toàn thư, có điều cũng không thấy ông ghi thực lục về Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân vào ĐVSKTT 15 quyển Nhƣ vậy, Toàn thư
đƣợc đánh giá là hoàn bị về triết lý và tính sử học, nhƣng nội dung thì có lẽ chƣa đƣợc nhƣ vậy
3 3 Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy
Phạm Công Trứ ghi chép: Từ quốc triều Thái Tông đến Cung Hoàng, vì sách sử trước đã có ghi chép, nên đặt tên là Bản kỷ thực lục
[100, tr 60] Bản kỷ ba triều trƣớc đã đƣợc Ngô Sĩ Liên
soạn thành ĐVSKTT bản kỷ thực lục quyển 11, Phạm Công Trứ soạn tiếp từ Lê Thánh Tông đến Lê Cung Hoàng ghi chép lại cả 4 quyển, vẫn gọi Bản kỷ thực lục
Tức là Phạm Công Trứ kế thừa thể tài Bản kỷ thực lục của Ngô Sĩ Liên
Ngoài ra, ông còn kế thừa phƣơng pháp và tƣ tƣởng viết sử đời trƣớc, Phạm Công Trứ còn sáng tạo ra một thể tài mới đó là Bản kỷ Tục biên: Lại tham khảo
①
, ,, , ,,
sách Dã sử của Đăng Bính, và lược lấy trong những di biên mà người đương thời dâng hiến để chép từ quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến Thần Tông Uyên Hoàng Đế, thêm vào quốc sử, gọi là Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên [37, tr 97]①
Cả Bản kỷ thực lục có 5 quyển, Ngô Sĩ Liên làm một quyển, Phạm Công Trứ làm 4 quyển, ông còn làm tiếp Bản kỷ tục biên 3 quyển Phạm Công Trứ làm thành 7 quyển và ghi bộ sử thuộc nhà Lê, có 3 quyển về sử sau đời Trang Tông, nhƣng gọi tên khác là Tục biên thể hiện một tƣ tƣởng sâu sắc
Thể tài Tục biên có liên quan nhiều với Tư trị thông giám Sau khi soạn xong, vì
Tư trị thông giám là công trình lớn nhất theo tƣ tƣởng chính thống nên Chu Hy soạn tiếp một bộ sử khác đó là Tư trị thông giám cương mục , để hƣớng
dẫn các sử gia nghiên cứu sách này Tƣ tƣởng viết sử của Tư trị thông giám cương mục có tầm ảnh hƣởng lớn, đƣợc nhiều sử gia tham khảo Trần Kinh sống cuối thời Nguyên đã soạn bộ sử Thông giám tục biên, Chu Bác Kỳ viết lời tựa rằng: Cận thế miền đông khu Chiết Giang có đại nho gọi Kim Nhân Sơn thị tên là Lý Tường, từ Chu Uy Liệt Vương mà tính niên đại, bắt đầu từ Đào Đường, gọi tên là Tiền Biên Sử gia Trần Kinh người Tứ Minh, kế thừa chí hướng của cha ông tên là Bí làm Hiệu quan đời Nguyên đã soạn sử Lịch đại kỷ thống Sách này biên soạn sách cũ và làm sử từ Bàn Cổ đến Cao Tân, khảo sát sử và kỷ niên làm quyển thứ nhất, vượt qua sách sử của Kim Lý Tường Trần Kinh soạn tiếp quyển thứ hai về Khiết Đan dựng nước và Ngũ Đại, làm tiếp 22 quyển về sử nhà Tống có 320 năm Nhà Tống tuy đã có niên hiệu, nhưng vẫn biên niên theo Can Chi, đến năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 4 thống nhất trung nguyên bắt đầu lấy niên hiệu làm chính thống, đến khi nhà Tống diệt vong, thì chép phụ vào sử nước Liêu và Kim, làm theo cách viết sử Tư trị thông giám Nói chung thì có cả, nhưng Chính thống không có, thế lực có mạnh và yếu nhưng danh phận đại nghĩa không có Cả bộ sách có 24 quyển, gọi tên là Thông giám tục biên, có chí hướng kế thừa nhà Tống và làm cho đời sau () , , ,
①
, , () , , , , , , , , , , , , , , , , , : , , [59]
Tạ Quốc Trinh giải thích: Sách sử Thông giám tục biên làm theo Tư trị thông giám cương mục, có tông chỉ, vì Ngũ Đại đại hỗn loạn, quý tộc Mông Cổ dựng nhà Nguyên chà đạp Trung Nguyên, tác giả thấy thời đại khó khăn gian khổ, thì soạn thành sách này, có tư tưởng ái quốc rất mạnh
, , , , , , , [59]
Thể tài Tục biên bắt đầu từ sách của Trần Kinh và chủ trƣơng Chính thống Phạm Công Trứ soạn sử và gọi là Tục biên, có ý làm rõ Quốc thống Năm 1527 Mạc Đăng Dung giết Lê Cung Hoàng và dựng nên nhà Mạc Năm 1533 Lê Trang Tông mở đầu công cuộc trung hƣng nhà Lê, đƣợc gọi là Lê Trung hƣng Năm 1593, Lê Trung Hƣng diệt nhà Mạc và trở lại Thăng Long Bấy giờ Trang Tông khởi nghĩa, nhà Mạc rất mạnh và không đánh đƣợc, nhƣng nhà Mạc là phản thần, không xứng đáng đƣợc kế thừa Quốc thống, Chính thống Đạo nghĩa lúc này thuộc về nhà Lê, nên Tục biên phàm lệ ghi rõ rằng: Trang Tông khởi nghĩa từ năm Quý Tỵ [1533], lên ngôi ở hành tại sách Vạn Lại, tuy chưa thống nhất được cả nước cũng chép là chính thống, để tỏ là dòng vua nối đại thống [37, tr 106]①
Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa, lên ngôi đều chép là nối tiếp chính thống để tỏ quốc thống truyền nhau [37, tr 106]②
①
[100,
tr 69]
②
Trong Tục biên phàm lệ, tiêu đề nói về thiên chƣơng và bố cục do Lê Hy làm,
Phàm lệ do Phạm Công Trứ làm, nói lên tính Chính thống thuộc nhà Lê
Sau khi nhà Lê Trung hƣng giành lại chính quyền, Vua Lê và Chúa Trịnh chiếm miền bắc và Chúa Nguyễn cát cứ miền nam Nhà Lê là chính thống, nhƣng Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chống nhau, từ năm 1627 đến năm 1672 hai bên đại chiến 12 lần Phạm Công Trứ là đại thần thân cận của Chúa Trịnh, làm sách sử chứng minh tính chính thống của nhà Lê, tức là tôn sùng Chúa Trịnh, không phải chính thống theo phái mạnh hoặc yếu Phạm Công Trứ viết rõ rằng mình làm sử này là làm theo Chu Hy: Phàm phần tục biên thì dưới chỗ chép năm, nếu là niên hiệu không phải chính thống, cùng là niên hiệu của Bắc triều, thì đều chú thành hai hàng Còn như những điều viết trong phàm lệ thì nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước Đó đều là để tôn chính thống mà truất tiếm nghị, nêu lên giường mối lớn mà tỏ rõ gương răn Hoặc có chỗ nào chữ nghĩa chưa tinh, phép câu chưa đúng, mong các bậc học rộng biết nhiều sửa chữa lại cho, để mọi người biết rằng bộ sử này làm ra, nói về chính trị thì cũng như sách cổ sử Thượng thư, mà ngụ ý khen chê thì cũng như sách Xuân Thu sử nước Lỗ; ngõ hầu bổ sung cho trị đạo, giúp ích cho phong hóa, đó cũng là giúp cho sự khảo chính một phần nào vậy [37, tr 98]①
Phạm Công Trứ kỳ vọng rất nhiều bộ sách này và nói rõ rằng làm theo quan điểm Chính thống của Chu Hy, nối tiếp tƣ tƣởng của Thượng Thư và Xuân Thu
Phạm Công Trứ hợp thành Bản Kỷ và Tục Biên, gọi là Bản kỷ tục biên
Vấn đề này Ngô Sĩ Liên cũng ghi rõ trong Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư:
Vua Nhân Tông bản triều lại sai quan tu sử Phan Phu Tiên chép nối từ Trần Thái Tông trở xuống đến khi người Minh về nước [1427], đều gọi là sách Đại Việt sử ký
[37, tr 99]②
Ngô Sĩ Liên viết rõ rằng sách sử biên soạn của Phan Phu Tiên tên là Đại Việt sử ký Lịch sử nhà Trần là chính thống nên việc tục biên không cần chủ trƣơng chính
① [100, tr 60] ② [100, tr 55]
thống lại nhƣ Trần Kinh và Phạm Công Trứ Chúng tôi nhận định rằng Phan Phu