,Thất bại về Vấn đề hồi hương của các nhân viên xa xứ tại các công ty nước ngoà

Một phần của tài liệu Thất bại của nhân lực chuyển giao khi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế tại công ty LENOVO Group (Trang 30 - 32)

nhiệm vì sợ những bất lợi cho nghề nghiệp của họ.

5 ,Thất bại về Vấn đề hồi hương của các nhân viên xa xứ tại các công ty nước ngoài nước ngoài

Công việc ở nước ngoài đối với nhân viên Lenovo là rất hấp dẫn và họ cảm thấy thoải mái với công việc hiện tại. Bên cạnh đó , với những người có sự thích nghi kém , họ sẽ có quyết định hồi hương sớm trước khi hết thời hạn công tác và họ khi trở về từ các chi nhánh hay công ty ở nước ngoài, những nhân viên này sẽ gặp phải khó khăn về:

- Những khó khăn khi hồi hương , những người làm việc ở nước ngoài hết nhiệm kỳ công tác trở về nước có thể phải trải qua một quá trình khó khăn khi hồi hương vì các lý do như thay đổi vị trí công tác và mức sống.

- Các nhà quản lý khi quay trở về, thường không còn vị trí xứng đáng nào dành cho họ, hoặc chỉ còn những vị trí mang tính dự bị chờ họ tại văn phòng trụ sở doanh nghiệp. Họ cảm thấy họ không thể sử dụng những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong thời gian công tác ở nước ngoài hay phải thay đổi lối sống văn hoá đã quen thuộc ở nước ngoài.

Ví dụ nhà quản trị người Nhật hoàn thành nhiệm kỳ công tác ở Mỹ trở về, họ sẽ không thoải mái khi phải thay đổi nếp sống họ đã quen thuộc trong xã hội hiện đại và tự do ở Mỹ.

- Những người làm việc ở nước ngoài đã thành công trong việc thích ứng với những nền văn hoá mới, sau một số năm lại phải trải qua một quá trình gọi là cú sốc văn hoá nghịch đảo. Đó là quá trình tâm lý khó khăn để thích nghi lại với nền văn hoá của nước xuất thân. Thường thì các doanh nghiệp không biết làm thế nào để sử dụng được thế mạnh của những cán bộ đã hoàn thành nhiệm vụ ở các chi nhánh nước ngoài như sự hiểu biết về khả năng thích nghi với một nền văn hoá khác, kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài. Thực tế nhiều người làm việc ở nước ngoài thường xa rời các hoạt động của công ty ở quê hương của mình trong vòng một số năm, do vậy sau khi trở về họ gặp nhiều khó khăn trong việc hoà nhập lại với văn hoá của doanh

nghiệp.

- Thường trong thời gian công tác ở nước ngoài, những cán bộ quản lý được hưởng mức phụ cấp rộng rãi, khi hồi hương họ cảm thấy thu nhập bị giảm đi vì không còn những khoản trợ cấp đó. Hơn thế, những người trong gia đình và con cái họ cũng thường gặp khó khăn kh phải rời bỏ nền văn hoá mà họ đã thích nghi để trở về. Đối với nhiều người Nhật Bản và gia đình của họ, sau khi đã làm việc tại Mỹ có thể đặc biệt khó khăn khi trở lại Nhật sống và làm việc. Nhịp độ sống và kinh nghiệm gấp gáp ở Mỹ, cộng với mức độ tự do và độc lập tương đối cao của phụ nữ, ngược hẳn lại với những điều kiện ở Nhật Bản.

- Một Vấn đề nữa về tái thích nghi ở các công ty khi hồi hương : họ đảm nhận vị trí công việc không cao , hiệu suất công việc không đạt hiệu quả sẽ làm lãng phí kinh nghiệm trong quá trình công tác , và họ cũng nhận thức được tiến bộ kĩ thuật ở trụ sở mới chưa phát triển , phục vụ tốt cho công việc của họ ...

- Các lý do khác như cán bộ phải hồi hương còn do họ sốc về văn hoá, không thích nghi được với nền văn hoá mới, hoặc làm việc không hiệu quả mà doanh nghiệp quyết định phải thay thế, hoặc là do các lý do liên quan đến gia đình họ :giáo dục con cái , quá trình công tác không tốt ...

Nhân viên của Lenovo khi “xa xứ” luôn nhận được rất nhiều lợi ích tài chính để khuyến khích họ chấp nhận cuộc sống ở nước ngoài. Nhưng khi trở về nước, những khó khăn về tình trạng xã hội khiến nhiều người được cử đi đào tạo – những người đã thích nghi thành công với lối sống ở nước ngoài, gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi lại với một số lĩnh vực đời sống ở quê hương.

Một phần của tài liệu Thất bại của nhân lực chuyển giao khi thực hiện các nhiệm vụ quốc tế tại công ty LENOVO Group (Trang 30 - 32)