“Khi đề cập tới phán quyết của Tòa án, đ có danh nhân t ng nói rằng phán quyết của Tòa án không đƣ c thi hành thì công lý mới đƣ c thực hiện một nửa. Câu nói này cũng hoàn toàn áp dụng đƣ c cho phán quyết trọng t i”26. Hiệu lực thi hành phản ánh khả năng thực thi của phán quyết trọng tài trên thực tế, là sự cụ thể hóa nội dung giải quyết tranh chấp trên thực tế. Phán quyết trọng tài sẽ không có ý nghĩa gì nếu ch có giá trị pháp lý mà không thể thi hành trên thực tế. Chính vì thế, việc bảo đảm hiệu lực của một phán quyết trọng tài không ch bao gồm vấn đề bảo đảm hiệu lực pháp lý của nó mà còn phải tập trung vào việc bảo đảm hiệu lực thi hành trên thực tế của phán quyết trọng tài sau khi đƣ c ban hành. Một phán quyết trọng tài không có giá trị thi hành thì không khác nào một tờ giấy không giá trị, “vô hiệu hóa” toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài. Việc không đảm bảo tốt việc thi hành phán quyết trọng tài sẽ dần “giết chết” trọng tài thƣơng mại non trẻ của Việt Nam.
Quy định về hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài trong pháp luật trọng tài Việt Nam hiện nay chƣa thực sự rõ ràng. Mặc dù Điều 61 Luật Trọng tài thƣơng mại đ có quy định: “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực ể từ ngày ban hành”. Điều này đồng nghĩa với việc trên thực tế một phán quyết sau khi ban hành đ ngay lập tức phát sinh hiệu lực thi hành - nghĩa là có thể đƣ c thi hành ngay. Luật Trọng tài thƣơng mại dành hẳn một Chƣơng thứ mƣời (t Điều 65 đến Điều 67) để quy định về thi hành phán quyết trọng tài. Thế nhƣng cũng chính trong Luật trọng tài thƣơng mại lại đồng thời quy định những trƣờng h p trong đó hiệu
26 Tƣởng Duy Lƣ ng (2016), Bình luận BLTTDS, Luật trọng t i thương mại v thực tiễn xét xử, NXB Tƣ pháp, tr.364.
lực thi hành của phán quyết sẽ bị trì hoãn hoặc chấm dứt27. Đó là thông qua cơ chế hủy phán quyết trọng tài. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài không phát sinh đồng thời với hiệu lực của phán quyết trọng tài – tức là ngay sau khi ban hành. Mà con đƣờng đi t giá trị pháp lý của phán quyết đến giá trị thi hành trên thực tế của phán quyết phải trải qua một giai đoạn - đó là lúc những quy định về cơ chế hủy phán quyết trọng tài đƣ c áp dụng.
Trong phần này, tác giả sẽ làm rõ sự tác động của của cơ chế hủy phán quyết trọng tài đối với hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài. Việc Tòa án hủy phán quyết trọng tài có tác động trực tiếp đến hiệu lực của phán quyết trọng tài, chấm dứt hiệu lực của phán quyết và đƣa kết quả của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài trƣớc đó trở về mốc khởi điểm28
. Luận văn sẽ phân tích sự tác động của cơ chế hủy phán quyết trọng tài đối với giá trị thi hành của của phán quyết thông qua việc phân tích hiệu lực thi hành của phán quyết ở hai thời điểm: ở thời điểm một bên có yêu cầu hủy và ở thời điểm Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Đây đƣ c xem là một trong những vấn đề pháp lý đáng quan tâm về hiệu lực của phán quyết trọng tài.
Thứ nhất, hiệu lực thi hành của phán quy t trọng tài tại thời điểm một bên yêu cầu hủy phán quy t trọng tài
Vấn đề này chƣa đƣ c điều ch nh một cách trực tiếp bằng bất cứ một quy định nào trong pháp luật trọng tài Việt Nam. Nhƣng tại Điều 66 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 có quy định một cách gián tiếp về vấn đề này: “Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”. Với quy định này của Luật Trọng tài thƣơng mại có thể thấy, “bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng t i” khi
“ hông yêu cầu h y phán quyết trọng tài” h p lệ. Điều đó có nghĩa là nếu có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thƣơng mại, bên phải thi hành không phải thi hành phán quyết trọng tài. Nhƣ vậy, hệ quả của
27 Chief Justice James Allsop (2013), The Authority of the Arbitrator, Clayton Utz University of Sydney International Arbitration Lecture, tr.02.
28 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby, Constantine Partasides (2008), Ph p luật v thực tiễn Trọng
việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là phán quyết trọng tài không đƣ c thi hành trong giai đoạn Tòa án xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Bên cạnh đó, khoản 10 điều 71 Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 quy định “quyết định c Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành”. Điều đó có nghĩa là, t khi có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đến khi Tòa án có quyết định về yêu cầu này, ngƣời phải thi hành không phải thi hành phán quyết bất l i cho mình. Hay nói cách khác, hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài sẽ bị “tạm ngƣng” khi một bên trong tranh chấp có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đó.
Hiện nay không có quy định nào về thời gian trì hoãn thi hành phán quyết trọng tài trong trƣờng h p phán quyết đang đƣ c Tòa án xem xét hủy do một bên yêu cầu sẽ kéo dài trong bao lâu mà sẽ phụ thuộc vào thời gian Tòa án xem xét và việc thi hành ch đƣ c khởi động lại khi có quyết định cuối cùng của Tòa án.
Thứ hai, hiệu lực thi hành của phán quy t trọng tài tại thời điểm có quy t định của Tòa án hủy/không hủy phán quy t trọng tài
Sau khoảng thời gian “trì ho n” hiệu lực thi hành để xem xét yêu cầu hủy, thì Tòa án sẽ ra quyết định cuối cùng về hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài và “quyết định c Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành” (theo khoản 10 điều 71 Luật Trọng tài thƣơng mại). Trong trƣờng h p Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, thì đồng nghĩa với việc giá trị pháp lý và giá trị thi hành của phán quyết đó hoàn toàn chấm dứt kể t thời điểm ra quyết định hủy, bên phải thi hành sẽ không phải thi hành nữa. Còn nếu Tòa án ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài thì quyết định này có hiệu lực ngay nên phán quyết trọng tài có thể bị cƣỡng chế thi hành ngay. Lúc này hiệu lực thi hành của phán quyết đƣ c khởi động lại sau một thời gian tạm ngƣng. Nhƣ vậy, thời điểm Tòa án ban hành quyết định về việc hủy/không hủy phán quyết trọng tài cũng là thời điểm mà giá trị thi hành của phán quyết bị chấm dứt hoàn toàn hoặc đƣ c tiếp tục29.