Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực thi hành của

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 58)

Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), t năm 1993 đến năm 2020 các vụ việc tranh chấp đƣ c VIAC thụ lý giải quyết không ng ng tăng mạnh về số lƣ ng lẫn tính chất vụ việc. Ch tính riêng giai đoạn 2010 đến 2019 VIAC đ tiến hành thụ lý 1497 vụ tranh chấp, tăng mạnh so với giai đoạn trƣớc đó (492 vụ tranh chấp đƣ c thụ lý bởi VIAC t năm 1993 đến 2009)51

. Các vụ tranh chấp đƣ c đƣa ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó các tranh chấp trong hoạt động mua bán, xây dựng, cho thuê chiếm số lƣ ng lớn còn lại là tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhƣ: bảo hiểm, logistic, gia công, tài chính - ngân hàng, lao động,.... Ch tính riêng năm 2020, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đ thụ lý giải quyết 221 vụ tranh chấp với tổng giá trị tranh chấp lên đến 17.021 tỷ VNĐ52.

Những con số ấn tƣ ng trên đ cho thấy trọng tài đ dần trở thành một phƣơng thức giải quyết tranh chấp không thể thay thế đƣ c trong sự vận hành của nền kinh tế hiện nay. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều phán quyết trọng tài đƣ c đƣa ra thi hành. Thế nhƣng thực tế cho thấy tỷ lệ phán quyết trọng tài đƣ c thi hành sau khi ban hành vẫn còn thấp. Theo báo cáo số 74/BC-BTP ngày 08/4/2016 của Bộ Tƣ pháp sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010, số phán quyết trọng tài đƣ c thi hành mới đạt 60% trong tổng số đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết trọng tài. Số lƣ ng phán quyết trọng tài đƣ c thi hành chƣa cao là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế đến t mặt quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tế áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan chƣa chính xác, hiệu quả.

Thi hành phán quyết trọng tài là khâu cuối cùng khép lại con đƣờng tố tụng trọng là cũng là giai đoạn mang tính quyết định để một phán quyết trọng tài phát huy đƣ c hiệu lực của mình trên thực tế. Do đó, dƣới áp lực của việc ngày càng có

51 Trung tâm Trọng t i Quốc tế Việt Nam VIAC, Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp năm 2020 tại https://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-nam-2020-s36.html (truy cập lần cuối ng y 10/6/2021).

nhiều phán quyết trọng tài cần đƣ c thi hành, chúng ta càng phải tìm ra các giải pháp nhằm đảm bảo cao nhất hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài.

2.3.1. Những vấn đề ất cập

Thứ nhất, lợi dụng việc yêu cầu hủy phán quy t trọng tài với mục đích trì hoãn hiệu lực thi hành của phán quy t

Thực trạng pháp luật hiện hành cho thấy nếu phán quyết đƣ c xem xét hủy thì phán quyết chƣa thể đƣ c cƣỡng chế thi hành và đây là nhƣ c điểm cần tìm hƣớng cải thiện. Theo quy định của Luật Trọng tài thƣơng mại 2010 thì hệ quả của việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là phán quyết trọng tài không đƣ c thi hành trong giai đoạn Tòa án xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Điều đó có nghĩa là, t khi có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của một bên đến khi Tòa án có quyết định cuối cùng về yêu cầu này, ngƣời phải thi hành không phải thi hành phán quyết bất l i cho mình.

Thực tiễn áp dụng quy định hủy phán quyết trọng tài cũng cho thấy trong giai đoạn xem xét hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài này không thể đƣ c cƣỡng chế thi hành. Một minh chứng điển hình cho kết luận này là vấn đề thi hành phán quyết trọng tài số 05/16 HCM ngày 18/11/2016 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp giữa Công ty Thiên Việt và Công ty Nguyễn Kim. Ngày 17/01/2017 Cục thi hành án dân sự TP. HCM gửi Công văn số 3086/CTHADS-VP đến Tòa án nhân dân TP. HCM về việc đề nghị Tòa án xác nhận bên phải thi hành có yêu cầu hủy phán quyết nói trên hay không? Theo nội dung Công văn số 170/TATP-VP ngày 20/02/2017 của Tòa án nhân dân TP. HCM gửi Cục thi hành án dân sự TP. HCM trả lời công văn 3086/CTHADS-VP thì Tòa án nhân dân TP. HCM đ nhận đƣ c đơn yêu cầu của công ty Nguyễn Kim đề nghị hủy phán quyết trọng tài số 05/16HCM ngày 18/11/2016 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế việt Nam. Tòa án đ tiến hành thụ lý số 09/2017 đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nói trên. Căn cứ trên công văn trả lời của Tòa án về tình trạng phán quyết trọng tài, Cục thi hành án dân sự TP.HCM thông báo trả lại đơn yêu cầu cho bên đƣ c thi hành, hƣớng dẫn chờ kết quả giải quyết đơn yêu cầu hủy của Tòa án. Nội dung trên đ cho thấy một thực tế rõ ràng rằng trong giai đoạn phán quyết trọng tài bị xem xét hủy tại Tòa án, phán quyết đó không thể đƣ c cƣỡng chế thi hành bởi cơ quan thi hành án theo yêu cầu của các bên. Nếu nhận đƣ c đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án có thẩm quyền sẽ hoàn trả lại đơn yêu cầu. Trong trƣờng h p này, cơ

quan thi hành án trả lời đơn yêu cầu thi hành án của công ty Nguyễn Kim trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thƣơng mại: “bên phải thi hành phán quyết đã có yêu cầu Tòa án h y phán quyết do đó chư đ điều iện để tiếp nhận yêu c thi hành án c bên được thi hành phán quyết”.

Hiện nay không có quy định nào về thời gian trì hoãn thi hành phán quyết trọng tài trong trƣờng h p phán quyết đang đƣ c Tòa án xem xét hủy do một bên yêu cầu sẽ kéo dài trong bao lâu mà sẽ phụ thuộc vào thời gian Tòa án xem xét và việc thi hành ch đƣ c khởi động lại khi có quyết định cuối cùng của Tòa án. Hƣớng nhƣ trên sẽ thúc đẩy bên thua kiện yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhằm kéo dài thời gian phải thi hành phán quyết trọng tài và thời gian Tòa án xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài càng lâu thì thời gian để bên thua kiện không phải thi hành phán quyết càng dài. Về thời gian bên phải thi hành đƣ c hoãn thi hành, chúng ta phải căn cứ vào khoản 10 Điều 71 theo đó “quyết định c Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành”. Nhƣ vậy có thể nói, lúc này Tòa án nắm trong tay quyền quyết định liệu phán quyết trọng tài đó có hiệu lực thi hành hay không và thời điểm nào đƣ c thi hành. Điển hình đối với trƣờng h p nói trên, một khi mà Tòa án có thẩm quyền vẫn chƣa có quyết định cuối cùng giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì bên phải thi hành vẫn không bị cƣỡng chế thi hành. Pháp luật trọng tài Việt Nam hiện hành thiếu đi các quy định ràng buộc trách nhiệm trong trƣờng h p một bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhƣng không đƣ c Tòa án công nhận dẫn đến kéo dài thời gian thi hành phán quyết, trong nhiều trƣờng h p còn gây ra thiệt hại đối với bên đƣ c thi hành phán quyết.

Thêm vào đó, việc nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thƣơng mại hiện nay là khá dễ dàng53, làm gia tăng khả năng bên thua kiện sẽ thực hiện việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhƣ một bƣớc đƣơng nhiên nhằm kéo dài thời gian phán quyết đƣ c thực thi. Điều 69 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 quy định trong thời hạn 30 ngày, kể t ngày nhận đƣ c phán quyết trọng tài, “nếu một bên có đ căn cứ để chứng minh rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại hoản 2 Điều 68 Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu h y phán quyết trọng tài”. T quy định trên có thể rất dễ dàng để một bên hiểu rõ rằng, ch cần họ

53 Ho ng Thị Thanh Hoa (2018), “Thi h nh phán quyết của trọng t i – Một số bất cập v kiến nghị ho n thiện”, Trang thông tin Cục thi h nh án dân sự TP H Nội.

nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết lên Tòa án, thì dù cho kết quả cuối cùng là thế nào thì họ vẫn sẽ thành công trong việc trì hoãn thi hành phán quyết mà trong thực tế có thể kéo dài lên đến cả năm do thời hạn tố tụng kéo dài.

Trên thực tế có rất nhiều vụ việc cho thấy những bất cập trong thực tiễn liên quan đến hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài trong trƣờng h p một bên yêu cầu hủy. Một trong số đó có thể kể đến vụ tranh chấp giữa một công ty Hàn Quốc và một doanh nghiệp Việt Nam (Vinalines). Hai bên đ đƣa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp là một phán quyết trọng tài đƣ c lập vào ngày 04/01/2014 với nội dung doanh nghiệp Việt Nam phải trả cho doanh nghiệp Hàn Quốc số tiền hơn 65 tỷ đồng. Căn cứ vào quy định tại khoản 5, Điều 61 Luật Trọng tài thƣơng mại thì “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực ể từ ngày ban hành” thì phán quyết trọng tài nói trên của VIAC có hiệu lực vào ngày 04/1/2014 và hiệu lực này là chung thẩm, không thể bị xem xét lại bởi bất kỳ thủ tục của cấp cao hơn nào. Thế nhƣng, phía doanh nghiệp Việt Nam đ có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nói trên, đƣ c thụ lý giải quyết bởi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 03/10/2014, Tòa án ra quyết định “không h y phán quyết trọng tài” nói trên54

. Và theo quy định của pháp luật trọng tài thƣơng mại Việt Nam thì kể t lúc Tòa án có kết luận cuối cùng về việc không hủy phán quyết trọng tài, các bên mới có quyền yêu cầu thi hành án trở lại đối với phán quyết trọng tài đó. Thế nhƣng, một thực tế rõ ràng rằng, trong trƣờng h p này, bên phải thi hành án (cụ thể là Vinalines) đ không phải thi hành phán quyết trọng tài trong suốt thời gian 10 tháng và điều này hoàn toàn không bị coi là trái luật bởi vì quy định của pháp luật hiện hành đang trao cho họ “quyền” không phải thi hành thông qua cơ chế yêu cầu hủy phán phán quyết trọng tài55

. Tuy nhiên, có một sự thật đáng nói ở đây là quyền này không tự nhiên phát sinh, mà nó ch phát sinh khi bên phải thi hành án nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Điều này đồng nghĩa với việc, bên phải thi hành án hoàn toàn chủ động trong việc tạo ra một khoảng thời gian không phải thi hành phán quyết trọng tài thông qua việc nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Khoảng thời gian này có thể đƣ c tạm gọi là thời gian “vô hiệu hóa” hiệu lực thi hành của một phán quyết trọng tài, và hoàn toàn đƣ c pháp luật cho phép nhằm tạo điều kiện cho Tòa án trong việc xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Chính kẽ hở này

54 Thể hiện tại Quyết định số 09/2014/QĐ-PQTT ngày 03/10/2014 của T a án nhân dân th nh phố H Nội.

55

đ thúc đẩy bên thua kiện yêu cầu hủy phán quyết trọng tài dù trong rất nhiều trƣờng h p bên thua kiện biết rõ rằng phán quyết sẽ không bị hủy. Thực trạng này rất bất l i cho bên thắng kiện vì chƣa thể yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài dù rằng phán quyết trọng tài có hiệu lực chung thẩm.

Tóm lại việc tạo ra một khoảng thời gian “vô hiệu hóa” hiệu lực thi hành của một phán quyết trọng tài nhƣ đ phân tích đ đi ngƣ c lại với tinh thần chung của pháp luật trọng tài cũng nhƣ phủ nhận những ƣu điểm vƣ t trội vốn có của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: giải quyết tranh chấp một cách nhanh gọn, hiệu quả. linh hoạt. Thực tế này đ làm giảm đi tính ƣu việt của giải quyết tranh chấp trọng tài, bởi lẽ “có phán quyết trọng tài nhanh nhƣng quá trình thi hành phán quyết chậm thì không khác gì có phán quyết trọng tài chậm”56.

Thứ hai, không có thủ tục giám đốc thẩm quy t định của Tòa án về hủy phán quy t trọng tài khi n cho quy t định hủy phán quy t của Tòa án trở thành “ n tử” đối với hiệu lực của phán quy t trọng tài

Ở góc độ tiêu cực, chế định hủy phán quyết trọng tài tạo cơ sở cho Tòa án xem xét lại phán quyết trọng tài để hủy b nó trong thực tiễn thi hành, cũng tức là tạo căn cứ pháp lý cho việc “chống lại phán quyết trọng t i” ở cấp cao hơn dƣới hình thức là Tòa án là cơ quan tƣ pháp có thẩm quyền57. Phải th a nhận rằng quyền xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là một cơ chế giám sát của Tòa án, tuy nhiên pháp luật hiện hành lại không quy định cơ chế giám sát đối với hoạt động hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Hiện nay không có cơ chế phúc thẩm và giám đốc thẩm hay bất kỳ thủ tục nào nhằm xem xét lại các quyết định hủy phán quyết trọng tài do Tòa án đƣa ra. Nhƣ vậy, quyết định hủy này của Tòa án ban hành trong trạng thái “trên đầu không có ai”. Tức là không có ai giám sát Tòa án58. Cơ chế này đặt hoạt động trọng tài vào tình trạng vô định, các Trọng tài viên phải xét xử trong tình trạng “không biết phán quyết của mình sẽ bị hủy nhƣ thế n o”59.

Phán quyết trọng tài có thể bị huỷ bởi Toà án đƣ c xem nhƣ là một trong những điểm bất l i của thủ tục trọng tài và làm giảm sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Có chuyên gia đ t ng nhận định rằng “trọng tài ch có thể là một công lý đầy hấp dẫn nếu sản phẩm của trọng tài thể hiện đƣ c uy

56 Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (36), tr.210.

57 Phan Thông Anh (2016), “H y ph n quyết trọng t i”, Luận án tiến sĩ ĐH Luật TP. HCM, tr.36.

58 Lê Nết (2015), Th m luận Hội thảo H y ph n quyết trọng t i ng y 20/01/2015.

59

quyền to lớn. Để làm đƣ c điều này thì quyết định trọng tài không thể bị phản đối một cách quá lâu hoặc quá dễ dãi. Nói cách khác, những yêu cầu nhằm chống lại phán quyết trọng tài cần phải đƣ c tiếp cận một cách rất hạn chế”60. Do đó, để phát triển thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cần giới hạn việc phán quyết trọng tài bị huỷ hay bị yêu cầu huỷ vô căn cứ.

Theo khoản 10 Điều 71 Luật Trọng tài thƣơng mại, quyết định hủy/không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án là “quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành”. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không có một quy định nào trực tiếp điều ch nh về thủ tục giám đốc thẩm quyết định hủy/ không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Pháp luật trọng tài và pháp luật tố tụng dân sự đều không có quy định về thủ tục giám đốc thẩm quyết định của Tòa án hủy/không hủy phán quyết trọng tài là không h p lý. Phán quyết trọng tài thực chất là quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp, tƣơng tự nhƣ bản án của Tòa án. Nếu phán quyết trọng tài bị hủy thì cũng có ý

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)