Hydrua ion: do đặc tính thu nhiệt mạnh của ion H, chỉ có những kim loại dương điện nhất –kim loại kiềm và kiềm thổ mới tạo muối hoặc hydrua

Một phần của tài liệu HOA_VO_CO_LY_THUYET-times ppt (Trang 38 - 43)

loại dương điện nhất –kim loại kiềm và kiềm thổ mới tạo muối hoặc hydrua có đặc tính muối như: NaH, CaH2. Bản chất ion của hợp chất được chứng tỏ bởi độ dẫn điện cao ở trạng thái nóng chảy và khi điện phân dung dịch hydrua kiềm nóng chảy hydro được giải phóng ở anot.

Điều chế:

Các muối hydrua có thể điều chế trực tiếp từ các nguyên tố ở 300- 7000C.

- Phản ứng tạo LiH: xảy ra hoàn toàn ở nhiệt độ khoảng 7250C.

- Phản ứng tạo NaH xảy ra trên 2000C và chậm do tạo lớp phủ hydrua trơ. Các hydrua ion là các tinh thể rắn màu trắng, khi tinh khiết thường xám do các vết kim loại. Chúng có thể tan trong hydrua kiềm nóng chảy.

- Hydrua phi kim loại:

+ Hydro cho rất nhiều hợp chất cộng hóa trị vơiù các nguyên tố phi kim loại như: C, N, O, X. các hydrua cộng hóa trị thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp, hầu hết chúng đều có tính phân cực ít hoặc nhiều.

+ Với các nguyên tố thường trong cùng một cột thì từ trên xuống dưới tính bền của hydrua giảm dần, tính khử và tính axit tăng dần.

+ Với các nguyên tố có cùng độ âm điện thì nguyên tố nhẹ cho hydrua bền hơn. Ví dụ: CH4 bền hơn H2S. (2,5) (2,5) PH3 bền hơn TeH2 (2,1) (2,1) BÀI TẬP

1/ Với điều kiện nào kim loại cĩ khả năng phản ứng được với dung dịch kiềm, với dung dịch các axit khơng cĩ tính oxi hĩa? Cho ví dụ.

2/ Kim loại sắt cĩ tan trong dung dịch CuSO4 khơng? Ngược lại kim loại đồng

cĩ tan trong dung dịch FeSO4 , Fe2(SO4)3 khơng? Tại sao?

3/ Nêu nguyên tắc chung để điều chế các kim loại từ quặng. Cho ví dụ. 4/ Sắp xếp các chất sau trong mỗi nhĩm theo độ tăng dần tính axit.

a/ CH4, NH3, H2O, HF.

b/ H2O, H2S, H2Se.

c/ HI, H2S, NH3.

5/ Những chất nào sau đây phản ứng với nước cho dung dịch axit, dung dịch bazơ? Viết phương trình phản ứng chứng minh.

a/ NaH. f/ Na3P

b/ H2S g/ PCl3

c/ HCl h/ N2O5

d/ SO3 i/ CO2

e/ CaO

6/ Tại sao HNO3 tinh khiết là chất lỏng khơng màu nhưng trong thực tế thường

cĩ màu vàng?

7/ Hãy nhận xét về sự biến thiên tính chất hĩa học (tính axit, tính bền) của các

oxo axit của cùng một nguyên tố (HXO, HXO2, HXO3, HXO4) và tính axit, tính

bền, tính oxi hĩa của các oxo axit của các nguyên tố khác nhau trong phân nhĩm

8/ Bằng phản ứng của Halogen với Hydro, hãy chứng minh rằng tính oxi hĩa của các Halogen giảm dần từ Flo đến Iot.

9/ Viết phương trình phản ứng của HF với SiO2. Nêu ứng dụng của phản ứng

này.

10/ Viết 3 phương trình phản ứng trong đĩ lưu huỳnh đĩng vai trị chất khử, 3 phương trình phản ứng trong đĩ lưu huỳnh đĩng vai trị là chất oxi hĩa, 2 phương trình phản ứng trong đĩ lưu huỳnh vừa là chất khử vừa là chất oxi hĩa.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11/ Tại sao trong tự nhiên cĩ nhiều nguồn tạo ra khí H2S nhưng khơng cĩ hiện

tượng tích tụ khí H2S trong khơng khí.

12/ Tại sao các dụng cụ bằng bạc dễ bị hố đen khi để lâu ngồi khơng khí?

13/ Viết phương trình phản ứng của N2 với H2, O2, Mg, Li. Tại sao nguyên tố N

cĩ độ âm điện lớn nhưng phân tử N2 lại cĩ tính oxi hĩa yếu?

14/ Viết phương trình đốt cháy NH3 khi cĩ xúc tác và khơng cĩ xúc tác.

15/ Hãy đọc tên các chất sau đây:

NH3 HN3

Na3N NaN3

Pb(N3)2 Li3N

Nêu ứng dụng của Pb(N3)2

16/ Kể tên các dạng thù hình của Cacbon.

17/ a/ Viết các phương trình phản ứng của C với oxi (trong điều kiện thiếu và đủ

oxi), CO2, Fe2O3, CaO.

b/ Viết phương trình phản ứng của CaC2, Al4C3 với nước.

18/ Hãy đọc tên, nêu ứng dụng và viết các phương trình phản ứng tạo ra CS2,

CCl4, CaC2, NaCN, HCN.

19/ Tại sao H được đặt ở nhĩm IA cũng như nhĩm VIIA trong bảng hệ thống tuần

hồn ? Viết phương trình phản ứng chứng minh. Hãy kể tên các đồng vị của H. 20/ Hãy giải thích câu ca dao sau bằng những phản ứng hĩa học:

“Lúa chiêm lấp lĩ đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

21/ Cho Na vào các dung dịch sau: FeCl3, Cu(NO3)2, AlCl3. Nêu hiện tượng và

viết các phương trình phản ứng. 22/ Trong các kim loại được biết: - Kim loại nào dẻo nhất?

- Kim loại nào cĩ độ dẫn điện, dẫn nhiệt lớn nhất? - Kim loại nào cĩ độ cứng lớn nhất?

- Kim loại nào cĩ nhiệt độ nĩng chảy thấp nhất? - Kim loại nào cĩ nhiệt độ nĩng chảy cao nhất?

23/ Hãy xác định nồng độ % của dung dịch thu được trong từng trường hợp sau: a/ Hịa tan 50 g NaCl vào 450 ml nước.

b/ Hịa tan 10 g CuSO4.5H2O trong 100 ml nước.

c/ Hịa tan 20 g BaO vào 100 ml nước. d/ Hịa tan 46 gam Na vào 250 gam nước. Cho khối lượng riêng của nước là: 1g/ml

24/ Hãy xác định nồng độ mol/l của dung dịch thu được trong từng trường hợp sau:

a/ Hịa tan 39,2 g H2SO4 từ từ vào nước để thu được 800 ml dung dịch.

b/ Hịa tan 100 g Na2CO3.10H2O để được 5 lít dung dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c/ Hịa tan 61,2 gam BaO vào nước để được 2,5 lít dung dịch.

25/ Hịa tan hồn tồn 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào nước được 200 ml dung

dịch A. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch A.

26/ Hịa tan Na vào 267 ml nước (dH2O= 1g/ml) cho đến khi thu được một dung

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1/ Bài giảng hoá vô cơ , Trường đại học Cần Thơ, 2000.

2/ Nguyễn Thị Thu Thủy, Bài giảng hoá vô cơ 1, Trường đại học Cần Thơ,

2000.

3/ Nguyễn Văn Thân, Bài giảng hóa vô cơ 2, Trường đại học Cần Thơ, 2000. 4/ Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ tập 1, NXB giáo dục, 2003.

5/ Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ tập 2, NXB giáo dục, 2003. 6/ Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ tập 3, NXB giáo dục, 2003.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1

CẤU TẠO VAØ HÓA TÍNH CỦA CÁC ĐƠN CHẤT 1

CHƯƠNG 2

CẤU TẠO VAØ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC OXIT 12 VAØ HYDROXIT

CHƯƠNG 3

CẤU TẠO VAØ HÓA TÍNH CỦA HỢP CHẤT KHÔNG CÓ OXI. 23

BAØI TẬP 41

Một phần của tài liệu HOA_VO_CO_LY_THUYET-times ppt (Trang 38 - 43)