So sánh hai tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán ổn định tổng thể dầm thép tiết diện chữ i theo TCVN 5575 2012 và tiêu chuẩn AISC 360 10 (Trang 57 - 59)

7. Nội dung luận văn

2.3 So sánh hai tiêu chuẩn

Từ các bài toán về lý thuyết tính toán ổn định tổng thể dầm thép tiết diện chữ I theo tiêu chuẩn TCVN 5575:2012 và tiêu chuẩn AISC 360-10 đưa ra các nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa hai tiêu chuẩn như sau

2.7 Bảng so sánh 2 tiêu chuẩn :

TCVN 5575:2012 Tiêu chuẩn AISC 360-10

Ging nhau:

- Có kể đến ổn định cục bộ và ổn định tổng thể.

- Cả hai tiêu chuẩn đều xây dựng dựa trên lý thuyết về ổn định oằn ngang của dầm chịu uốn Timoshenko (Mcr). Tuy nhiên nhưng khác nhau về kỹ thuật thực hiện các bước tính toán

Khác nhau:

- Khi thiết kế ổn định gồm hai phần riêng biệt ổn định cục bộ cho bản bụng và bản cánh và ổn định tổng thể.

- Không phân lớp tiết diện, chỉ sử dụng một lọai tiết diện, không dùng tiết diện mảnh nếu không có biện pháp giằng bằng sườn ngang.

- Tính tham số α theo Phụ lục E của Tiêu chuẩn

- Tính hệ số Ψ từ các bảng

- Tính giá trị ϕbdựa vào việc tính toán các hệ số Ψ, ϕ1, ϕ2…

- Kiểm tra tổng thể như kiểm tra bền, tất cả đều dựa vào bảng tra ở phụ lục - Phụ thuộc vào vị trí đặc tải trọng tác

- Kiểm tra ổn định là tích hợp chung ổn định cục bộ và ổn định tổng thể

- Chia các loại cấu kiện có tiết diện đặc, tiết diện không đặc và tiết diện mảnh. Với tiết diện mảnh thì cho phép sử dụng hết khả năng cho phép của vật liệu.

- Chấp nhận việc cong vênh cục bộ của tiết diện, cho phép một số bộ phận của tiết diện không làm việc.

- Tính toán moment danh nghĩa Mn, sau đó lấy giá trị nhỏ nhất nhân với hệ số để kiểm tra điều kiện chịu uốn theo phương pháp LRFD

38 - Không xét đến ổn định cục bộ của tiết diện

39

CHƯƠNG 3

CÁC VÍ D TÍNH TOÁN

Qua các nội dung về lý thuyết tính toán ổn định tổng thể cũng như quy định tính toán ổn định dầm thép tiết diện chữ I giữa hai tiêu chuẩn AISC 360-10 và TCVN 5575:2012. Trong chương 3 sẽ đưa ra các ví dụ tính toán để minh họa cho việc thiết kế về ổn định tổng thể theo TCVN và tiêu chuẩn Mỹ. Có hai ví dụ để minh họa tính toán thiết kế cho hai tiêu chuẩn.

3.1. Ví dụ 1

Kiểm tra ổn định tổng thể chịu lực của dầm như hình 3.1, chịu lực phân bố đều với tĩnh tải là wD=10kN/m và hoạt tải là wL=16kN/m theo phương pháp LRFD và TCVN 5575:2012. Thép có Fy=34,5kN/cm2.Sử dụng tiết diện I 420x200x5x10.

Hình 3. 1 Ví dụ 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán ổn định tổng thể dầm thép tiết diện chữ i theo TCVN 5575 2012 và tiêu chuẩn AISC 360 10 (Trang 57 - 59)