- US E: chỉ có từ thế hệ 80386 và chỉ được dùng với chỉ dẫn hướng 386 use16 ASM 16 bit (default): Độ dài đoạn cực đại là 64Kbyte
Chương 5: Các thao tác với tệp 5.1 Thẻ File (File Handles)
5.1.1 Khối điều khiển file – FCB (File Control Blocks)
FCBs giữ các thông tin về file như tên ổ đĩa chứa file, tên file, kích thước file,… Tuy nhiên, FCBs hạn chế độ dài tối đa của tên file là 11 kí tự, chính vì vậy mà khi dùng FCBs để thao tác với file ta chỉ có thể thao tác với file ở thư mục hiện thời. Tuy nhiên, các file hiện nay được chỉ ra bao gồm cả tên thư mục do vậy 11 kí tự là không thể đáp ứng được và hãng IBM và Microsoft đã đưa ra khái niệm thẻ file. Và từ phiên bản 2.0 của DOS trở đi người ta dùng thẻ file chứ không dùng FCB nữa.
5.1.2 Thẻ file
Thẻ file là một từ 16 bit làm đại diện cho một file. Khi ta muốn sử dụng một file, ta trao cho DOS một tên file có thể bao gồm cả đường dẫn, còn DOS trả lại một thẻ file trong một thanh ghi, khi đó ta muốn thao tác gì với file, ví dụ như đổi tên, mở file, đọc file,... thì ta chỉ cần gọi dịch vụ tương ứng của DOS sau khi đã cung cấp cho nó một tham số và xuất trình thẻ file trong thanh ghi nào đó (BX). Chứ không cần chỉ ra tên file nữa.
Một điều cần biết đó là DOS coi các thiết bị ngoại vi như các file và nó gán cho mỗi file này một thẻ file. Do đó ta có thể dùng các dịch vụ file của DOS để truy nhập vào các thiết bị vật lý khác nhau thông qua thẻ file của chúng. Sau đây là một số thẻ file đã được DOS quy định sẵn :
Thẻ file Tên thiết bị
0 Thiết bị vào chuẩn, thường là bàn phím
1 Thiết bị ra chuẩn, thường là màn hình
2 Thiết bị báo lỗi chuẩn
3 Thiết bị phụ chuẩn
4 Máy in chuẩn