- US E: chỉ có từ thế hệ 80386 và chỉ được dùng với chỉ dẫn hướng 386 use16 ASM 16 bit (default): Độ dài đoạn cực đại là 64Kbyte
5) Lệnh W Cú pháp:
Công dụng:Lệnh này đặt tên cho tệp sắp ghi hay tệp đã tồn tại để đọc vào bộ nhớ. Ví dụ: N C:\test.txt R CX 100 W 0100
Hai lệnh này sẽ ghi 100 byte bắt đầu tại địa chỉ 0100 vào tệp test.txt trong ổ đĩa C.
5) Lệnh WCú pháp: Cú pháp:
Dạng 1: W[address]
Ghi nội dung của số byte được chỉ trong BX:CX bắt đầu tại address vào tệp có tên được đặt bởi lệnh N
Dạng 2: W address driver firstsector number
Các tham số giống lệnh L
Ví dụ: W 0000 0 200 10 : Ghi 10 sector trong bộ nhớ bắt đầu tại địa chỉ CS:0000 vào sector thứ 200 của đĩa A.
6) Lệnh M
Cú pháp: M range address
Thông số range chỉ định các địa chỉ bắt đầu hoặc kết thúc hay địa chỉ bắt đầu và chiều dài vùng nhớ mà ta muốn chép nội dung.
Thông số address là địa chỉ bắt đầu mà ta muốn chép nội dung của vùng nhớ range đến
Công dụng: Chép nội dung của vùng nhớ range sang vùng khác có địa chỉ bắt đầu là address.
Ví dụ: M 0100 2FE 3000:0000 : Chuyển vùng dữ liệu từ DS:0100 đến DS:02FE sang vùng nhớ bắt đầu là 3000:0000
2.2.3. Nhóm lệnh quan sát1) Lệnh ? 1) Lệnh ?
Lệnh này hiện nội dung của các lệnh của Debug và chỉ dẫn (lệnh HELP)
2) Lệnh R
Cú pháp: R [register]
Lệnh này nếu không có tham số register thì nó sẽ cho hiện nội dung tất cả các thanh ghi của vi xử lý kể cả thanh ghi cờ.
Nếu có tham số register thì lệnh này cho hiện nội dung của thanh ghi đó và cho phép thay đổi nội dung của thanh ghi đó.
4) Lệnh D
Cú pháp: D [address] hay D[range]
Thông số address là địa chỉ bắt đầu của một vùng nhớ 128 byte để hiển thị Thông số range là đại chỉ đầu và địa chỉ cuối hay địa chỉ đầu và độ dài của vùng nhớ để hiển thị.
5) Lệnh C
Cú pháp: C range address
Thông số range chỉ định địa chỉ bắt đầu và kết thúc hay địa chỉ bắt đầu và chiều dài của vùng nhớ thứ nhất để so sánh.
Thông số address chỉ định địa chỉ bắt đầu của vùng nhớ thứ hai của khối nhớ để so sánh.
Công dụng: Lệnh này sẽ so sánh hai vùng nhớ trên nếu giống nhau toàn bộ thì Debug không hiện thông báo gì cả. Còn nếu không đồng nhất thì Debug sẽ hiển thị nội dung của các ô nhớ khác nhau.
2.2.4. Nhóm lệnh thi hành chương trình1) Lệnh T 1) Lệnh T
Cú pháp: T [=address][value]
Thông số =address chỉ định địa chỉ mà Debug phải bắt đầu thực hiện. Nếu không có tham số này thì Debug thực hiện từ địa chỉ trong cặp CS:IP.
Thông số value chỉ số lệnh cần thực hiện, giá trị ngầm định là 1
Công dụng: Thực hiện từng lệnh một hay một số các lệnh. Sau mỗi lệnh thì nội dung các thanh ghi cờ và thanh ghi chức năng được hiện lên màn hình cùng với câu lệnh tiếp theo.
2) Lệnh P
Cú pháp: P [=address][range]
Thông số: Các thông số giống lệnh T
Công dụng:Lệnh này cũng thực hiện từng lệnh một giống lệnh T chỉ có một điểm khác là khi gặp lệnh gọi chương trình con, lệnh lặp hay lệnh ngắt thì nó thực hiện cả nhóm lệnh trên.
3) Lệnh G
Cú pháp: G [=address][điểm dừng]
Thông số address giống lệnh T
Thông số điểm dừng chỉ định điểm dừng cho lệnh G
Công dụng: Lệnh này thực hiện toàn bộ chương trình hay thực hiện từ đầu đến điểm dừng. Một điều khác biệt so với lệnh P và T là con trỏ lệnh IP không tăng.
Ví dụ:G=0100 hay G : Thực hiện toàn bộ chương trình bắt đầu tại địa chỉ CS:0100