I. Câi hỏi trả lời ngắn:
VACCINE VÀ HUYẾT THANH
I,Câu trả lời ngắn:
1. Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vaccine là : A... B...
2. Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể...A...có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nghuyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng...B...chống lại tác nhân gây bệnh.
3.Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể...A...có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay...B...đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.
4. Vaccine có thể chia thành 3 loại chính :
A... B... C...
II.Câu hỏi đúng -sai .
1.Huyết thanh là một chế phẩm của máu dùng đề phòng bệnh nhờ những kháng thể đặc hiệu của nó. 2. Ưu điểm chính của vaccine bất hoạt là không có nguy cơ nhiễm trùng .
3. Huyết thanh ngựa chứa kháng độc tố bạch hầu được dùng để điều trị bệnh gây ra do ngoại độc tố. 4. Vaccine sống là những ngoại độc tố được làm giảm dộc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm.
5. Đối với vaccine sống sự chủng ngừa thông thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ không biểu hiện, sự nhân lên của vi sinh vật trong cơ thể gây nên miễn dịch thường lâu bền.
6. Vaccine bất hoạt là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch .
7. Thường quy bảo quản các vaccine luôn giống nhau, cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh. 8. Một trong những nguyên tắc cơ bản của sử dụng huyết thanh là phối hợp sử dụng vaccine.
III. Câu hỏi 1/5.
1.Vaccine và huyết thanh là những chế phẩm :
a. điều trị bệnh. b. phòng bệnh. c. phòng ngừa những bệnh nhiễm trùng bằng phương tiên miễn dịch .
d. vừa phòng bệnh và điều trị bệnh. e. để điều trị cấp cứu những bệnh nhiễm trùng . 2. Vaccine và huyết thanh tạo nên tính miễn dịch :
a. hoạt động. b. thụ động. c. vừa hoạt động vừa thụ động. d.bền vững e. hoạt động đối với vaccine và thụ động đối với huyết thanh . 3. Để tạo tính miễn dịch hoạt động người ta sử dụng:
a. vaccine và huyết thanh . b. huyết thanh khác loài. c. huyết thanh đồng loài. d. globulin.
e. vaccine sống và vaccine bất hoạt. 4. Người ta định nghĩa vaccine như sau: a. vaccine là những vi sinh vật và độc tố.
b. vaccine là những vi sinh vật và độc tố được biến đổi nhưng còn khả năng gây bệnh.
c. vaccine là những chế phẩm vi sinh vật hoặc độc tố được biến đổi để không còn khả năng gây bệnh. d. vaccine là những chế phẩm vi sinh vật hoặc độc tố được biến đổi để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn giữ lại khả năng kích động sự đáp ứng miễn dịch .
e. vaccine là những vi khuẩn và độc tố được làm mất độc lực. 5. Tiêu chuẩn cơ bản nhất của vaccine là:
a. an toàn và có hiệu lực.
b.các vi sinh vật không còn khả năng gây độc. c.có liều lượng thích hợp và thuần khiết. d. gây được miễn dịch ở mức độ cao. e.là vô trùng.
6. Cường độ và hiệu qủa của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo : a. tính chất và nồng độ của kháng nguyên dùng làm vaccine .
b. những chất phụ gia miễn dịch . c.Tuổi và một vài nhân tố di truyền của vật chủ. d.hệ thống đáp ứng miễn dịch của vật chủ. e. tất cả đều đúng.
7. Vaccine nào sau đây không phải là vaccine sống:
a. vaccine đậu mùa b. vaccine sởi c. vaccine ho gà d. vaccine BCG e. vaccine bại liệt Sabin
8.Vaccine nào sau đây là vaccine bất hoạt:
a. vaccine bại liệt Salk b.vaccine phòng bệnh viêm gan B c. vaccine quai bị d. vaccine giải độc tố e. a,b và d 9. Ví dụ vaccine phối hợp là:
a. vaccine D.T.C. b. vaccine dại. c. vaccine BCG. d. vaccine sabin. e. vaccine viêm gan B.
10. vaccine phòng bệnh uốn ván là loại :
a. vaccine sống. b. vaccine bất hoạt. c. vaccine giải độc tố. d. vaccine hổn hợp. e. vaccine giảm độc.
11. Vai trò của những phụ gia miễn dịch như những muối kim loại trong vaccine là:
a. làm giảm tính độc của vaccine . b. làm cho kháng nguyên tồn tại trong cơ thể lâu.
c. làm tăng mức độ hấp thu kháng nguyên . d.làm tăng cường sự đáp ứng của một vài vaccine bất hoạt. e. làm thơì gian tồn tại của kháng nguyên trong cơ thể .
12. Ưu điểm của vaccine chết là:
a. không có nguy cơ nhiễm trùng . b. miễn dịch bền. c. tạo miễn dịch cao. d. giữ lâu trong cơ thể. e. dễ đưa vào cơ thể.
13. Vaccine sống tạo miễn dịch lâu bền vì:
a. gây sự nhiễm trùng tự nhiên nhẹ hoặc không biểu hiện.
b. vi sinh vật sống tiết ra độc tố. c. dùng bằng đường tiêm. d. dùng với lượng lớn. e. có phụ thêm tá chất. 14. Đánh giá hiệu lực của vaccine:
a. bằng cách đo sự đáp ứng miễn dịch . b. phụ thuộc vào khả năng bảo vệ cá nhân của vaccine
c. phụ thuộc vào việc sử dụng rộng rải vaccine trong một tập đoàn dân cư. d. Tùy thuộc vào liều lượng vaccine sử dụng. e. câu b, c. 15. Có thể tiêm vaccine cho những trường hợp sau:
a.những người đang bị nhiễm trùng nhẹ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. b.những người đang ở trong tình trạng dị ứng.
c.vaccine phòng uốn ván cho phụ nữ đang mang thai.
d. vaccine virus sống giảm độc lực cho phụ nữ đang mang thai e. câu a và c.
16.Đối tượng cần được tiêm chủng một loại vaccine nào đó là:
c.tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch .
d. những phụ nữ có thai. e.những người đi du lịch. 17. Vaccine sabin đòi hỏi cách thức chủng ngừa sau:
a. tiêm dưới da. b. rạch ngoài da.
c. tiêm bắp. d. uống. e. ngậm 18. Vaccine BCG tiêm dưới da thì :
a. có hiệu quả tốt . b. lượng vaccine đưa vào được nhiều. c. thường gây loét tại nơi tiêm. d. không gây biến chứng gì nguy hiểm. e. không hiệu quả vì gây nhiều biến chưng toàn thân.
19. Ưu điểm của phương pháp tiêm trong da:
a. chỉ cần một lượng vaccine tương đối nhỏ . b. hiệu ứng miễn dịch cao. c. ít gây phản ứng. d.dễ thực hiện ở quy mô lớn. e. tất cả đều đúng
20. Những khu vực có lưu hành bệnh truyền nhiễm, muốn ngăn ngừa được dịch xảy ra thi cần đạt được tỷ lệ tiêm chủng sau:
a. 50 - 80% b. 50 - 90% c. >80% d. >90% e. 100%
21. Khoảng cách hợp lý giữa 2 lần tiêm đối với các loại vaccine phải tiêm chủng nhiều lần để tạo miễn dịch cơ bản là:
a. 2 tuần b. 1 tháng c. 2 tuần - 1tháng d. 1 - 2 tháng d. >2 tháng
22. Mục đích của việc phối hợp vaccine là: a. tăng hiệu lực của từng loại vaccine
b. giảm bớt số mũi tiêm chủng và giảm số lần tổ chức tiêm chủng c. tăng hiệu lực của từng loại vaccine và giảm bớt số mũi tiêm chủng d. tăng hiệu lực của từng loại vaccine và giảm số lần tổ chức tiêm chủng e. tăng độ an toàn khi tiêm chủng
23. Huyết thanh được sử dụng để :
a.phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng đặc hiệu nhờ những kháng thể (globulin miễn dịch) đặc hiệu của nó b.kích thích cơ thể đáp ứng tạo kháng thể . c. đem lại tính miễn dịch hoạt động tức thời. d. đem lại tính miễn dịch tính thụ động bền vững. e. điều trị cấp cứu bệnh nhiễm trùng . 24. Dùng huyết thanh miễn dịch là :
a. đưa vào cơ thể kháng thể khác loài. b. đưa vào cơ thể kháng thể cùng loài. c. đưa vào cơ thể kháng thể giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu.
d.đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh đã được làm giảm độc để tạo tính miễn dịch chủ động
e. đưa vào cơ thể kháng nguyên vi sinh vật gây bệnh đã được làm chết để tạo tính miễn dịch chủ động. 25. Nhược điểm của huyết thanh khác loài:
a. dung nạp kém. b. gây quá mẫn tức thời.
c. hiệu lực ngắn . d.tránh tiêm lại cùng một người. e. các câu trên đều đúng.
26. Huyết thanh ngựa chứa kháng độc tố bạch hầu được sử dụng để:
a. phòng ngừa bệnh bạch hầu. b. điều trị bệnh gây ra do ngoại độc tố . c. phòng ngừa và điều trị bệnh bạch hầu. d. điều trị cho trẻ em mắc bệnh bạch hầu.
e.Tât cả đều đúng.
27. Huyết thanh đồng loài:
a. có nguồn gốc từ người b. có thể tiêm lại ở cùng một người. c. có khả năng baỏ vệ lâu dài. d. dung nạp tốt.
e. các câu trên đều đúng.
28. Globulin miễn dịch đặc hiệu chứa:
a. kháng thể khác loài ,. b. kháng thể đồng loài.
c. kháng thể chống bệnh dại. d. kháng thể chống bệnh viêm gan. e. kháng thể chống bệnh bạch hầu.
29. Những globulin người đa giá được sử dụng: a. điều trị suy giảm miễn dịch dịch thể.
b. trong một vaì hoàn cảnh bệnh lý có nguy cơ nhiễm trùng trầm trọng.
c. để phòng ngừa một vài bệnh nhiễm trùng đặc hiệu khá phổ biến: viêm gan A, sởi. d.để điều trị uốn ván, ho gà, quai bị.... e. cả a, b, c.
30. Để huyết thanh được sử dụng có hiệu quả, người ta sử dụng huyết thanh cho các đối tượng sau: a. sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
b. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, uốn ván. c. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh dại, viêm gan.
d. chỉ sử dụng cho những bệnh nhân đã nhiễm vi sinh vật hoặc nhiễm độc cấp tính cần tiêm ngay huyết thanh .
e. chỉ sử dụng cho những người tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng cấp tính cần tiêm ngay huyết thanh. 31. Huyết thanh thường được đưa vào cơ thể bằng đường:
a. tiêm dưới da. b. tiêm bắp. c. tiêm mạch máu. d. tiêm tủy sống. e. tùy tình trạng bệnh mà sử dụng a, b, c.
32. Đứng trước một bệnh nhân cần phải dùng huyết thanh ngựa thì: a. phải hỏi xem bệnh nhân đã dùng huyết thanh ngựa lần nào chưa b. phải làm phản ứng Besredka trước khi tiêm.
c. tiêm 0,1ml huyết thanh vào trong da để đọc phản ứng rồi mới sử dụng huyết thanh . d. sử dụng ngay huyết thanh nhưng dùng theo phương pháp gỉai cảm .
e. a và b.
33. Người ta tiến hành làm phản ứng thóat mẩn như sau:
a. tiêm dưới da 0,1ml huyết thanh pha loãng vào mặt trước cẳng tay .
b. tiêm trong da 0,1ml huyết thanh pha loãng theo tỉ lệ 1/10 với nước muối 0,85% vào mặt trước cẳng tay. c. tiêm trong da 1ml huyết thanh pha loãng vào cẳng tay.
d. tiêm trong da 1ml huyết thanh vào cẳng tay.
e. tiêm trong da với nhiều liều lượng huyết thanh khác nhau. 34. Người ta đọc phản ứng thoát mẫn sau :
a. 72 giờ. b. 48 giờ. c.24 giờ. d. 30 phút. e. sau 15 phút. 35. Phương pháp giải mẫn cảm chỉ áp dụng cho:
a. các loại huyết thanh phòng bệnh . b. các loại huyết thanh điều trị bệnh. c. các bệnh nhân có tiền sử tai biến với huyết thanh .
d. huyết thanh khác loài. e. các bệnh nhân sử dụng huyết thanh . 36. Nếu sau khi thử phản ứng giải mẫn cảm mà bệnh nhân mẫn cảm với huyết thanh khác loài thì:
a. không nên sử dụng huyết thanh khác loài nếu tình trạng bệnh cho phép. b. chuyển sang sử dụng huyết thanh đồng loài.
c. nếu tình trạng bệnh bắt buộc phải tiêm huyết thanh ngựa thì phải tiêm dần dần từ liều nhỏ đến liều lớn. d. tùy tình trạng bệnh mà sử dụng hoặc a hoặc b hoặc c. e. câu b đúng.
37. Vaccine nào về nguyên tắc nói chung không hiệu quả nếu nó được tiêm chủng trước 9 tháng tuổi: a. vaccine kháng lao. b. vaccine kháng sởi.
c. vaccine kháng uốn ván . d. vaccine kháng ho gà . e. không một câu trả lời trên là chính xác .
38. Các phản ứng do tiêm huyết thanh xãy ra do: a. tình trạng bệnh quá nặng.
b. cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ. c. do tiêm qua liều.
d. do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch. e. b và d.
39. Phản ứng toàn thân xảy ra khi tiêm huyết thanh là: a. sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, có thể đau đầu và nôn. b. sốc phản vệ.
c.viêm cầu thận cấp.
d. viêm cơ tim, van tim và viêm khớp. e. tất cả đều đúng.