XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA VIỆC ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31)

Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo BLTTDS năm 2015 ngoài việc xác định đương sự có được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hay không, còn phải bàn đến vấn đề tạm ứng án phí được xử lý như thế nào. Tuy nhiên, đối với trường hợp đình chỉ giải quyết theo điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 hiện nay chưa có hướng dẫn việc xử lý tiền tạm ứng án phí.

Ngoài ra, đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có). Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn giải quyết hậu quả của việc thi hành án khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án như thế nào.

Một vấn đề khác không được quy định tại điều 218 BLTTDS năm 2015 nhưng khi đình chỉ giải quyết vụ án, trong một số trường hợp Toà án phải xem xét giải quyết, đó là những vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi vụ án bị đình chỉ, Toà án phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đang có hiệu lực, đồng thời phải xem xét xử lý đối với biện pháp bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Như vậy, đây có được xem là hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hay không, và có được thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không.

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)