Xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 53)

quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Mặc dù điều 217, 218 BLTTDS năm 2015 không đề cập đến việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như xử lý biện pháp bảo đảm như một hậu quả cần phải giải quyết khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên Điều 138 BLTTDS năm 2015 quy định “1. Toà n r n y quyết ịn uỷ b b n p p k ẩn cấp t m t ờ ã ược p d n k t uộc một tron c c trườn ợp s u y:…d. c ả quyết v n ược n c ỉ t eo quy ịn củ bộ lu t này;… 2. Trườn ợp ủy b b n p p k ẩn cấp t m t ờ , T n p ả xem xét, quyết ịn ể n ườ yêu cầu p d n b n p p k ẩn cấp t m t ờ n n l c ứn từ bảo lãn ược bảo ảm bằn tà sản củ n n àn oặc tổ c ức t n d n k c oặc k oản t ền, k m k quý, quý oặc ấy tờ có quy ịn t Đ ều 136 củ Bộ lu t này, trừ trườn ợp quy ịn t k oản 1 Đ ều 113 củ Bộ lu t này.”. Như vậy, đối với những vụ án mà Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đến thời điểm xuất hiện căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án mà quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn hiệu lực, khi đình chỉ giải quyết vụ án Tòa án phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và đồng thời xem xét xử lý đối với biện pháp bảo đảm.

Việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án hoặc đương sự có thể nộp đơn yêu cầu cùng lúc với nộp đơn khởi kiện. Do đó, biện pháp khẩn cấp tạm thời không được áp dụng độc lập với việc khởi kiện. Hơn nữa, Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Khi vụ án đã được đình chỉ giải quyết tức là tình huống khẩn cấp không còn. Do đó, việc BLTTDS năm 2015 quy định đình chỉ giải quyết vụ án là một trong những trường hợp phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời là có cơ sở. Vậy việc xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý đối với biện pháp bảo đảm có được xem là hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hay không, và có được thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ

án tương tự như quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án và vấn đề xử lý tạm ứng án phí hay không?

Quy định tại Điều 218 BLTTDS năm 2015 thể hiện hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án bao gồm đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án hay không, tiền tạm ứng án phí sẽ được xử lý như thế nào. Có thể thấy rằng, đây là những vấn đề Toà án cần phải giải quyết khi đình chỉ giải quyết vụ án nên BLTTDS năm 2015 xem đó là hậu quả của việc đình chỉ. BLTTDS năm 2015 cũng quy định việc đình chỉ giải quyết vụ án là một trong những căn cứ huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Do đó, khi đình chỉ giải quyết vụ án mà quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đang có hiệu lực, thì Toà án phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời với việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét, xử lý đối với biện pháp bảo đảm. Vì vậy, xử lý đối với biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm cần phải được xem là hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án mà Toà án cần phải giải quyết.

Vậy tại sao BLTTDS năm 2015 quy định việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm ở một chương riêng biệt? Bởi lẽ biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại Toà án để đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, và khi không còn trong tình huống khẩn cấp nữa thì phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay để tránh gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba có liên quan. Hễ có đủ điều kiện thì Toà án ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần đợi đến khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án mới ghi nhận việc áp dụng hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Hơn nữa, đình chỉ giải quyết vụ án chỉ là một trong các căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Có nhiều trường hợp, biện pháp khẩn cấp tạm thời được huỷ bỏ trước khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, Điều 136 BLTTDS năm 2015 quy định người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15, 16 Điều 114 BLTTDS năm 2015 phải thực hiện biện pháp bảo đảm, như vậy, đối với những biện pháp còn lại thì người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Từ đó có thể khẳng định rằng, khi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc Tòa án có phải xử lý đối với biện pháp bảo đảm hay không còn tuỳ thuộc vào biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng có thuộc trường hợp người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm hay không. Chính vì

vậy, không phải trường hợp nào đình chỉ giải quyết vụ án cũng dẫn đến việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm. Đó là lý do việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không được ghi nhận ở Điều 218 BLTTDS năm 2015 về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án, mà ghi nhận riêng ở chương về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vậy, khi đình chỉ giải quyết vụ án, Toà án có thể hiện nội dung hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ở phần hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án hay không?

Về vấn đề này, hiện nay có các quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ cần thể hiện trong bản án, quyết định của Toà án mà không cần ban hành một quyết định riêng biệt.29

Quan điểm thứ hai cho rằng việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được ban hành bằng quyết định, nhưng không giới hạn việc ghi nhận biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các bản án, quyết định của Toà án.30

Quan điểm thứ ba đồng ý với quan điểm thứ hai rằng việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được ban hành bằng quyết định riêng rẽ theo mẫu do HĐTP TANDTC ban hành, và Toà án có thể ghi nhận việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án, quyết định của Toà án. Tuy nhiên, quan điểm này cho rằng tuỳ loại bản án, quyết định mà vị trí ghi nhận việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phù hợp.31

Quan điểm của tác giả cho rằng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thể hiện bằng một quyết định riêng biệt, bởi lẽ, Điều 138 BLTTDS năm 2015 quy định “Toà n r n y quyết ịn uỷ b b n p p k ẩn cấp t m t ờ ã ược p d n k t uộc một tron c c trườn ợp s u y …d) c ả quyết v n ược n c ỉ t eo quy ịn củ Bộ lu t này…”; khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24-9-2020 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự hướng dẫn “T n p d n , t y ổ , ủy b b n p p k ẩn cấp t m t ờ trước k mở p ên t oặc t p ên t bằn một quyết ịn r ên và tuyên tron bản n.”.

29

Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.309.

30

Nguyễn Văn Tiến (Chủ biên) (2021), tlđd (1), tr.312.

31

Biểu mẫu quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời32

do HĐTP TANDTC ban hành cũng thể hiện rõ nội dung xử lý đối với biện pháp bảo đảm khi huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo quy định này, khi xuất hiện căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định quyết định huỷ bỏ, tức là việc huỷ bỏ phải được thể hiện bằng một quyết định riêng biệt, hơn nữa, việc huỷ bỏ phải được thực hiện ngay. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ cần thể hiện trong bản án, quyết định của Toà án là chưa đúng theo tinh thần của điều luật, hơn nữa, trường hợp căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời xuất hiện trước khi Toà án ra bản án, quyết định nhưng phải đợi đến khi có bản án, quyết định thì biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được huỷ bỏ là chưa đáp ứng được tính cấp bách của việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Một vấn đề khác là khi đã ban hành một quyết định riêng biệt thì có phải ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không? Tác giả cho rằng nên thể hiện việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ, bởi lẽ, quyết định đình chỉ đóng vai trò là quyết định giải quyết vụ án, do đó, bản thân nó phải thể hiện tất cả những vấn đề Toà án phải giải quyết trong vụ án đó, bao gồm cả biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm. Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24-9-2020 cũng quy định việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài việc thể hiện bằng một quyết định riêng rẽ còn phải được ghi nhận trong bản án. Do đó, không có lý do gì để cho rằng việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm không được thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, không phải mọi trường hợp vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khi đình chỉ giải quyết vụ án thì biện pháp khẩn cấp tạm thời mới được huỷ bỏ, có nhiều trường hợp trước khi đình chỉ giải quyết vụ án thì đã xuất hiện căn cứ huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên Toà án đã ban hành quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước đó; và không phải trường hợp nào huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc xử lý đối với biện pháp bảo đảm cũng được đặt ra. Do đó, theo quan điểm của tác giả, việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm cần được thể hiện ở phần hậu quả của việc đình chỉ trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng phải xem xét tuỳ trường hợp. Trường hợp biện pháp khẩn

32

Mẫu số 07-DS, 08-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

cấp tạm thời đã được huỷ bỏ trước khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án thì không cần phải thể hiện trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nữa, bởi vì trường hợp này việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không được xem là hậu quả xuất phát từ việc đình chỉ giải quyết vụ án; trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án là căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì cần phải tuyên nội dung xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời trong phần hậu quả của đình chỉ trong quyết định đình chỉ; trường hợp người yêu cầu có thực hiện biện pháp bảo đảm thì cần phải tuyên việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xử lý biện pháp bảo đảm trong phần hậu quả của việc đình chỉ trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Ví dụ cụ thể như sau: Tại quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của TAND thành phố Long Xuyên đã tuyên “Huỷ b quyết ịn p d n b n p p k ẩn cấp t m t ờ … t Quyết ịn p d n b n p p k ẩn cấp t m t ờ s 08/2016/QĐ-BPKCTT n ày 17/8/2016; uỷ b quyết ịn buộc t c n b n p p bảo ảm s 07/2016/QĐ-BPBĐ n ày 16/8/2016 củ T D t àn p on Xuyên; ôn Hồ ăn Cần và bà Đỗ T ị T n ược n n l 5.000.000 …t eo quyết ịn buộc t c n b n p p bảo ảm s 07/2016/QĐ-BPBĐ n ày 16/8/2016 củ T D t àn p on Xuyên.”33

Cũng cùng tình huống huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng TAND huyện Hàm Tân không tuyên việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án34, chỉ tuyên bằng một quyết định riêng biệt35

.

Một tình huống khác, trong quá trình giải quyết vụ án, người yêu cầu có đơn đề nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời36, sau đó nguyên đơn có đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Toà án đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định đình chỉ không ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm37.

33

Phụ lục số 13: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 113/2016/QĐST-DS ngày 07-12-2016 của TAND thành phố Long Xuyên.

34

Phụ lục số 14: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 40/2021/QĐST-DS ngày 20-7-2021 của TAND huyện Hàm Tân.

35

Phụ lục số 15: Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời số 04/2021/QĐ-BPKCTT ngày 20-7-2021 của TAND huyện Hàm Tân.

36

Phụ lục số 16: Quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời số 39/2019/QĐ-BPKCTT ngày 12-02-2019 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

37

Phụ lục số 17: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 250/2020/QĐST-KDTM ngày 27-02-2020 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Ý k ến củ t c ả: Qua các tình huống từ thực tiễn xét xử, có thể thấy rằng đối với vấn đề có ghi nhận nội dung huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý biện pháp bảo đảm trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay không đang có các quan điểm trái ngược nhau, và hiện nay pháp luật chưa quy định rõ về vấn đề này.

Ở tình huống thứ nhất, trong quá trình giải quyết vụ án đương sự có đơn rút yêu cầu khởi kiện, do đó TAND thành phố Long Xuyên ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, thời điểm này quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn hiệu lực nên cần thiết phải huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời Tòa án phải xử lý đối với biện pháp bảo đảm mà ông Cần, bà Thạnh đã thực hiện. Quyết định đình chỉ giải quyết của TAND thành phố Long Xuyên đã ghi nhận việc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như huỷ quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, và trả lại tài sản bảo đảm cho đương sự. Cũng với tình

Một phần của tài liệu Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)