Giải quyết về quan hệ tài sản

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 43)

Khoản 4 Điều 3 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 quy định: “Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình”. Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014 lại ghi nhận các nguyên tắc về việc giải quyết hậu quả về tài sản khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

“- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Như vậy, đối với quan hệ về tài sản, dù không công nhận mối quan hệ vợ chồng hợp pháp nhưng pháp luật cho phép các bên chung sống như vợ chồng tự thỏa thuận với nhau, đâu là tài sản riêng và tài chung, vấn đề sử dụng các loại tài sản như thế nào. Nếu không có thỏa thuận thì các quy định của pháp luật dân sự sẽ được áp dụng để giải quyết. Điều này có nghĩa, khi chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn, nếu không có thỏa thuận về chế độ tài sản, nếu có tranh chấp thì Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành khác được áp dụng để giải quyết chứ không thể sử dụng Luật HN&GĐ.

Nếu không có thỏa thuận về tài sản, vấn đề tài sản của nam, nữ chung sống như vợ chồng có thể sẽ được áp dụng các quy định về sở hữu chung tại Điều 219 BLDS, theo đó, việc chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:

“- Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

- Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

Như vậy, quá trình chung sống như vợ chồng nếu các bên chứng minh được có tạo lập tài sản chung thì cả hai đều có quyền yêu cầu chia tài sản đó. Tuy nhiên, đối với những tài sản chứng minh được là thuộc sở hữu riêng thì bên còn lại không được quyền yêu cầu can thiệp vào tài sản đó. Vấn đề nằm ở việc chứng minh như thế nào và căn cứ ra sao bởi thu nhập của mỗi người không thể giống nhau hoàn toàn được, các chi phí dành cho việc duy trì cuộc sống chung hay chi phí đối với con chung (nếu có) vẫn được đặt ra. Đối với mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, các hạn chế đối với tài sản riêng được đặt ra “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”21. Hoặc việc không chứng minh được tài sản riêng của vợ hay chồng thì mặc nhiên được xem đấy là tài sản chung. Đối với quan hệ giữa nam và nữ chung sống như vợ chồng thì không

được lý giải theo cách tương tự như thế. Bởi, họ không tồn tại mối quan hệ vợ chồng hợp pháp được pháp luật công nhận. Do đó, nếu không chứng minh được tài sản này là thuộc sở hữu chung theo pháp luật dân sự thì mặc nhiên, nếu đứng tên của ai thì là tài sản riêng của người đó. Pháp luật không tính đến việc nó có là thu nhập duy nhất hay hoa lợi của nó dùng để duy trì đời sống chung hay nuôi dạy con cái.

Bên cạnh đó, một nguyên tắc chi phối việc giải quyết hệ quả về tài sản khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng đó là phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Điều này không có nghĩa là khi xử lý tài sản, phụ nữ luôn được hưởng phần nhiều hơn, mà phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn khi áp dụng các quy định về quyền đối với hợp đồng hay tài sản được tạo dựng trong giai đoạn nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì quyền lợi của người phụ nữ và con luôn được đặt lên trên, áp dụng các nội dung của pháp luật dân sự nhưng vẫn có các ngoại lệ nhất định để bảo vệ quyền lợi tối thiểu của phụ nữ và con. Khi giải quyết các vụ án, HĐXX phải đặt ra vấn đề là liệu rằng phán quyết có bảo vệ được cho quyền lợi người phụ nữ và con hay chưa.

Điểm tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 đó chính là sự ghi nhận trong cả với mối quan hệ nam nữ chung sống như vợ chồng, theo đó “công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”. Như vậy, việc giải quyết vấn đề về tài sản chung trong trường hợp này được vận dụng quy tắc áp dụng đối với mối quan hệ vợ chồng hợp pháp. Điều này là phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và con. Đồng thời tính hợp lý cũng được đảm bảo, bởi việc một người làm công việc nội trợ để đảm bảo việc duy trì đời sống chung, dù không tạo ra thu nhập về mặt hiện vật nhưng vẫn góp phần đóng góp công sức để cuộc sống được ổn định, sẽ không công bằng nếu như họ không được xem xét để chia tài sản thuộc sở hữu chung. Đây là một trong những căn cứ để chứng minh vấn đề về tài sản của những người chung sống với nhau như vợ chồng.

Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng giới tính thì việc xác định tài sản chung cũng khá phức tạp bởi thông thường họ đăng ký quyền đối với tài sản dưới tên một người, các việc chứng minh về các quyền và nghĩa vụ nhằm duy trì đời sống chung dường như khó khăn hơn bởi Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính hay công nhận vấn

đề về kết hợp dân sự như một số quốc gia trên thế giới. Đối với nam, nữ chung sống như vợ chồng, về quan hệ nhân thân, pháp luật không ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, tuy nhiên, nhận thấy về giải quyết hệ quả đối với tài sản, Luật HN&GĐ vẫn dành ra các quy định mang tính “ngoại lệ” để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi cho con chung, cho người phụ nữ của mối quan hệ đó.

Về việc thừa kế tài sản, bởi việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nên họ không tồn tại tư cách là “vợ” hay “chồng” một cách hợp pháp. Do đó, khi một người chết thì người còn lại không có quyền thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với con chung hợp pháp thì quyền này vẫn tồn tại và không gì có thể phủ nhận được.

Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 2014 có sự tiến bộ hơn rất nhiều so với Luật HN&GĐ năm 2000 đối với vấn đề về giải quyết hệ quả về tài sản giữa nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể hơn, bổ sung các quy định hướng dẫn giải quyết, đồng thời đưa ra nguyên tắc chung trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, của con, ghi nhận minh chứng chứng minh sự đóng góp vào tài sản chung đối với những người nội trợ, hỗ trợ cho việc duy trì cuộc sống chung mà không có thu nhập. Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định dường như vẫn chưa điều chỉnh hết được tất cả những vấn đề phức tạp và đa dạng mà thực tế các tranh chấp đặt ra.

Trên thực tế, vấn đề xác định tài sản chung khi nam nữ chung sống như vợ chồng cũng gặp nhiều khó khăn, chứng minh ai đóng góp nhiều hơn, căn cứ vào đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thứ nhất, Đối với việc xác định mức đóng góp cũng như tài sản chung cùng tạo lập khi chung sống

Tình huống: Bản án số 17/2018/HN&GĐ-PT ngày 24/4/2018 về chia tài sản nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng của TAND tỉnh Bắc Giang cho thấy các khía cạnh pháp lý vẫn còn chưa cụ thể về vấn đề này. Theo đó, chị N và anh C về chung sống với nhau từ năm 1994 nhưng không đăng ký kết hôn. Quá trình chung sống anh C, chị N mua diện tích đất 328m2 trị giá 36.080.000đồng ở thôn Y. Đến tháng 08/2010 chị N, anh C xây nhà 2 tầng diện tích 115,44m2 trị giá 296.403.800đồng trên diện tích đất 328m2, nay chị N yêu cầu chia tài sản trên theo

quy định của pháp luật. Bản án sơ thẩm xử chấp nhận yêu cầu của chị N: Giao toàn bộ tài sản là nhà hai tầng trên diện tích đất 328m2 cho anh C quản lý, sử dụng nhưng anh C phải chia cho chị N bằng tiền 135.027.000 đồng. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định, đối với nhà 2 tầng diện tích 115,44m2 trị giá 296.403.800 đồng (theo biên bản định giá ngày 30/06/2016) anh C xây dựng tháng 08/2010. Khi xây dựng ngôi nhà trên, chị N đang lao động ở nước ngoài. Tại các bản tự khai, biên bản ghi lời khai, tại phiên tòa phúc thẩm anh C thừa nhận khi xây dựng ngôi nhà, mặc dù chị N không ở nhà, đang lao động ở nước ngoài nhưng chị N có gửi tiền về cho anh 03 lần, tổng số tiền là 55.700.000 đồng để xây ngôi nhà trên. Do vậy, bản án sơ thẩm xác định ngôi nhà 2 tầng trên diện tích 328m2 là tài sản chung của chị N và anh C phát triển được là có căn cứ. Như vậy, tổng giá trị tài sản của anh C, chị N có trong thời kỳ chung sống là 332.483.800 đồng. Bản án sơ thẩm đã căn cứ nguồn gốc hình thành tài sản là quyền sử dụng đất 328m2 là của bà G mẹ anh C được mua, công sức đóng góp của anh C vào xây nhà hai tầng là nhiều hơn chị N chia cho anh C phần tài sản lớn hơn so với chị N là có căn cứ.

Vụ việc cho thấy, anh C và chị N tồn tại mối quan hệ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tài sản tạo lập được trong thời gian chung sống. Do đó, đây được xem là tài sản chung của anh C và chị N, dù căn nhà được xây khi chị N ra nước ngoài lao động, nhưng chị N có gửi tiền về để phụ giúp trong việc xây dựng, do đó, Tòa án cho rằng, đây là tài sản hai bên phát triển được, công sức đóng góp của anh C vào xây nhà là nhiều hơn so với chị N. Như vậy, căn cứ về công sức đóng góp được vận dụng để xác định phần tài sản của mỗi người.

Một vụ việc khác, xét Bản án số 30/2017/HN&GĐ-PT ngày 19/10/2017 về tranh chấp chia tài sản trong thời gian chung sống như vợ chồng của TAND tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, ông Nguyễn Văn T và bà Phạm Thị T tự nguyện chung sống với nhau vào năm 1999, nhưng không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Giữa hai người có tạo lập tài sản chung là diện tích đất 1.620m2, diện tích đất 1.220m2, diện tích đất 3.295m2. Ông T có nguyện vọng được nhận diện tích đất 3.295m2. Ngoài ra, tài sản còn có 70 trụ tiêu trồng năm 2014 trên diện tích 2.400m2 đất riêng của bà Phạm Thị T, ông T không yêu cầu Tòa án giải quyết diện tích đất này, mà chỉ yêu cầu chia giá trị các trụ tiêu trên đất; 01 xe mô tô Honda hiệu SH Model trị giá 50.000.000 đồng ông T đề nghị chia đôi giá trị. Ngoài ra, vụ mùa năm 2015-2016 và vụ mùa 2016-2017, bà T là người trực tiếp đầu tư và thu

hoạch sản lượng tiêu trên diện tích đất chung, nên ông T yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết tính chi phí đầu tư để khấu trừ vào sản lượng tiêu thu được. Sau khi khấu trừ yêu cầu bà T chia cho ông T sản lượng tiêu thu được của hai vụ mùa. Bà T cho rằng, tài sản riêng của bà là diện tích đất 1.620m2, diện tích đất 1.220m2. Các diện tích đất này do bố bà T là ông Phạm K mua cho bà T. Sau khi bà T và ông T chung sống thì bà T đăng ký kê khai và được Uỷ ban nhân dân huyện E cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên của bà T và ông T. Việc có tên ông T là do lúc kê khai cấp quyền sử dụng đất chính quyền địa phương yêu cầu kê khai tên của hai vợ chồng nên mới có tên ông T, bà T là người đi kê khai cấp giấy chứng nhận. Bà T xác định đây là tài sản riêng của bà, nên không đồng ý chia 02 tài sản này cho ông T. Bản án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu một phần của bà T. Vẫn giao cho bà T và ông T được quản lý phần đất của mình nhưng các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch. Do đó bà T kháng cáo cho rằng bản án sơ thẩm chia cho ông T hưởng ½ sản lượng là không đúng, vì trong thời gian này ông T đã bỏ nhà đi, toàn bộ việc chăm sóc và đầu tư vào rẫy do bà T đảm nhiệm, bà T không đồng ý chia cho ông T. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng sản lượng tiêu đã thu hoạch của vụ mùa đây là sản phẩm, hoa lợi thu được trên diện tích đất là tài sản chung của ông T và bà T. Sau khi trừ chi phí đầu tư, chăm sóc, phần trị giá sản phẩm còn lại là tài sản chung, nên cả ông T và bà T sẽ được hưởng và có quyền sở hữu ngang nhau đối với phần tài sản chung này. Đối với trị giá của 70 trụ tiêu, bà T cho rằng bà là người trực tiếp chăm sóc từ tháng 10/2015 cho đến nay, còn ông T không có bỏ công sức chăm sóc, nên án sơ thẩm theo chia tỷ lệ bà được hưởng 60% giá trị tài sản này, còn ông T hưởng 40% là không đúng. Do đó, cần chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bà T về phần chia tài sản chung này, chia cho bà T được hưởng 80% giá trị tài sản.

Vụ việc cho thấy việc chứng minh tài sản chung, công sức đóng góp của các bên trong thời gian chung sống như vợ chồng về cơ bản phụ thuộc nhiều vào đánh

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)