Giải quyết về nghĩa vụ, hợp đồng

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 141)

Pháp luật hiện không có quy định nào giải thích hết nội hàm của khái niệm nghĩa vụ về tài sản. Tương tự như vấn đề về tài sản chung. Đối với các nghĩa vụ tài sản hay quyền tài sản, khoản 1 Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014 được áp dụng, theo đó “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, nếu có sự thỏa thuận về việc thực hiện các nghĩa vụ, pháp luật tôn trọng và giải quyết theo sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu không, hậu quả sẽ do pháp luật dân sự và các quy định có liên quan điều chỉnh. Tương tự như đối với việc xác định tài sản chung. Nếu các khoản nghĩa vụ tài sản phát sinh dựa vào tài sản chung hoặc được sử dụng nhằm phục vụ cho việc duy trì cuộc sống chung thì có thể được xem là nghĩa vụ chung của nam nữ chung sống như vợ chồng.

Khoản 2 Điều 209 BLDS xác định “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, nghĩa vụ đối với tài sản chung cũng sẽ được giải quyết phân chia. Áp dụng nguyên tắc, tỷ lệ phần quyền đối với tài sản chung là bao nhiêu thì sẽ có nghĩa vụ tương ứng. Nội dung này sẽ loại trừ đi trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.

Việc xác định mức nghĩa vụ này cũng phải tuân theo cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và con. Khác với việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản chung. Khi thực hiện nguyên tắc này, để bảo vệ được cho người phụ nữ và con, tỷ lệ nghĩa vụ về tài sản của họ phải thấp hơn so với người đàn ông. Đây là nội dung trái ngược so với việc xác định quyền đối với tài sản.

Vấn đề về nghĩa vụ về tài sản đối với tài sản chung cũng tương tự như thực hiện nghĩa vụ liên đới. Cơ sở nào để xem là nghĩa vụ liên đới? Nếu họ có tài sản chung, thì đó là tài sản chung theo phần, chứ không là tài sản chung hợp nhất như của vợ chồng, vậy cơ sở nào để nghĩa vụ của họ là nghĩa vụ liên đới?. Theo đó, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu

cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Như vậy, đối với tài sản chung khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, cả hai đều phải có nghĩa vụ thực hiện, chủ thể có quyền có thể yêu cầu một trong hai người đáp ứng toàn bộ nghĩa vụ và người đó có quyền yêu cầu người còn lại hoàn trả phần nghĩa vụ mình đã thực hiện tương ứng với tỷ lệ quyền đối với tài sản chung. Vì là thực hiện nghĩa vụ liên đới, nên trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ23.

Tuy nhiên, có một số nghĩa vụ về tài sản dù không xuất phát từ tài sản chung nhưng cả nam và nữ đều phải có trách nhiệm thực hiện, chẳng hạn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra hay trên thực tế, tồn tại nghĩa vụ hình thành do nhu cầu duy trì đời sống chung, nuôi dạy và giáo dục con cái. Các vấn đề này xuất phát từ nguyên lý về đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ và của con.

Nhìn chung, các quy định về giải quyết hệ quả liên quan đến nghĩa vụ về tài sản khi nam nữ chung sống như vợ chồng cũng tương tự như việc xác định tài sản chung. Các yếu tố nhằm định danh được tài sản thuộc sở hữu chung cũng chính là cơ sở mang tính nền tảng để xác định phần nghĩa vụ với tài sản tương ứng.

Mặc dù pháp luật đã có những quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật, lại nãy sinh bất cập liên quan đến việc xác định cụ thể khi nào nghĩa vụ phát sinh là nghĩa vụ chung của hai người nam và nữ.

Đối với tài sản chung, các bên thường tranh chấp quyền sở hữu nó. Tuy nhiên, đối với các khoản nghĩa vụ với tài sản, hay cụ thể hơn là các khoản nợ, các bên thường có thái độ chối bỏ, không nhận trách nhiệm. Các quy định pháp luật

cũng chỉ là những khái quát mang tính cơ bản, chưa thể bao quát hết được tất cả các trường hợp của thực tiễn, gây nên khó khăn trong việc xác định. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với căn cứ xác định khoản nợ chung.

Tình huống: Bản án số 30/2017/HN&GĐ-PT ngày 19/10/2017 về tranh chấp chia tài sản trong thời gian chung sống như vợ chồng của TAND tỉnh Đắk Lắk. Bà T và ông T chung sống với nhau như vợ chồng, trong thời gian đó, có phát sinh nghĩa vụ tài sản bà N. Đối với kháng cáo của bà T về việc yêu cầu ông T cùng có trách nhiệm trả các khoản nợ, cụ thể: Trả cho bà bà Phạm Thị T1 02 cây vàng 9999; trả cho bà Phạm Thị S 01 cây vàng 9999 và trả cho ông Phan Ngọc Đ số tiền 80.000.000đồng. Xét thấy: Các khoản nợ này bà T là người trực tiếp đứng ra vay, theo bà T xác định khoản nợ 03 cây vàng vay để mua đất rẫy, nhưng ông T không chấp nhận số nợ này, trong khi bà T không cung cấp được chứng cứ chứng minh đây là nợ chung. Ông T chỉ thừa nhận có vay của bà Phạm Thị T1 01 cây vàng 9999 và bà Phạm Thị S 05 chỉ vàng 9999 và đã trả hết nợ, nhưng ông T cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh việc đã trả nợ, nên có căn cứ xác định là ông T và bà T còn nợ bà Phạm Thị T1 01 cây vàng 9999 và bà Phạm Thị S 05 chỉ vàng 9999. Do đó, bản án sơ thẩm đã tuyên: Buộc ông Nguyễn Văn T và bà Phạm Thị T có nghĩa vụ trả cho bà Phạm Thị T1 01 cây vàng 9999 và bà Phạm Thị S 05 chỉ vàng 9999; buộc bà Phạm Thị T có nghĩa vụ trả cho bà Phạm Thị T1 01 cây vàng 9999; trả cho bà Phạm Thị S 05 chỉ vàng 9999 và trả cho ông Phan Ngọc Đ số tiền 80.000.000 đồng, là có căn cứ và đúng đắn. Do đó nội dung kháng cáo của bà T yêu cầu ông T phải có trách nhiệm đối với toàn bộ số nợ, là không có căn cứ chấp nhận. Tuy nhiên về phần nghĩa vụ cùng trả nợ chung cho bà T1 và bà S, bản án sơ thẩm không xác định phần nghĩa vụ trả nợ của mỗi người là thiếu sót, nên cấp phúc thẩm cần xác định lại, theo đó: Buộc ông Nguyễn Văn T và bà Phạm Thị T có nghĩa vụ trả cho bà Phạm Thị T1 01 cây vàng 9999, chia theo phần ông T phải trả 05 chỉ vàng 9999, bà T phải trả 05 chỉ vàng 9999; buộc ông Nguyễn Văn T và bà Phạm Thị T có nghĩa vụ trả cho bà Phạm Thị S 05 chỉ vàng 9999, chia theo phần ông T phải trả 2,5 chỉ vàng 9999, bà T phải trả 2,5 chỉ vàng 9999.

Nhận thấy, căn cứ xác định nợ chung trong bản án nêu trên dựa vào sự thừa nhận của các bên mà chưa nêu rõ căn cứ nào để xác định. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, ông T thừa nhận có nợ bà S, bà T1 nhưng không có căn cứ là đã trả hết nợ nên đây được xem là nợ chung của ông T và bà T. Dựa vào đây, Tòa án xác định mỗi

bên phải thực hiện ½ nghĩa vụ. Tác giả cho rằng, kết luận này của Tòa án là không hợp lý. Đây là dẫn chứng cho thấy sự cần thiết trong việc quy định thêm các căn cứ đánh giá thế nào là nghĩa vụ chung của nam nữ khi chung sống với nhau như vợ chồng. Thứ nhất, Tòa án không làm rõ khoản tiền nợ được các bên vay nhằm mục đích gì, có phục vụ cho việc duy trì đời sống chung hay không hay vay cho yêu cầu của cá nhân từng người. Nếu vay riêng thì đây là nghĩa vụ riêng. Thứ hai, sự thừa nhận của ông T chỉ là cơ sở cho thấy ông T biết và đồng ý về khoản tiền ông cho rằng ông có vay chung bà T chứ không phải là cứ liệu duy nhất xác định nghĩa vụ đối với tài sản chung của cả hai người. Thứ ba, Tòa án vẫn chưa xác định rằng tỷ lệ đóng góp của mỗi người là bao nhiêu để xác định khoản nghĩa vụ tương ứng mà mỗi bên phải gánh chịu. Dựa vào sự thừa nhận của ông T mà Tòa ghi nhận mỗi bên chịu ½ nghĩa vụ. Đây là những điểm chưa hợp lý từ quyết định của Tòa cấp sơ thẩm. Theo quan điểm của tác giả, Tòa cần đánh giá dựa vào các tiêu chí: (i) mục đích khoản vay, (ii) xác minh chứng xác nhận của các bên, (iii) tỷ lệ đóng góp của mỗi người có tính đến quyền lợi của phụ nữ và con.

Kiến nghị:

Một, Tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014 theo hướng cần có quy định mang tính hướng dẫn, định hướng trong việc giải quyết hậu quả về nghĩa vụ tài sản, cụ thể:

“Mỗi bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.

Nghĩa vụ liên đới của nam và nữ khi chung sống với nhau như vợ chồng căn cứ vào mục đích xác lập nghĩa vụ là nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu để duy trì đời sống chung, nuôi dạy con cái”.

Hai, Toà án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn về xác định nghĩa vụ chung của các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo hướng: Khi giải quyết tranh chấp, Tòa cần đánh giá dựa vào các tiêu chí: (i) mục đích khoản vay, (ii) xác minh chứng xác nhận của các bên, (iii) tỷ lệ đóng góp của mỗi người có tính đến quyền lợi của phụ nữ và con.

Lý do của việc đề xuất này là bởi mối quan hệ này không giống như vợ chồng hợp pháp và cũng không tương tự như bản chất của việc những cá nhân độc lập có tài sản hay nghĩa vụ liên đới với nhau.

Kết luận chương 2

Khi chung sống với nhau như vợ chồng, giữa nam và nữ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, trong đó ngoài các nội dung về nhân thân còn phải kể đến các khía cạnh liên quan đến tài sản. Khác với các quan hệ nhân thân như mối quan hệ giữa nam nữ hay quyền và nghĩa vụ với con chung, vấn đề về tài sản luôn khá phức tạp bởi bản chất của tài sản là liên quan đến lợi ích vật chất của các bên, các tranh chấp liên quan cũng tương đối đa dạng.

Pháp luật HN&GĐ mặc dù không ghi nhận quyền và nghĩa vụ của nam nữ như một mối quan hệ vợ chồng nhưng khi giải quyết vấn đề về tài sản vẫn có những sự điều chỉnh nhất định để đảm bảo lợi ích của các bên. Theo đó, Luật HN&GĐ tôn trọng sự thỏa thuận liên quan đến tài sản của các bên nếu có sự phát sinh trong quá trình chung sống với nhau như vợ chồng. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 còn có nhiều điểm tiến bộ khi đưa ra nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con trong giải quyết hệ quả về tài sản. Các công việc như nội trợ cũng được xem là công việc tạo ra thu nhập khi đánh giá về tỷ lệ mức đóng góp của các bên.

Khi không có sự thỏa thuận về tài sản, pháp luật dân sự sẽ được chỉ dẫn để áp dụng giải quyết, theo nguyên tắc, có căn cứ xác định tài sản riêng của một trong các bên thì đó là tài sản riêng và ngược lại. Vấn đề và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản cũng được giải quyết theo hướng tương tự, tuy nhiên, nghĩa vụ này phải liên quan đến tài sản chung.

Thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết hệ quả về tài sản cũng cho thấy nhiều vấn đề thể hiện lỗ hổng của các quy định của pháp luật trong vấn đề trên. Căn cứ xác định thế nào là tài sản chung, loại tài sản chung hay nghĩa vụ về tài sản được hình thành như thế nào là những câu hỏi đặt ra đòi hỏi pháp luật HN&GĐ phải có sự giải quyết bằng các văn bản hướng dẫn hay bổ sung quy định vào các điều luật. Dựa vào sự phân tích trên, tác giả cho rằng, Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2014 nên có sự bổ sung về căn cứ chung, chỉ dẫn áp dụng pháp luật bởi mối quan hệ nam nữ chung sống như vợ chồng khá đặc biệt, không là mối quan hệ hôn nhân nhưng lại khác so với mối quan hệ của những cá nhân thông thường trong xã hội.

KẾT LUẬN

Chung sống như vợ chồng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội từ xưa cho đến nay và khó có thể ngăn cấm triệt để bởi pháp luật không thể nào ngăn cản việc các bên nam nữ tự phát sinh tình cảm, tự nguyện chung sống với nhau nếu họ không vi phạm các điều kiện kết hôn. Khi có sự gắn kết với nhau, các bên không thể tránh khỏi phát sinh những vấn đề phúc tạp, có thể kể đến hai nội dung cơ bản: về nhân thân và tài sản.

Đối với các quan hệ nhân thân, pháp luật thể hiện quan điểm khá dứt khoát là việc sống chung như vợ chồng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Ngoại lệ về việc ghi nhận mối quan hệ này dựa vào tiến trình lịch sử của đất nước, lấy mốc thời gian là 03/01/1987 và điều kiện kết hôn làm yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số vấn đề đặt ra đòi hỏi pháp luật cũng cần có sự quy định chi tiết hơn đối với ngoại lệ này để bảo vệ cho quyền lợi người phụ nữ, con chung.

Bên cạnh đó, trong vấn đề về nhân thân, việc giải quyết hệ quả liên quan đến con chung cũng là nội dung vô cùng quan trọng. Con là sợi dây gắn kết cha mẹ, khi cha mẹ không còn chung sống với nhau để cùng chăm sóc con thì quyền và nghĩa vụ của họ với con chung là không thay đổi, ngược lại, nghĩa vụ và quyền của con với cha mẹ cũng tương tự. Thực tế cho thấy, mối quan hệ chung sống như vợ chồng không đơn giản, nhiều vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của con, đặc biệt là việc xác định cha cho con, vấn đề huyết thống và pháp lý liên quan đến mối quan hệ cha mẹ, con. Các quy định của pháp luật cũng thiếu vắng vấn đề chỉ dẫn áp dụng pháp luật. Thế nên, cần có những sự thay đổi nhất định của pháp luật HN&GĐ.

Đối với vấn đề về tài sản, các tranh chấp liên quan càng phức tạp và đa dạng. Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, nếu không các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)