Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 31)

Thứ nhất, về việc xác định tuổi của đối tượng tác động. Theo quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 và Điều 6 TTLT số 06/2018 thì việc xác định tuổi của người bị hại dưới 18 tuổi phải căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu là Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu.16

Xét về thủ tục đăng ký khai sinh, khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014

quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng

sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp

16 Khoản 1 Điều 6 TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018

khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật”. Như vậy, theo khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014 thì giấy chứng sinh là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi làm thủ tục đăng ký khai sinh (trường hợp có giấy chứng sinh). Hơn nữa, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về giá trị pháp lý của giấy khai sinh thì: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh”.17 Dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014 và Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính Phủ có thể thấy, thông tin về ngày tháng năm sinh trong các loại giấy tờ hộ tịch như Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu của người bị hại dưới 18 tuổi phải thống nhất với thông tin ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh mà không thể mâu thuẫn với giấy khai sinh. Đồng thời, thông tin trên giấy khai sinh phải dựa trên thông tin của giấy chứng sinh (trường hợp có giấy chứng sinh) cho nên, theo quy định của pháp luật, giấy chứng sinh và giấy khai sinh đúng hạn là hai loại giấy tờ hộ tịch có ý nghĩa quan trọng và chính xác trong việc xác định ngày tháng năm sinh của người bị hại dưới 18 tuổi.

Như vậy, trong trường hợp người bị hại là người dưới 18 tuổi có các loại giấy tờ như Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu và các loại giấy tờ này không có mâu thuẫn với nhau về thông tin ngày tháng năm sinh nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi được đăng ký khai sinh trễ hạn,18 đồng thời thủ tục đăng ký khai sinh không có giấy chứng sinh thì cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT có cần phải lấy lời khai, xác minh hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 TTLT số

17 Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và

biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

18 Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 quy định: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc

mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

06/2018 hay không. Vấn đề này chưa có quy định và hướng dẫn rõ ràng cho nên thực tiễn cho thấy, trường hợp người bị hại dưới 18 tuổi có một trong các loại giấy tờ hộ tịch như Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu thì có thể có hai khả năng xảy ra là: (1) CQTHTT có thể sẽ dựa vào các loại giấy tờ này để xác định tuổi của người bị hại để ra các quyết định xử lý; (2) CQTHTT cũng có thể xác định đây là trường hợp có căn cứ xác định tuổi nhưng có dấu hiệu nghi ngờ về thông tin ngày tháng năm sinh. Do không có văn bản hướng dẫn nên việc nhận định có căn cứ nghi ngờ hay không có căn cứ nghi ngờ về việc xác định thông tin ngày tháng năm sinh của người bị hại dưới 18 tuổi trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá mang tính chủ quan của CQTHTT. Điều này có thể dẫn đến việc xác định sai tuổi của nạn nhân, từ đó dẫn đến việc xác định sai tội danh đối với người thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác hoặc có thể dẫn đến kết án oan sai đối với người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm đối với người phạm tội.

Trên cơ sở nguyên nhân của vướng mắc trong việc xác định tuổi của đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 145 BLHS năm 2015 được xác định là do trường hợp người bị hại dưới 18 tuổi được đăng ký khai sinh trễ hạn đồng thời lại không có giấy chứng sinh và dựa vào quy định tại Điều 6 TTLT số 06/2018 thì trường hợp này cũng không thuộc trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó cũng như không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định tuổi nên có thể dẫn đến việc xác định không đúng tuổi của nạn nhân. Do đó, để việc xác định tuổi của đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) cũng như việc xác định tuổi của bị hại là người dưới 18 tuổi nói chung được chính xác, tác giả kiến nghị:

Một là, sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 TTLT số 06/2018 từ

“Giấy khai sinh” thành “Giấy khai sinh được đăng ký đúng hạn”.19Đồng thời, cần

hướng dẫn rõ là Giấy khai sinh được đăng ký đúng hạn được xác định theo quy định

tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014 như sau: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ

ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

Hai là, bổ sung vào khoản 2 Điều 6 TTLT số 06/2018 quy định về trường hợp cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT cần xác minh, làm rõ tuổi của người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau: “Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này hoặc trong trường hợp đăng ký khai sinh trễ hạn mà lại không có giấy chứng sinh thì cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó”.

Thứ hai, về việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội về tuổi của đối tượng tác động. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) có lỗi cố ý nên việc xác định ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đối với tuổi của nạn nhân là một vấn đề luôn được quan tâm vì trên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không biết tuổi thật của nạn nhân. Điều này xuất phát từ nội dung của lỗi cố ý. Theo đó, với nội dung của lỗi cố ý thì người phạm tội không những nhận thức được việc thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác của mình là nguy hiểm cho xã hội mà còn phải nhận thức được mình đang giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với đối tượng là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, xuất phát từ hành vi khách quan của Điều 145 BLHS là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trên cơ sở thuận tình với nạn nhân mà không liên quan đến yếu tố vật chất, ép buộc hay cưỡng ép cũng như để bảo vệ được tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn vấn đề này với các nội dung như sau:

- “Để xác định Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) thì chỉ cần xác định độ tuổi thực tế của nạn nhân (đối tượng tác động) là người từ đủ 13 tuổi đến

dưới 16 tuổi mà không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội có nhận biết được đối tượng mình đang giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay không.

- Trường hợp nếu người phạm tội không biết tuổi thật của nạn nhân do nạn nhân cố ý che giấu tuổi thật của mình (như nói dối, dùng chứng minh nhân dân giả, căn cước công dân giả…) hoặc trường hợp người phạm tội có sự nhầm lẫn một cách có căn cứ về tuổi thật của nạn nhân (ví như nạn nhân có sự phát triển bề ngoài như một người trưởng thành, hoặc do tập tục tìm hiểu, yêu đương của một số địa phương) thì sự nhầm lẫn về tuổi này sẽ được coi là tình tiết có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội”.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không phân biệt là bé trai hay bé gái. Đồng thời, tác giả cũng đi vào phân tích một số vướng mắc trong thực tiễn xác định đối tượng tác động của tội phạm này trên thực tế và nguyên nhân của những vướng mắc đó. Trên cơ sở này, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến đối tượng tác động của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) như sau:

- Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 TTLT số 06/2018 từ “Giấy khai

sinh” thành “Giấy khai sinh được đăng ký đúng hạn”.

- Bổ sung vào khoản 2 Điều 6 TTLT số 06/2018 quy định về trường hợp cơ

quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT cần xác minh, làm rõ tuổi

của người bị hại là người dưới 18 tuổi như sau: “…hoặc trong trường hợp đăng ký

khai sinh trễ hạn mà lại không có giấy chứng sinh…”.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng

dẫn các nội dung sau:

+ Để xác định Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) thì chỉ cần xác định độ tuổi thực tế của nạn nhân (đối tượng tác động) là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội có nhận biết được đối tượng mình đang giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay không.

+ Trường hợp nếu người phạm tội không biết tuổi thật của nạn nhân do nạn nhân cố ý che giấu tuổi thật của mình hoặc trường hợp người phạm tội có sự nhầm lẫn một cách có căn cứ về tuổi thật của nạn nhân thì sự nhầm lẫn về tuổi này sẽ được coi là tình tiết có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

CHƯƠNG 2

DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC

VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)