Tài sản chung của vợ chồng là động sản đƣợc chia theo giá trị

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 45)

Theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 59 LHNGĐ, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Đối với trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo Điều 111 BLDS, vật được chia thành vật chia được và vật không chia được. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Theo Điều 112 BLDS, vật được chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Vật tiêu hao là vật khi đ qua một ần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. Vật không tiêu hao là vật khi đ qua sử dụng nhiều ần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Theo quy định trên, tài sản chung của vợ chồng là động sản được chia bằng hiện vật hoặc giá trị dựa vào tính chất của tài sản. Việc chia tài sản bằng hiện vật thường được áp dụng trước và chỉ chia theo giá trị khi không chia được bằng hiện vật. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, gia đình ngày càng phát huy hơn nữa chức năng kinh tế của mình thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình. Đó là nguyên nhân làm cho quan hệ việc chia tài sản chung của vợ và chồng càng trở nên phức tạp, trong đó có chia tài sản chung là động sản theo hiện vật hoặc theo giá trị. Giá trị tài sản của vợ chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc34

.

34

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng là động sản, tác giả nhận thấy có một số quy định còn những tồn tại và bất cập nhất định.

Thứ nhất, về chia phần vốn góp là tài sản chung của vợ chồng trong công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động bình thường.

Theo Điều 36 LHNGĐ, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Theo Điều 38 LHNGĐ, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo Điều 50 LDN, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên là phải góp đủ, đúng hạn số vốn đ cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đ góp vào công ty, không được rút vốn đ góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của LDN.

Theo Điều 188 LDN, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Theo Điều 189 LDN, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số ượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Theo Khoản 2 Điều 192 LDN, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Với quy định trên, khi vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung của vợ chồng là động sản đ góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì không được rút vốn đ góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. Quy định này nhằm đảm bảo quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và người thứ ba

ngay tình nhưng lại không phù hợp với quy định tại Điều 33, Điều 38, Điều 59 LHNGĐ. Đối với Điều 188 LDN thì khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn lại vướng với các quy định tại Khoản 2 Điều 59 LHNGĐ.

Ví dụ: Dự thảo án lệ số 2135.

Theo Quyết định Giám đốc thẩm số 02/2012/DS-GĐT ngày 12-01-2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình tại thành phố Hải Phòng giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Hằng N và bị đơn là anh Đặng Ngọc K; người có quyền lợi liên quan là bà Chu Thị H và chị Nguyễn Hoàng Phượng L.

Theo nhận định của Tòa án thì chị Nguyễn Thị Hằng N và anh Đặng Ngọc K kết hôn năm 1996, do tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường T, quận LC, thành phố Hải Phòng. Chị N, anh K có một con chung là cháu Đặng Thái D, sinh năm 1998; có tạo ập được một số tài sản chung tổng giá trị tài sản sinh hoạt gia đình là 128.250.000 đồng, trong đó có khoản mua bảo hiểm nhân thọ cho cháu D tính đến năm 2009 là 30 triệu đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn ĐL; ngôi nhà số 6 Bãi chiếu bóng A.

Về tài sản chung chị N và anh K chỉ thống nhất về các tài sản dùng trong sinh hoạt gia đình nhưng chưa thống nhất về trị giá tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn ĐL (Công ty ĐL) và số nợ.

Theo các tài iệu có trong hồ sơ vụ án, thể hiện Công ty ĐL do anh K làm giám đốc có cả chị N là thành viên của Công ty. Công ty đang hoạt động nên khi giải quyết vụ án, không được ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty; nếu chị N không tham gia Công ty mà giao toàn bộ Công ty ĐL cho anh K, thì cũng không thể ấy tài sản của Công ty để chia cho chị N như Toà án các cấp đ giải quyết, mà chị N chỉ được hưởng chênh ệch trị giá tài sản của Công ty. Toà án yêu cầu chị N, anh K xem xét, đối chiếu thống nhất các tài sản của Công ty để giải quyết theo quy định của pháp uật. Mặt khác, một số khoản nợ mà chị N đưa ra (nợ bà H, nợ chị L) không được anh K chấp nhận.

Từ các quy định của LHNGĐ, LDN, tác giả nhận thấy:

Một, giữa quy định của LHNGĐ và LDN tuy có sự khác biệt về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung nhưng không có sự đối lập về quy định chủ sở hữu tài sản.

35

https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanleduthao?dDocName=TAND058614, truy cập úc 21h ngày 22.9.2021. Phụ ục 6.

Hai, LHNGĐ là uật điều chỉnh chung về tài sản chung của vợ chồng nói chung, tài sản chung của vợ chồng là động sản nói riêng, trong khi đó LDN quy định về tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, LDN là luật chuyên ngành, điều chỉnh phạm vi cụ thể là tài sản của doanh nghiệp.

Ba, LHNGĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này chưa quy định cụ thể về tài sản của vợ chồng đưa vào kinh doanh, ngoài quy định chung tại Điều 36 và Điều 64 LHNGĐ. Vì mức độ quy định như vậy nên có ý kiến cho rằng, tài sản chung của vợ chồng góp vốn vào doanh nghiệp đồng nhất với việc vốn của doanh nghiệp là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, để góp vốn vào doanh nghiệp theo Điều 38 LHNGĐ, vợ chồng phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và phải lập thành văn bản, có công chứng chứng nhận. Lợi tức phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, khi vợ, chồng có tranh chấp về tài sản hoặc ly hôn thì vợ, chồng lại không được chia tài sản chung là vốn của doanh nghiệp thì vẫn có sự bất cập nhất định cho cả cơ quan xét xử và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung.

Ở góc độ khác, đối với vợ, chồng là chủ doanh nghiệp tư nhân thì nếu có nghĩa vụ của vợ chồng với người khác hoặc nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác thì có lấy tài sản của vợ chồng, doanh nghiệp tư nhân để thực hiện nghĩa vụ với người có quyền? Trên thực tế, vợ chồng sử dụng tài sản chung để kinh doanh diễn ra rất nhiều và vốn của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh. Với thực tế trên, khi vốn của doanh nghiệp tăng lên, thì khi chia tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng được chia theo phần vốn góp hay cả phần lợi nhuận?

Khác với cổ phần tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản hữu hình. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, người chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ nhưng vẫn có thể là tài sản chung vợ chồng, cũng giống như ô tô chỉ do một cá nhân đứng tên chủ sở hữu nhưng vẫn là tài sản chung vợ chồng.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân, đây là loại hình doanh nghiệp mà không có sự tách biệt tài sản chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp. Chủ tài sản doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Đây là nguyên nhân làm cho việc phân biệt được tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản riêng của chủ doanh nghiệp tư nhân là không rõ ràng.

Bốn, do có sự khác biệt giữa LHNGĐ và LDN nên quá trình áp dụng pháp uật tại cơ quan xét xử có sự khác nhau về quan điểm giải quyết cũng như căn cứ để áp dụng. Ví dụ vụ án ly hôn giữa ông Vũ, bà Thảo và tranh chấp về tài sản chung là Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên.

Việc chia tài sản trong công ty cổ phần cũng có những sai sót nhất định về xác định giá trị tài sản mà vợ, chồng góp vốn. Đây là nguyên nhân làm cho vụ án bị hủy và kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Ví dụ: Bản án 13/2019/HNGĐ-PT ngày 01/11/2019 về tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn36.

Ngày 20/6/2011, vợ chồng ông Nguyễn Hữu D và bà Nguyễn Thị H thành lập Công ty cổ phần xây dựng công trình H, đ được Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ 4.900.000.000 đồng, mệnh giá cổ phần 10.000đ, trong đó vợ ông là bà Nguyễn Thị H làm giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty đóng góp 4.400.000.000 đồng, chiếm 89,8% cổ phần trong Công ty. Về mặt giấy tờ thì bà H góp 4.400.000.000 đồng nhưng trên thực tế thì vợ chồng ông chỉ góp 800.000.000 đồng. Quá trình hoạt động của Công ty đ phát sinh lãi nên Công ty đ mua thêm 01 xe Ô tô Fortuner, biển kiểm soát 75A-049.64, lúc mua có giá trị là: 935.000.000 đồng, giá trị hiện tại 850.000.000 đồng, 01 xe mô tô SH125I, biển kiểm soát 75B1-212.86, lúc mua có giá trị 75.000.000 đồng, giá trị hiện tại 40.000.000 đồng. Tổng cộng 1.690.000.000đ: 2 = 845.000.000 đồng.

Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về chia tài sản chung sau khi ly hôn liên quan đến cổ phần của bà Nguyễn Thị H góp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình H. Xác định tài sản chung của bà H, ông D là giá trị cổ phần và lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng công trình H theo tỷ lệ 89,8% là 4.443.614.962 đồng. Buộc bà Nguyễn Thị H phải thanh toán cho ông Nguyễn Hữu D số tiền 857.500.000 đồng.

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định và quyết định: Nguyên đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng là toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần xây dựng công trình H có trị giá 4.400.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 89,8% trong tổng số vốn của Công ty 4.900.000.000 đồng nhưng tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án vẫn chưa có căn cứ để xác định được giá trị sở hữu cổ phần của bà H tại Công ty và cần

36

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-132019hngdpt-ngay-01112019-ve-tranh-chap-chia-tai-san -chung-sau-khi-ly-hon-123698, truy cập lúc 4h ngày 26.10.2021. Phụ lục 7.

có kiểm toán tài chính niên độ tại thời điểm tranh chấp mới có căn cứ để giải quyết vụ án nên đ hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 36/2018/HNGĐ-ST ngày 05/11/2018 của Toà án nhân dân thành phố Huế và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết lại vụ án.

Từ phân tích trên, tác giả nhất trí với việc xác định tài sản chung của vợ chồng là động sản, chia tài sản chung của vợ chồng là động sản như Dự thảo án lệ về chia tài sản chung của vợ, chồng là phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động bình thường. Đó là: Trong vụ án ly hôn, vợ chồng cùng góp vốn để thành lập Công ty trách nhiệm h u hạn do một người là giám đốc một người là thành viên củ Công ty. Công ty đ ng hoạt động bình thường; một người không muốn là thành viên củ Công ty mà giao toàn bộ Công ty cho người kia quản lý, điều hành và yêu cầu Tòa án chia tài sản củ mình trong công ty thì khi chia tài sản chung, Tòa án không được lấ tài sản củ công ty để chia mà chỉ chia phần giá trị củ công ty.

Thứ hai, về tiền mà vợ hoặc chồng gửi tại tổ chức tín dụng.

Theo Khoản 1 Điều 32 LHNGĐ, vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó khi giao dịch với người thứ ba ngay tình.

Theo Điều 133 BLDS, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đ được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác ập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu ực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của BLDS.

Theo Điều 8 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, người thứ ba xác ập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)