Tài sản chung của vợ chồng là động sản đƣợc chia bằng hiện vật

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 158)

Theo Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114 BLDS, tài sản chung của vợ chồng là động sản được chia bằng hiện vật khi đó là vật chia được, không tiêu hao. Vật đặc định và vật đồng bộ là động sản được chia bằng hiện vật khi đó là vật chia được. Theo Khoản 3 Điều 59 LHNGĐ, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị.

Về cơ bản, tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn trong khối tài sản chung chủ yếu là nhà, đất. Đối với động sản, tuy vợ chồng đều sở hữu nhưng việc tranh chấp và chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn, thường ít gay gắt do giá trị của tài sản thấp hoặc mức độ khấu hao nhiều. Điều này phản ánh qua kết quả xét xử các vụ án về ly hôn, tranh chấp tài sản chung trong thời gian vừa qua. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng là động sản bằng hiện vật cũng thể hiện nôi dung trên.

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử về chia tài sản chung của vợ chồng là động sản được chia bằng hiện vật, tác giả nhận thấy một số vấn đề tồn tại như sau:

Thứ nhất, chia tài sản chung của vợ chồng là động sản bằng hiện vật chủ yếu là phương tiện vận tải cơ giới, tài sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và ít có tranh chấp gay gắt.

Ví dụ: Bản án 02/2016/HNGĐ-ST ngày 12/04/2016 về ly hôn, tranh chấp chia tài sản chung khi ly hôn40.

Theo nhận định của Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, trong thời kỳ hôn nhân, bà Vũ Thị H và ông Lê Quang Đ có các tài sản chung là đất ở được UBND huyện Ayun Pa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 540697, ngày 08/12/2006 đứng tên hai vợ chồng; một căn nhà cấp 4; 02 dẫy chuồng heo và 01 xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Jupiter, màu đỏ, đen. Tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng là 626.862.500 đồng. Hội đồng xét xử quyết định giao cho bà Vũ Thị H được quyền sử dụng, sở hữu đất ở, nhà chính và nhà phụ; 02 dãy chuồng heo và 01 bể nước. Giao cho ông Lê Quang Đ sở hữu 01 xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Jupiter, màu đỏ, đen. Bà Vũ Thị H có trách nhiệm trả cho ông Lê Quang Đ giá trị phần chênh lệch về tài sản được chia là 298.431.250 đồng.

Ví dụ: Bản án 02/2018/HNGĐ-ST ngày 24/01/2018 về tranh chấp ly hôn41.

40

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-022016hngdst-ngay-12042016-ve-ly-hon-tranh-chap-chia-tai -san-chung-khi-ly-hon-1373, truy cập lúc 21h ngày 20.11.2021. Phụ lục 9.

41

https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-022018hngdst-ngay-24012018-ve-tranh-chap-ly-hon-31147, truy cập úc 19h ng y 15.10.2021. Phụ ục 10.

Anh S kết hôn với chị C từ năm 2008, hôn nhân không được tìm hiểu, do hai bên gia đình giới thiệu, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã T, huyện B, tỉnh Cao Bằng. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Đến năm 2009 anh S phát sinh mâu thuẫn do chị C có quan hệ bất chính với người đ n ông khác. Anh S thấy tình cảm vợ chồng không còn, không có khả năng khắc phục, mục đích hôn nhân không đạt được, anh yêu cầu Tòa án được giải quyết xin ly hôn với chị C.

Về chia tài sản chung: Anh S, chị C có những tài sản chung và thống nhất trị giá tài sản như sau:

1. Một chiếc xe máy trị giá 12.000.000 đồng.

2. 30 bao thóc, mỗi bao 30kg, giá 5.000/kg, tổng giá trị 30 x 30kg x 5.000 đồng, thành tiền là 4.500.000 đồng.

3. Một tấn ngô chưa bóc vỏ trị giá 3.000.000 đồng.

Anh S yêu cầu chia đôi số tài sản chung của hai vợ chồng.

Chị C xác nhận và thống nhất về trị giá tài sản chung như anh S đ trình bày. Chị C đồng ý chia đôi số tài sản chung. Ngoài ra, chị C yêu cầu anh S trả cho chị C 150.000.000 đồng tiền đền bù công sức và tuổi xuân trong thời gian chị C sinh sống với anh S.

Hội đồng xét xử quyết định: Về quan hệ vợ chồng, anh Triệu Chòi S được ly hôn với chị Lý Mùi C.

Về tài sản: Công nhận sự thỏa thuận giữa anh Triệu Chòi S và chị Lý Mùi C về chia tài sản chung: Anh S được chia một chiếc xe máy, 450 kg thóc, 500 kg ngô. Anh S có trách nhiệm thanh toán cho chị C 6.000.000 đồng tiền chênh lệch chiếc xe máy.

Chị C được chia 450kg thóc, 500kg ngô và 6.000.000 đồng tiền chênh lệch chiếc xe máy.

Đối với yêu cầu của chị Lý Mùi C về việc yêu cầu anh S trả cho chị C 150.000.000 đồng tiền đền bù công sức và tuổi xuân, Tòa án đ ra thông báo tạm ứng án phí bổ sung đối với yêu cầu của chị C, chị C không thực hiện việc nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu của Tòa án. Tại phiên tòa chị C giữ nguyên yêu cầu bồi thường. Hôi đồng xét xử xét thấy yêu cầu trên là không có căn cứ. Hôn nhân giữa chị C và anh S hình thành trên cơ sở tự nguyện, trong thời gian chung sống vợ chống có nghĩa vụ cùng lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Pháp luật không quy định nghĩa vụ thanh toán tiền đền bù công sức và tuổi xuân khi vợ chồng ly hôn, mặt khác, chị C không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch nên không đặt vấn đề xem xét quyết định đối với yêu cầu trên

của chị C. Trong vụ án này, tài sản tranh chấp nhưng vợ chồng thỏa thuận được chủ yếu là những tài sản thông thường phục vụ chủ yếu cho cuộc sống của cá nhân và nhu cầu thực phẩm cho các bên sau khi ly hôn. Việc Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của chi C về bồi thường công sức và tuổi xuân là đúng quy định của LHNGĐ, BLDS và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thứ hai, vợ chồng lợi dụng việc thỏa thuận chia tài sản bằng hiện vật để trục lợi về tài sản chung. Đây là trường hợp tuy ít xảy ra nhưng có liên quan đến việc áp dụng Điều 212 BLTTDS và việc thỏa thuận chia tài sản chung khi yêu cầu giải quyết ly hôn.

Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại”42

Ngày 04/9/2015, bà Đỗ Ngọc H yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với ông Đặng Vũ D. Ngày 28/6/2016, bà H và ông D làm hợp đồng tặng cho nhau phần tài sản chung tại Văn phòng công chứng. Theo đó, ông D sở hữu căn hộ E6-01 khu T.P.C và ô tô 56N-47xx, bà H sở hữu căn hộ B2.3 khu P.V H19.2 và ô tô 56N-45xx. Ông D tiến hành làm thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận sở hữu ngày 30/6/2016, cùng ngày, ông D làm hợp đồng bán căn hộ trên cho Công ty TNHH MTV K.G.X, đ nhận 2,2 tỷ tiền cọc. Ngày 04/7/2016, ông D có đơn thay đổi ý kiến về biên bản hòa giải ngày 27/6/2016, không đồng ý giao cho con bà H và đề nghị chia căn hộ B2.3 khu P.V; đồng thời yêu cầu bà H liên đới trả nợ chung.

Ngày 05/7/2016, bà H có đơn yêu cầu chia tài sản chung và yêu cầu hủy bỏ văn bản thỏa thuận và hợp đồng công chứng đ ký ngày 28/6/2016; đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch đối với hai căn hộ. Ngày 19/7/2016, Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hai căn hộ trên. Ngày 22/7/2016, ông D có đơn đề nghị hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng không được chấp nhận. Ông D cho rằng bà H yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng nên ông phải trả cọc và chịu phạt cọc. Ngày 30/8/2016, ông D khởi kiện yêu cầu bà H bồi thường thiệt hại 2,2 tỷ đồng.

Bản án dân sự sơ thẩm số 120/2017/DS-ST ngày 18/5/2017 của TAND quận quyết định: Bà Đỗ Ngọc H phải bồi thường cho ông Đặng Vũ D 2,2 tỷ đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực. Ngày 24/5/2017, bà H kháng cáo bản án sơ thẩm. Bản án dân sự phúc thẩm số 935/2017/DS-PT ngày 29/9/2017 của TAND thành phố H tuyên xử: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

42

https://vkssonla.gov.vn/index.php?module=tinhoatdong&act=view&id=662&cat=67, truy cập úc 22h ngày 19.10.2021.

Trong vụ án này, căn hộ E6-01 là tài sản chung của vợ chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Sau khi hòa giải thành ngày 27/6/2016, ngày 28/6/2016, ông D bà H tự thỏa thuận phân chia bằng hình thức tặng cho tài sản. Theo phân chia, ông D sở hữu căn hộ E6-01 nên tiến hành làm thủ tục và được cấp quyền sở hữu ngày 30/6/2016. Ngay sau đó, ông D bán căn hộ và còn trong hạn 7 ngày để thay đổi ý kiến theo Điều 212 BLTTDS về ly hôn và chia tài sản thì ông D có đơn không đồng ý với thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành ngày 27/6/2016 (không đồng ý giao con cho bà H nuôi dưỡng và đ i chia căn hộ B2.3 bà H đang quản lý). Việc ông D thay đổi ý kiến sau khi ký hợp đồng bán căn hộ E6-01 là có sự tính toán nên buộc bà H phải yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch đối với cả hai căn hộ để đảm bảo yêu cầu chia tài sản chung là lý do chính đáng do ông D có sự thay đổi liên quan đến tài sản. Khi ông D thay đổi ý kiến thì căn hộ E6-01 là tài sản chung nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng đây là tài sản riêng của ông D và do bà H yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng nên buộc bà H phải bồi thường tiền cọc, việc giải quyết trên là không phù hợp.

Trong vụ án trên, ông D một mặt thỏa thuận tài sản với bà H, một mặt tẩu tán tài sản để đề nghị Tòa án chia tài sản chung (vốn đ thỏa thuận chia cho bà H) của vợ chồng do thời hạn thay đổi ý kiến theo quy định tại Điều 212 BLTTDS vẫn còn. Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đ kháng nghị giám đốc thẩm số 173/2018/QĐKNGĐT-DS ngày 23/10/2018 theo hướng hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho TAND quận, thành phố H xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật. Ngày 01/3/2019, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, chia tài sản chung của vợ chồng là động sản bằng hiện vật khi tài sản đó được mua theo hình thức trả chậm, trả dần.

Theo Điều 453 BLDS, các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo ưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Một trong những nguồn hình thành tài sản chung của vợ chồng là tài sản mua trả chậm, trả dần. Đây là hình thức tạo lập tài sản chung của vợ chồng xuất phát từ

điều kiện kinh tế và khả năng chi trả của vợ chồng. Tuy nhiên, trong một số vụ án về ly hôn liên quan đến tài sản chung là tài sản do mua trả chậm hoặc trả dần xảy ra tranh chấp về thời điểm mua hoặc nghĩa vụ góp của các bên.

Ví dụ: Bản án 12/2017/HNGĐ-ST ngày 28/12/2017 của Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh xét xử sơ thẩm công khai vụ ánvề tranh chấp ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung43.

Năm 2009, chị L và anh Hoàng A có kết hôn với nhau và có 01 con chung tên Phan Thị Trà M. Ngày 02/12/2013, anh chị được Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần giải quyết cho ly hôn. Đến ngày 11/08/2016 anh Phan Hoàng A và chị Trương Thị L xác lập quan hệ hôn nhân lần thứ hai và có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân. Do vợ chồng mâu thuẫn, chị Trương Thị L yêu cầu Tòa án huyện Tiếu Cần tỉnh Trà Vinh cho anh, chị ly hôn.

Về tài sản, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Tiểu Cần lập luận: Đối với chiếc xe mô tô loại Exciter do anh Hoàng A bỏ tiền mua vào tháng 4/2016, đến tháng 8/2016, chị L mới kết hôn lại với anh Hoàng A, các chứng từ trả góp từ tháng 8/2016 đến tháng 01/2017 chỉ có tên anh Hoàng A, không có tên hay chữ ký của chị L, anh Hoàng A không thừa nhận chiếc xe là tài sản chung. Chị L cũng không có chứng cứ chứng minh từ tháng 8/2016 đến tháng 02/2017 chị có bỏ tiền của chị và trực tiếp trả góp lần nào, nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của chị. Sau khi hòa giải, anh Hoàng A và chị L thống nhất số tiền trả góp chiếc xe trong 6 tháng (từ 16/9/2016 đến 16/2/2017) là 13.890.000 đồng, anh Hoàng A và chị L thống nhất hoàn cho chị L ¼ số tiền nêu trên là 3.472.500 đồng nên Tòa án ghi nhận sự thỏa thuận.

Trong vụ án này, có chứng cứ chứng minh việc mua trả góp chiếc xe mô tô loại Exciter do anh Hoàng A thực hiện trước khi kết hôn. Về nguyên ntắc, đây là tài sản riêng của anh Hoàng A. Vấn đề còn lại là trong thời kỳ hôn nhân, số tiền trả góp là tiền của anh Hoàng A hay là tài sản chung của vợ chồng. Nếu tiền trả góp là tiền thuộc sở hữu chung thì khi chia phải căn cứ vào mức độ đóng góp từ tiền là tài sản chung của vợ chồng để quyết định cho phù hợp.

Thứ tư, việc chia tài sản chung của vợ chồng bằng hiện vật khi một bên là người nước ngoài.

Theo điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định

43

https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/chia-tai-san-mua-tra-gop-khi-ly-hon-1571, truy cập lúc 20h ngày 22.9.2021. Phụ lục 11.

cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất không có cá nhân là người nước ngoài.

Theo Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4.4.2014 quy định việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ, thì xe phải đăng ký gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của Công an sử dụng vào mục đích an ninh (sau đây gọi chung là đăng ký xe). Theo quy định này, khi đăng ký xe, nếu chủ xe là người nước ngoài làm việc trong các cơ

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng là động sản theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)