Các cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất

Một phần của tài liệu đề cương ATVSCN chỉnh sửa (Trang 34 - 36)

- Thường xuyên thay băng: Thay băng bất cứ khi nào băng bị ướt hoặc bẩn Rửa vết bỏng (dùng tay sạch hoặc găng tay) bằng nước và xà phòng nhẹ dịu, bôi thêm

e. Các cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất

Ngay sau khi bị bỏng hóa chất, nạn nhân cần được tiến hành sơ cứu bỏng ngay lập tức thông qua việc loại bỏ các hóa chất gây bỏng và đưa vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát trong vòng từ 10-20 phút. Trong trường hợp bạn bị bỏng mắt do tiếp xúc với hóa chất, hãy rửa mắt với nước liên tục ít nhất 20 phút trước khi đưa đến cơ sở y tế.

Đồng thời, bạn cũng nên cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất. Sau đó đắp lên vùng bị thương một lớp vải sạch hoặc băng khô đã được khử trùng. Nếu tình trạng bỏng ở mức độ nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau như aspirin, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu trước khi tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi xảy ra những dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức:

• Đường kính của vết bỏng lớn hơn 7cm

• Bị bỏng ở các khu vực như tay, chân, háng, mông hoặc mặt

• BỊ bỏng ở vùng khớp chính, ví dụ như đầu gối

• Có các triệu chứng của sốc như thở nông, huyết áp thấp, chóng mặt.

Dựa trên cấp độ của bỏng và mức độ nghiêm trọng của vùng bị bỏng mà bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị bỏng sau:

• Kháng sinh

• Cắt bỏ phần da bị nhiễm trùng (làm sạch, loại bỏ mô chết và bụi bẩn)

• Sử dụng thuốc chống ngứa

• Vá ghép một lớp da khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể lên vết bị bỏng

• Truyền dịch

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Trình bày điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm có hại trong lao động?

2. Trình bày các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp? 3. Thực hiện cấp cứu người khi bị nhiễm độc, bỏng?

Chương 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG. Giới thiệu

Chương này trình bày các kiến thức cơ bản về các nguyên nhân gây chấn thương, các biện pháp và kỹ thuật an toàn cơ bản, sơ cấp cứu khi bị chấn thương, kỹ thuật băng bó vết thương. Các kiến thức được trình bày thành các mục chính được sắp xếp như sau:

1. Các nguyên nhân gây chấn thương.

2. Các biện pháp và kỹ thuật an toàn cơ bản. 3. Sơ cấp cứu khi bị chấn thương.

4. Kỹ thuật băng bó vết thương.

Một phần của tài liệu đề cương ATVSCN chỉnh sửa (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w