Hướng dẫn chăm sóc người bệnh nhiễm HIV/AIDS 1 Tuân thủ phác đồ điều trị

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng chuyên khoa hệ nội da liễu (2) (Trang 29 - 32)

1. Tuân thủ phác đồ điều trị

- Cần chú ý đủ liều, đúng thời gian

- Theo dõi và báo cáo tác dụng phụ và phản ứng của thuốc cho bác sĩ điều trị.

2. Chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng là hết sức cần thiết. Cần phải làm sạch răng và súc miệng bằng dung dịch thuốc tím pha bằng nước đun sôi hoặc Natricarbonat với chanh vắt.

Nếu người bệnh quá yếu không làm được thì có thể làm sạch bằng một bàn chải nhỏ, tăm bông hoặc dùng tay quấn vải mềm và lau.

3. Đảm bảo dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh ăn uống.

Dinh dưỡng cần được duy trì như bình thường. Đối với người bệnh nhiễm HIV/AIDS cần ăn chín uống chín, hạn chế các thức ăn tươi sống và bia rượu gây hại sức khỏe.

Đối với người bệnh AIDS, ngoài những cách thức chăm sóc như bất kỳ người bệnh nào khác, còn cần được chăm sóc đặc biệt về vệ sinh, các đồ dùng và vật dụng cho người bệnh.

4. Xử trí các triệu chứng do các bệnh nhiễm trùng cơ hội gây ra:

4.1. Xử trí tiêu chảy: bù nước và điện giải cho người bệnh bằng dung dịch ORS. Ăn cácthức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nếu có tình trạng mất nước (khát, khô miệng, nước tiểu xẫm thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nếu có tình trạng mất nước (khát, khô miệng, nước tiểu xẫm màu…) cần đưa tới cơ sở y tế. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

4.2. Xử trí sốt: theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế, cởi bớt và nới lỏng quần áo, để ngườibệnh nghỉ ở nơi thoáng mát. Uống nhiều nước (nước lọc, nước trái vây, ORS…) để tránh bệnh nghỉ ở nơi thoáng mát. Uống nhiều nước (nước lọc, nước trái vây, ORS…) để tránh mất nước. Lau và đắp khăn ấm cho người bệnh giúp mát da, hạ nhiệt. Uống thuốc hạ sốt.

4.3. Xử trí nôn: ăn từng ít một, uống nhiều nước, tốt nhất là dung dịch ORS để tránhmất nước. Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu, tránh những thức ăn nặng mùi, thức ăn mất nước. Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu, tránh những thức ăn nặng mùi, thức ăn cay hoặc chua như chanh, dấm. Súc miệng với nước muối ấm để khỏi có vị khó chịu trong miệng. Khi hết nôn, nên ăn thức ăn lỏng. Sau 1-2 tiếng thì có thể ăn các thức ăn đặc.

4.4. Xử trí ho: tăng khả năng thải đờm bằng cách uống nhiều nước, vỗ rung, vận độngnhẹ nhàng, hít thở sâu, xông hoặc hít hơi nước, dùng thuốc. Ngoài ra để giảm ho nên nhẹ nhàng, hít thở sâu, xông hoặc hít hơi nước, dùng thuốc. Ngoài ra để giảm ho nên tránh hút thuốc, không há miệng khi hít vào, tránh không khí khô và quá nóng… Có thể sử dụng các loại thuốc dân gian cổ truyền để giảm ho. Xông hơi nóng hàng ngày với các loại lá sả, hương nhu, bạc hà… cũng có tác dụng giảm ho tốt.

4.5. Xử trí khó thở: nới rộng và cởi bớt áoquần, bỏ bớt chăn đè nặng lên ngực. Mở cửathoáng khí nhưng tránh gió lùa. Cho nằm đầu cao, nửa nằm nửa ngồi. Chườm ấm vùng thoáng khí nhưng tránh gió lùa. Cho nằm đầu cao, nửa nằm nửa ngồi. Chườm ấm vùng ngực nơi đau nhiều nhất. Theo dõi để chuyển nơi có điều kiện hỗ trợ kịp thời nếu khó thở tăng dần.

4.6. Xử trí các thương tổn ngoài da: rửa da sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Lau khô dasau tắm. Giữ cho các móng tay sạch và cắt ngắn để tránh gãi xước da. Phòng khô và nứt sau tắm. Giữ cho các móng tay sạch và cắt ngắn để tránh gãi xước da. Phòng khô và nứt nẻ da bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi tắm. Ăn nhiều hoa quả, rau đểu giữ cho da khỏe mạnh. Nếu có vết loét, nứt, hoặc nung mủ cần rửa sạch bằng nước hoặc bằng nước muối. Bôi dung dịch tím gentian hoặc betadine lên trên vùng bị thương tổn. Nếu vết tổn thương tiếp tục tiến triển cần cân nhắc xin ý kiến bác sĩ.

4.7. Chăm sóc vùng sinh dục: giữ cho vùng sinh dục luôn khô ráo và sạch sẽ. Từ vấnbác sĩ về sử dụng thuốc bôi, viên đặt nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: khí hư bác sĩ về sử dụng thuốc bôi, viên đặt nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: khí hư bất thường, chảy mủ, nổi hạch bẹn, đái buốt…

BÀI 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng

1. Trình bày được đặc điểm về nguyên nhân và bệnh học của bệnh thủy đậu. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng của bệnh thủy đậu.

3. Trình bày được phương pháp điều trị, chăm sóc và biện pháp dự phòng bệnh.

B. NỘI DUNG BÀI HỌCI. Đại cương I. Đại cương

Thủy đậu (Varicella hay Chickenpox) là một bệnh do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra, là virus thuộc nhóm Herpesvirus. Thủy đậu là một bệnh phát ban, lây, cấp tính. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, khi mắc bệnh các triệu chứng toàn thân thường nhẹ, hiếm thấy các biến chứng nặng. Ở người lớn và đặc biệt là người có miễn dịch kém khi mắc bệnh thì các triệu chứng nặng có thể xảy ra.

II. Dịch tễ

Thủy đậu được phân bố rộng rãi. Tuổi mắc bệnh có khác nhau giữa các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Ở vùng ôn đới thủy đậu là một bệnh địa phương, thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ở các nước nhiệt đới, tỉ lệ trung bình mắc thủy đậu cao hơn so với các nước vùng ôn đới.

Thủy đậu là một bệnh lây, tỷ lệ là 87% đối với những người sống trong cùng một nhà với bệnh nhân thủy đậu.

Sự lây truyền: Do tiếp xúc trực tiếp, do hít phải các giọt nhỏ trong không khí từ mũi và miệng của người bệnh, lây do gián tiếp không thường gặp. Bênh có tính lây truyền từ vài ngày trước khi nổi ban cho đến hết đợt mọc mụn nước cuối cùng. Vẩy tiết thì không lây. VZV còn có thể khí dung hoá từ da của bệnh nhân bị Herpes zoster và có thể gây nên thuỷ đậu. Bệnh thủy đậu rất hay lây như lây ở trường học, nhà trẻ và đa số người lớn ở thành thị đều đã mắc phải, miễn dịch bền vững. Bệnh nhân đã bị thủy đậu một lần vẫn có khả năng bị lại lần nữa, nhưng rất hiếm, tỷ lệ này khoảng 1/1000. Đại đa số các trường hợp đều có tính miễn dịch suốt đời, chỉ mắc bệnh một lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng chuyên khoa hệ nội da liễu (2) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w